Pháo chống tăng tự hành đặc biệt của Nga xuất hiện trên chiến trường

Nga đã tạo ra một hệ thống pháo chống tăng tự hành đặc biệt bằng cách đưa khẩu T-12 lên khung gầm thiết giáp MT-LB.

Báo chí quốc tế đang chú ý đến sự xuất hiện của một xe bọc thép MT-LB được trang bị pháo T-12 và trở thành hệ thống pháo chống tăng tự hành độc đáo. Phương tiện này đang có mặt tại chiến trường.

Báo chí quốc tế đang chú ý đến sự xuất hiện của một xe bọc thép MT-LB được trang bị pháo T-12 và trở thành hệ thống pháo chống tăng tự hành độc đáo. Phương tiện này đang có mặt tại chiến trường.

Nguyên mẫu đầu tiên như vậy được tạo bởi phía Ukraine. Người Nga đã sao chép cách thức tạo ra hệ thống pháo chống tăng tự hành này và tự trang bị cho lực lượng vũ trang của mình để tăng cường hỏa lực và độ cơ động.

Nguyên mẫu đầu tiên như vậy được tạo bởi phía Ukraine. Người Nga đã sao chép cách thức tạo ra hệ thống pháo chống tăng tự hành này và tự trang bị cho lực lượng vũ trang của mình để tăng cường hỏa lực và độ cơ động.

Hệ thống vũ khí này được trang bị pháo kéo 100 mm T-12, có hỏa lực đáng kể và cho phép phá hủy bất kỳ thiết bị nào, ngoại trừ xe tăng chiến đấu chủ lực của đối phương từ khoảng cách quá xa.

Hệ thống vũ khí này được trang bị pháo kéo 100 mm T-12, có hỏa lực đáng kể và cho phép phá hủy bất kỳ thiết bị nào, ngoại trừ xe tăng chiến đấu chủ lực của đối phương từ khoảng cách quá xa.

"Người Ukraine, và bây giờ là Nga thường sử dụng những khẩu pháo tự hành tự chế. Hiện tại, chúng tôi biết ít nhất 2 mẫu như vậy thuộc sở hữu của phía Nga (một trong số này đã bị hư hỏng) và 3 mẫu trong Lực lượng vũ trang Ukraine", tờ Military Watch cho biết.

"Người Ukraine, và bây giờ là Nga thường sử dụng những khẩu pháo tự hành tự chế. Hiện tại, chúng tôi biết ít nhất 2 mẫu như vậy thuộc sở hữu của phía Nga (một trong số này đã bị hư hỏng) và 3 mẫu trong Lực lượng vũ trang Ukraine", tờ Military Watch cho biết.

T-12 là loại pháo chống tăng cỡ nòng 100 mm, được Quân đội Liên Xô thông qua vào năm 1961 với tư cách là phiên bản kế nhiệm của loại pháo BS-3 cùng cỡ nòng. Nó là khẩu pháo nòng trơn đầu tiên trong danh mục.

T-12 là loại pháo chống tăng cỡ nòng 100 mm, được Quân đội Liên Xô thông qua vào năm 1961 với tư cách là phiên bản kế nhiệm của loại pháo BS-3 cùng cỡ nòng. Nó là khẩu pháo nòng trơn đầu tiên trong danh mục.

Đạn xuyên giáp 3BM23 bắn ra từ T-12 có thể xuyên thủng lớp giáp thép 225 mm từ khoảng cách 1.000 m. Như vậy, đủ để tiêu diệt xe tăng Leopard 1 của Đức, M60 của Mỹ hay bất kỳ một loại chiến xa phương Tây nào chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Đạn xuyên giáp 3BM23 bắn ra từ T-12 có thể xuyên thủng lớp giáp thép 225 mm từ khoảng cách 1.000 m. Như vậy, đủ để tiêu diệt xe tăng Leopard 1 của Đức, M60 của Mỹ hay bất kỳ một loại chiến xa phương Tây nào chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1971, một phiên bản cải tiến đã được phát triển có tên gọi là T-12A / MT-12 Rapira, khẩu pháo này nâng cấp tấm giáp mới bao phủ kíp chiến đấu và có thể được kéo bởi xe thiết giáp MT-LB.

Năm 1971, một phiên bản cải tiến đã được phát triển có tên gọi là T-12A / MT-12 Rapira, khẩu pháo này nâng cấp tấm giáp mới bao phủ kíp chiến đấu và có thể được kéo bởi xe thiết giáp MT-LB.

Ngoài ra với bản nâng cấp tích hợp thiết bị chỉ thị mục tiêu laser, pháo MT-12 Rapira còn phóng được cả tên lửa chống tăng có điều khiển loại AT-10 Bastion tầm bắn 4 km qua nòng.

Ngoài ra với bản nâng cấp tích hợp thiết bị chỉ thị mục tiêu laser, pháo MT-12 Rapira còn phóng được cả tên lửa chống tăng có điều khiển loại AT-10 Bastion tầm bắn 4 km qua nòng.

Trong khi đó xe thiết giáp bánh xích MT-LB được Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1960. Xe được dùng ban đầu với mục đích là vận tải quân, hàng hóa, cứu thương và kéo pháo.

Trong khi đó xe thiết giáp bánh xích MT-LB được Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1960. Xe được dùng ban đầu với mục đích là vận tải quân, hàng hóa, cứu thương và kéo pháo.

Mặc dù vậy, xe MT-LB nguyên bản không quá nổi tiếng và thông dụng với mục đích chở quân cơ động ra chiến trường như dùng thiết giáp bánh lốp kiểu BTR. Tuy nhiên khung gầm của nó lại khá thông dụng trong việc triển khai nhiều loại khí tài khác nhau.

Mặc dù vậy, xe MT-LB nguyên bản không quá nổi tiếng và thông dụng với mục đích chở quân cơ động ra chiến trường như dùng thiết giáp bánh lốp kiểu BTR. Tuy nhiên khung gầm của nó lại khá thông dụng trong việc triển khai nhiều loại khí tài khác nhau.

MT-LB có trọng lượng 11,9 tấn, dài 6,45 m, rộng 2,86 m, cao 1,86 m, cửa đuôi của nó giúp bảo vệ tốt hơn nhiều trước các loại hỏa lực trên chiến trường so với dòng BTR bánh lốp. Đồng thời xe cũng có thể chở theo 11 binh sĩ mang đầy đủ trang bị hoặc kéo theo 6,5 tấn hàng hóa.

MT-LB có trọng lượng 11,9 tấn, dài 6,45 m, rộng 2,86 m, cao 1,86 m, cửa đuôi của nó giúp bảo vệ tốt hơn nhiều trước các loại hỏa lực trên chiến trường so với dòng BTR bánh lốp. Đồng thời xe cũng có thể chở theo 11 binh sĩ mang đầy đủ trang bị hoặc kéo theo 6,5 tấn hàng hóa.

Xe được trang bị một động cơ Diesel YaMZ 238 công suất 240 mã lực, cho phép đạt vận tốc tối đa 61 km/h trên địa hình bằng phẳng và có thể bơi bằng hệ thống xích với tốc độ 5 - 6 km/h.

Xe được trang bị một động cơ Diesel YaMZ 238 công suất 240 mã lực, cho phép đạt vận tốc tối đa 61 km/h trên địa hình bằng phẳng và có thể bơi bằng hệ thống xích với tốc độ 5 - 6 km/h.

Vũ trang thường gặp của MT-LB là một tháp súng máy PKT 7,62 mm nằm ở bên phải, cho phép nó yểm trợ hỏa lực cho bộ binh trên chiến trường. Ngoài ra khung gầm còn có thể gắn thêm nhiều loại vũ khí khác mà khẩu MT-12 Rapira là một ví dụ điển hình.

Vũ trang thường gặp của MT-LB là một tháp súng máy PKT 7,62 mm nằm ở bên phải, cho phép nó yểm trợ hỏa lực cho bộ binh trên chiến trường. Ngoài ra khung gầm còn có thể gắn thêm nhiều loại vũ khí khác mà khẩu MT-12 Rapira là một ví dụ điển hình.

Ngoài khẩu pháo chống tăng tự chế nói trên, MT-LB còn được sử dụng như một hệ thống pháo phản lực tầm ngắn khi tích hợp bệ phóng của rocket hàng không S-8 trên khung gầm.

Ngoài khẩu pháo chống tăng tự chế nói trên, MT-LB còn được sử dụng như một hệ thống pháo phản lực tầm ngắn khi tích hợp bệ phóng của rocket hàng không S-8 trên khung gầm.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phao-chong-tang-tu-hanh-dac-biet-cua-nga-xuat-hien-tren-chien-truong-post545664.antd