Phân tích truyện ngắn Cố hương - Lỗ Tấn - Văn mẫu lớp 9

Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích truyện ngắn Cố hương - Lỗ Tấn bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn ngữ văn 9

Mục lục

1. Tìm hiểu chung về truyện ngắn Cố hương - Lỗ Tấn
Tác giả Lỗ Tấn (1850-1893)
Hoàn cảnh sáng tác
Ý nghĩa nhan đề Cố hương
Tóm tắt tác phẩm
Bố cục: 3 phần
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
2. Dàn ý chung phân tích truyện ngắn Cố hương - Lỗ Tấn
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
3. Các đoạn văn ngắn phân tích truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn
Phân tích truyện ngắn Cố hương của văn hào Lỗ Tấn
Lỗ Tấn nói: Mỗi khi chọn đề tài … tìm cách chạy chữa. Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến của em?
Cảm nhận của em về hình bóng quê nhà và con người trong truyện cố hương của Lỗ Tấn
Phân tích hình ảnh con đường trong Cố Hương
4. Danh sách đề thi phân tích truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn
Đề 1: Phân tích nhân vật tôi qua đoạn trích trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
Đề 2: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ qua đoạn trích trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn
A. Mở bài:
B. Thân bài
C. Kết bài
Đề 3: Viết bài văn nghị luận về con đường của hi vọng và tương lai trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn
A. Mở bài:
B. Thân bài
C. Kết bài
Đề 4: Niềm hy vọng về một cuộc sống mới qua ngòi bút tác giả Lỗ Tấn trong truyện ngắn Cố hương.
A. Mở bài:
B. Thân bài
C. Kết bài

1. Tìm hiểu chung về truyện ngắn Cố hương - Lỗ Tấn

Tác giả Lỗ Tấn (1850-1893)

- Lỗ Tấn (1881- 1936) lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân, ông sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút

- Quê quán: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

- Sự nghiệp văn chương:

+ Ông chuyển hướng từ nghề y sang nghề văn vì ông tin rằng văn chương có thể trở thành vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thàn dân chúng

+ Lỗ Tấn là nhà văn chiến đấu. Ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Tác phẩm của Lỗ Tấn rất đa dạng: 17 tạp văn, hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926)

+ Truyện của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa cho nhân dân lao động dưới ách áp bức của chế độ phong kiến

+ Năm 1981, thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lỗ Tấn với tư cách là danh nhân văn hóa Thế giới

- Phong cách tác giả: Coi văn chương như một vũ khí chiến đấu, đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng “ngu muội”

Hoàn cảnh sáng tác

Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923)

Ý nghĩa nhan đề Cố hương

Nhan đề “Cố hương” mang nghĩa là quê cũ. Tuy nhiên thay vì để nhan đề quê cũ, nhan đề cố hương gợi lên cảm giác cổ xưa hơn, giúp nhấn mạnh vào cái cũ, những cái xa xưa của xã hội nông thôn tại Trung Quốc trước kia. Hơn nữa, nhan đề Cố hương còn mang đậm màu sắc trữ tình, thể hiện tình cảm sâu nặng của “tôi” với quê hương ruột thịt của mình.

Tóm tắt tác phẩm

“Cố hương” là câu chuyện hành hương của nhân vật tôi sau hơn 20 năm làm ăn sinh sống ở xa. Mục đích của chuyến hồi hương lần cuối là để chuyển nhà đến một nơi ở khác.

Trong chuyến về quê cuối cùng này, nhân vật tôi nhận thấy rõ sự tiêu điều, hoang vắng, khác hoàn toàn hình ảnh làng quê trong ký ức. Nhân vật tôi đau xót khi phải đối diện với sự thay đổi theo chiều hướng xấu của khung cảnh quê hương. Cùng với đó là sự thay đổi trong mối quan hệ, tính cách của những người đồng hương cũ. Đặc biệt là người bạn thân Nhuận Thổ của nhân vật tôi. Nhuận Thổ vốn là người bạn niên thiếu của “tôi”, nay đã trở thành hình tượng một người đàn ông tàn tạ, thụ động. Đó là hệ quả của việc phải chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời.

Cuối cùng, nhân vật tôi buồn bã rời quê hương trong tâm trạng buồn bã. Từ hình ảnh tiều tụy của quang cảnh và con người quê hương, tác giả đã thể hiện sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Đồng thời gửi gắm hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn cho nơi đây.

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 ( Từ đầu đến “ Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê

- Phần 2 (Tiếp đó đến “ Sạch trơn nh quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.

- Phần 3 (Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê.

Giá trị nội dung

Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Giá trị nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý

2. Dàn ý chung phân tích truyện ngắn Cố hương - Lỗ Tấn

A. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lỗ Tấn:

Lỗ Tấn là nhà văn chiến đấu trong công cuộc cách mạng của Trung Quốc. ông được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng về bảo vệ cuộc sống và tình cảm của con người. Ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Là nhà văn của nhân dân lao động Trung Quốc dưới ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến.một trong những tác phẩm đặc sắc của ông là truyện ngắn Cố Hương.

- Vài nét cơ bản về tác phẩm Cố hương: Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của nhà văn thông qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi”

B. Thân bài

Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”

a. Trên đường về quê

+ Hoàn cảnh: Trời giá lạnh, đang độ giữa đông, nhân vật “tôi” về quê sau hơn 20 năm xa cách

+ Mục đích: Ý định là để từ giã lần cuối cùng, đem gia đình đến đất khách tôi đang làm ăn sinh sống.

+ Không gian làng quê: Trời u ám, thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới trời vàng úa… Lòng tôi se lại vì “trong ký ức làng cũ đẹp hơn kia”, thất vọng, hụt hẫng vì làng xóm tiêu điều, hoang vắng quá khác xưa.

Bức tranh làng quê ảm đạm, héo hon, làm rõ tình cảnh sa sút của xã hôi Trung Quốc đầu thế kỉ XX

b. Những ngày “tôi” ở quê

Nhân vật “tôi” cảm nhận mọi thứ trên quê hương mình:

- Khung cảnh:

+ Sáng tinh mơ, trên mái ngói, mấy cọng rơm khô phất phơ

+ Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh.

không gian hoang vắng, hiu quạnh, gợi cảm giác buồn

- Con người

+ Mẹ: “mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn”: nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên mà chưa hẹn ngày gặp lại.

Tâm trạng lưu luyến, buồn của một người sắp xa quê.

+ Cháu Hoằng: nhìn “tôi” chòng chọc vì nó chưa gặp “tôi” lần nào, thấy tôi khác xa những người ở quê mà hằng ngày nó được gần gũi tiếp xúc.

nhấn mạnh sự đổi thay của quê hương, của bên trong con người, khiến Hoằng lạ lẫm với tôi so với nhữn người, nếp sống, suy nghĩ quen thuộc ở quê.

+ Chị Hai Dương: 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến, sau 20 năm trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình

+ Nhuận Thổ: Lúc nhỏ còn là cậu bé nông dân khỏe mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều, hiện tại là người nông dân già nua, nghèo khổ đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.

Nguyên nhân: sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối, xã hội phong kiến đang suy tàn.

+ Nhân vật Thủy Sinh: Giống hệt bố ở tính nhút nhát, chỉ núp sau lưng bố, so với Nhuận Thổ 20 năm về trước “gầy còm, vàng vọt cổ không đeo vòng bạc”

Nghèo khổ, lam lũ hơn, không đẹp đẽ như tuổi thơ Nhuận Thổ xưa. Tác giả cũng ngầm lo lắng về tương lai thế sau như Thủy Sinh liệu có như Nhuận Thổ bây giờ.

Nhà văn đang nhìn thẳng vào hiện thực xã hội tha hóa con người và dùng văn chương, phơi bày hiện thực để thức tỉnh con người “chữa bệnh tinh thần cho dân tộc”

c. Trên đường rời xa quê

- Hoàn cảnh: Chiều hoàng hôn dụng ý nghệ thuật bố cục đầu cuối tương ứng, mặt khác thời gian hoàng hôn còn gợi buồn, suy tư

- Tâm trạng: lòng không chút lưu luyến, cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.

- Mơ về một cuộc sống khác: tươi đẹp, hạnh phúc hơn lúc này.

+ Mong ước: Chúng nó (bọn trẻ) không giống chúng tôi không bao giờ phải áp bức nhau ...

+ “Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới” sống giữa làng quê tươi đẹp, con người tử tế thân thiện.

d. Hình ảnh con đường

- Con đường sông, đường thủy (nghĩa đen): đi mãi cũng thành đường thôi. Đó là con đường mà tôi và cả gia đình đang đi.

- Con đường cho cả dân tộc Trung Hoa xây dựng, đổi mới, đó là niềm hy vọng của các nhà văn về một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc (nghĩa bóng).

Vấn đề đặt ra: Xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai. Hi vọng vào thế hệ trẻ làm thay đổi quê hương, đem đến tự do hạnh phúc cho con người

C. Kết bài

- Khái quát lại những giá trị nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công của tác phẩm

- Liên hệ tới con đường đất nước, con đường bản thân

3. Các đoạn văn ngắn phân tích truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Phân tích truyện ngắn Cố hương của văn hào Lỗ Tấn

Tình yêu quê hương dường như là thứ tình cảm luôn thường trực trong mỗi con người. Lúc còn bé, tình yêu quê gắn với yêu gia đình, yêu những cảnh vật bình dị của quê hương. Khi lớn lên, yêu quê là nỗi nhớ mong cồn cào, da diết mỗi lần phải xa quê, là háo hức, mong chờ khi được trở về nơi chốn ta đã sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê luôn được các nhà văn truyền tải hết sức chân thành, mộc mạc trong các tác phẩm của mình. Đến với “Cố hương” của Lỗ Tấn, ta sẽ cùng với nhà văn làm cuộc hành trình đi về miền quê cũ, tuy rằng miền quê ấy giờ đây đã đổi khác và chẳng còn vẹn nguyên, tươi đẹp như xưa.

Sau hơn hai mươi năm xa cách, nhân vật tôi vượt qua hai ngàn dặm trong mùa đông lạnh giá để trở về thăm quê cũ. Đối với một người con xa quê, trở về chốn xưa chắc hẳn trong lòng ít nhiều sẽ có những mong đợi, háo hức, nhớ thương. Thế nhưng, cảnh vật quê hương thu vào tầm mắt nhân vật “tôi” là “thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới trời vàng úa”. Cảnh vật nhuốm màu thê lương, hoang vắng, hiu quạnh không khỏi khiến cho con người có cảm giác buồn. Đó cũng chính bức tranh làng quê ảm đạm, sa sút, héo hon của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ 20. Cảnh vật làng quê vốn vẫn thê lương như xưa, hay phải chăng do tâm trạng con người nên nó mới trở nên như thế? Lần về quê này của nhân vật “tôi” cũng là lần trở về cuối cùng, trở về để “vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống”. Cái buồn của cảnh vật cùng cái buồn trong tâm làm lòng người vốn đã tê tái nay lại càng thêm muôn phần xót xa.

Không chỉ cảnh quê thay đổi, mà con người quê giờ đây cũng đã đổi khác. Tác giả khéo léo kết hợp đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Hai nhân vật được tác giả tập trung miêu tả là Nhuận Thổ và chị Hai Dương. Nhuận Thổ trong quá khứ có khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc, bàn tay hồng hào lanh lẹ mập mạp, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo. Hình ảnh Nhuận Thổ gợi về biết bao kỉ niệm tươi đẹp trong quá khứ, đó là những câu chuyện về bẫy chim, canh dưa, nhặt vỏ sò. Và lúc nhỏ, giữa hai người cũng không bị ngăn cách bởi địa vị xã hội, tình cảm hoàn toàn chân thành, trong sáng. Thời gian đã làm cho Nhuận Thổ của hiện tại trở thành người nông dân già nua, đần độn, mụ mẫm, nghèo khổ, cam chịu số phận: cao gấp đôi trước, da vàng sạm, có nếp nhăn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách bươm, cảm thấy khổ không nói được hết... Đặc biệt là sự thay đổi trong thái độ đối với nhân vật tôi: tỏ ra rụt rè, nói năng thiểu não, xưng hô cung kính. Còn chị Hai Dương hay nàng Tây Thi đậu phụ trong quá khứ xinh xắn, có duyên bán hàng bao nhiêu thì bây giờ đanh đá, nanh lọc, vô duyên, tham lam, trơ tráo bấy nhiêu. Bằng sự so sánh tương phản, giọng điệu trần thuật chua chát, những con người quê hiện lên trong sự ngậm ngùi, xót xa của tác giả. Nếu như Nhuận Thổ dù có nghèo khó nhưng vẫn giữ được bản chất hiền lành, lương thiện của người nông dân thì chị Hai Dương đã bị biến chất, thay đổi cả về ngoại hình lẫn tính cách. Hình ảnh chị Hai Dương chính là biểu hiện cho sự tha hóa, suy đồi về lối sống và đặc điểm ở làng quê. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi ấy có cả khách quan lần chủ quan. Một phần là do mất mùa, sưu cao thuế nặng, lính tráng, trộm cắp, quan lại, thân hào, một phần là do con người không chịu thay đổi, đần độn, mụ mẫm...

Nhân vật tôi rời quê mà không có chút gì lưu luyến, chỉ thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt. Truyện khép lại trong sự suy ngẫm đầy tính triết lí của nhà văn: “Kì thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Trong cái xót xa, cay đắng vẫn không nguôi hi vọng về tương lai. Tác giả đặt ra vấn đề lớn lao phải thay đổi thực tại, cần xây dựng những con đường mới, những cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho mai sau.

Bằng nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận, sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lí, Lỗ Tấn đã phơi bày thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Tác phẩm vì thế càng có giá trị hiện thực sâu sắc.

“Quê hương nghĩa nặng tình sâu

Bể dâu biến đổi biết đâu là nhà”

“Cố hương” của Lỗ Tấn đã giúp khơi gợi ở lòng người những tình cảm cao đẹp đối với quê hương. Yêu quê không hẳn phải gắn bó với quê, yêu quê cũng chính là niềm mong mỏi một cuộc sống tốt đẹp hơn cho quê hương, khát khao thay đổi, phá tan màn đêm đang bao trùm lên quê hương yêu dấu.

Lỗ Tấn nói: Mỗi khi chọn đề tài … tìm cách chạy chữa. Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến của em?

Nhắc đến dòng Văn học hiện thực Trung Quốc khó có thể quên được Lỗ Tấn - vị “danh y tinh thần” lỗi lạc của dân tộc Trung Hoa. Sỡ dĩ có thể gọi như vậy vì như chính Lỗ Tấn có lần tâm sự trong “Vì sao tôi viết tiểu thuyết”: “Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết bệnh của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa". Tư tưởng ấy của nhà văn được thể hiện qua việc diễn tả nỗi đau xót của nhân vật tôi về sự thay đổi diện mạo tinh thần của Nhuận Thổ trong truyện ngắn “Cố hương”.

“Cố hương” kể lại chuyến về quê của nhân vật "tôi". Lần về quê này là chuyến cuối cùng "tôi" trở lại đây. Tôi đã gặp nhiều người quen cũ, ngắm nhìn nhiều cảnh vật trong làng. Tất cả gợi nên nỗi buồn về sự xơ xác tiêu điều của làng xóm, sự tha hóa, u mê của con người. Đau đớn nhất, buồn thảm nhất là khi gặp lại người bạn cũ Nhuận Thổ. Anh ta vốn là con của một người làm trong nhà “tôi”. Hai mươi năm trước, anh là một đứa bé mạnh khỏe, đẹp đẽ, dũng cảm, là người bạn lớn rất thân thiết của “tôi”. Giờ đây gộp lại, “tôi” đau đớn, xót xa trước một người bạn cũ gọi mình bằng tiếng “bẩm ông”. Anh ta cũng tàn tạ, suy sụp không chỉ về diện mạo mà còn cả về tinh thần lành mạnh trước kia...

Ấn tượng đầu tiên là về sự biến dạng của Nhuận Thổ. Tác giả tạo ra sự tương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của người bạn cũ - người đã từng là bạn với Tấn từ thủa thiếu thời. Trong kí ức "tôi" sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai mươi năm trước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khỏe khoắn, lanh lợi "cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba", "nước da bánh mật" với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Khi ấy, hình ảnh Nhuận Thổ hiện lên chẳng khác nào người anh hùng nhỏ tuổi Na Tra trong truyền thuyết. Nhưng đối lập với ngày xưa là một Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ "vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm". Sự phũ phàng ấy gợi đến nỗi xót xa không gì khỏa lấp.

Không chỉ sa sút về hình dáng, Nhuận Thổ còn có những suy sụp thê thảm về tinh thần. Bây giờ, anh sống trong một tình cảnh bi đát: "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!". Khi xưa, lúc hai người bạn phải chia tay: "Lòng tôi xôn xang, tôi khóc to lên", Nhuận Thổ "cũng khóc mà không chịu về". Bây giờ gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ "Bầm ông!". Rõ ràng, với Nhuận Thổ, anh dang bị chi phối sâu sắc bởi quan niệm về đẳng cấp của xã hội phong kiến. Điều ấy khiến Tấn điếng người và cảm thấy đã có "một bức tường khá dày ngăn cách". Bức tường ngăn cách ấy khiến người khổ không thể giãi bày, người sướng hơn không thể chia sẻ. Cuộc sống buồn thảm, con người buồn thảm, tình bạn cũng buồn thảm!

Không chỉ vậy, khi ra về Nhuận Thổ còn xin “một bức tượng Phật gỗ”. Vật ấy là biểu tượng của tôn giáo (đạo Phật). Trong con người Nhuận Thổ vẫn còn giữ nguyên thói quen sùng bái tượng gỗ, điều đó đồng nghĩa với việc tư tưởng mê tín đã ăn sâu vào tâm thức con người tội nghiệp này. Và như thế, suốt cuộc đời anh sẽ bị nó bóp nghẹt về tư tưởng cho đến chết.

Nhuận Thổ tiêu biểu cho kiểu nhân vật "người bất hạnh trong xã hội bệnh tật" của Lỗ Tấn. Xây dựng nhân vật này, nhà văn "với mục đích lôi hết bệnh của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa” đã chỉ ra những “căn bệnh” cơ bản của người nông dân Trung Quốc đương thời: mê tín dị doan, bị tư tưởng phong kiến bóp nghẹt cuộc sống (tư tưởng đẳng cấp, cam chịu...).

Nhuận Thổ đồng thời còn là hiện thân của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Đó là một xã hội sa sút về mọi mặt. Bằng con dao mổ tinh xảo - những chi tiết, sự kiện, nhân vật ... trong truyện ngắn của mình - nhà văn đã phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy. Đồng thời chỉ ra các mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động.

Là một nhà văn hiện thực nhưng Lỗ Tấn đồng thời còn là một nhà cách mạng bởi vậy bên cạnh việc phanh phui bệnh trạng của dân tộc ông cũng không nguôi hi vọng, ước mơ vào một tương lai tươi sáng hơn. Qua nhân vật con Nhuận Thổ, bé Thủy Sinh, và cháu Hoàng nhà văn thể hiện ước mơ các thế hệ sau không bao giờ cách bức, không vất vả, không muốn chúng vất vả, đần độn như Nhuận Thổ. Rõ ràng, nhân dân Trung Quốc cần một cuộc đời mới, cần một con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai.

Cảm nhận của em về hình bóng quê nhà và con người trong truyện cố hương của Lỗ Tấn

Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Truyện “Cố hương " là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực và cảm động kí ức tuổi thơ. Nó phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng.

Các nhân vật như tôi, mẹ tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thủy Sinh, chị Hai Dương - là những con người của quê hương, gợi ra bao nỗi buồn vui về nơi chôn nhau cắt rốn sâu nặng nghĩa tình.

Sau hơn 20 năm xa cách “ tôi ” về thăm quê. Phải vượt qua 2000 dặm giữa một mùa đông lạnh giá. Lòng “tôi” bồi hồi khôn kể xiết. Gió lạnh vi vu thổi vào khoang thuyền. Gần về đến làng, trời càng u ám, xóm thôn xa dần, thấp thoáng tiêu điều, hoang vắng..., lòng buồn se lại. Về quê thì phải vui sao lại buồn? “Tôi ” tự hỏi có phải đây là làng cũ thân yêu trong ki ức nữa không?

Chuyến về thăm quê này rất đặc biệt, về để bán nhà, giao nhà lại cho chủ mới. Về để từ giã ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình "chúng tôi ” đời đời ở chung với nhau. Sao không buồn được, vì sau 20 năm đi xa, lần này “tôi ” trở về là để “vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống.

Quê hương thường gắn liền với phần mộ tổ tiên ông bà. Trong “Cố hương" không thấy nói đến. Tác giả chỉ xúc động nói đến kí ức tuổi thơ khoảng chừng 30 năm về trước. Một tình bạn đẹp tuổi thơ độ lên mười với Nhuận Thổ, con trai của một người làm thuê cho gia đình "tôi". Nhờ Nhuận Thổ mà “ tôi” được biết bao chuyện kì lạ: cách bẫy chim trên tuyết, con “tra” lông da trơn như mỡ biết ăn dưa; bên bờ biển quê hương có nhiều vỏ sò đẹp và lạ: sò mặt quỷ, và sò "tay phật”, Nhờ Nhuận Thổ mà tôi cảm nhận được vẻ đẹp quê hương với bao cảnh tượng thần tiên: "Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Quê hương cũ với bao kỉ niệm thời thơ bé. Đó là những ngày mà thầy tôi vẫn còn, cảnh nhà sung túc... Năm ấy nhà tôi đến lượt lo giỗ tổ. Giỗ vào tháng giêng. Lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cúng rất đông...

Quê hương trong kí ức bao giờ cũng cảm động. Lỗ Tấn đã nói về hình ảnh quê hương ông hiện tại và trong quá khứ, lúc trên đường trở về, lúc gặp lại bạn cũ, người xưa. Có niềm vui nỗi buồn, 30 năm đã trôi qua, nhưng không bao giờ có thể quên được quê hương và tuổi thơ.

Mẹ đã già. "Tôi” đã trưởng thành, đi làm ăn xa, lưu lạc 20 năm trời nay mới về thăm quê, thăm mẹ. Lâu nay chỉ "gặp mẹ” và hỏi thăm mẹ qua những cánh thư. Con vừa bước vào nhà, mẹ đã chạy ra đón. Mẹ già rất mừng rỡ gặp lại con trai sau những năm dài xa cách, thế nhưng "nét mặt vẫn ẩn nỗi buồn thầm kín .Chắc là mẹ buồn vì thương nhớ người đã khuất, mẹ buồn vì cảnh nhà sa sút, phải bán nhà, theo con trai đến nơi đất khách quê người? Mẹ vẫn hiền hậu, săn sóc tôi như ngày tôi còn thợ bé: “Mẹ bảo tôi ngồi xuống nghỉ ngơi, uống trà".

Mẹ nói với con trai chuyện dọn nhà... Mẹ vẫn hiền từ như xưa: “Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi mẹ con mình lên đường. Nhắc đến Nhuận Thổ... “Mẹ tôi cũng động lòng. Gặp hai bố con Nhuận Thổ, mẹ ần cần vồn vã. Mẹ thở than cho cảnh nhà anh ta, mẹ bàn với tôi: “Cái gì không cần chở đi thì cho anh ta hết. Cứ để cho tùy ý chọn, lấy cái nào thì lấy!". Thương con cháu và thương người, đó là hình ảnh người mẹ trong "Cố hương.”

Có một nhà thơ Việt Nam đã viết: "Quê hương là cầu tre nhỏ - Mẹ về nón lá nghiêng che”. Đọc “Cố hương” của Lỗ Tấn, nếu ai đó không hiểu được người mẹ thì làm sao cảm nhận được hình ảnh quê hương thân yêu. Bởi lẽ mẹ là quê hương, quê hương là mẹ! Tình yêu quê hương luôn luôn gắn liền thiết tha với người mẹ hiền mà ta yêu quý.

Nhuận Thổ là người bạn tuổi thơ. Ba mươi năm trước, “tôi” và Nhuận Thổ đã sống với nhau trong suốt một tháng giêng mà suốt đời không thể nào quên được. Hình ảnh hắn thuở lên 10, lần đầu gặp tôi: ''Khuôn mặt tròn trĩnh, làn da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng... Hắn "bẽn lẽn ” với mọi người, nhưng “không bẽn lẽn” với chỉ riêng tôi. Hắn nói lên tỉnh, hắn được trông thấy những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả. Cũng như “tôi" nghe hắn nói chuyện bẫy chim sẻ, chuyện cầm đinh ba đâm con “ tra ” khi đi canh dưa, chuyện vỏ sò, vỏ ốc, v.v... là những chuyện lí thú, kì lạ. Ba mươi năm rồi, “ tôi” nhớ đến Nhuận Thổ là nhớ đến gói quà hắn gửi cho tôi: một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp.

Không có tuổi thơ thì không có quê hương. Tình bạn tuổi thơ làm cho tình yêu quê hương mãi mãi tươi thắm. Đúng như Lỗ Tấn dã viết:

"Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức tôi bỗng cũng sáng bừng lên trong chốc lát. Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”. Hình ảnh Nhuận Thổ thời ấu thơ là hình ảnh quê hương, là “vành trăng non trên bầu trời xanh miền thơ đó ” Nhuận Thổ là một phần rất nhỏ của “Cố hương ”, là tình yêu quê hương.

Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là nỗi đau, nỗi buồn về quê hương. Sau những năm dài xa cách nay gặp lại, Nhuận Thổ thay đổi quá nhiều. Nước da “vàng sạm ", có những nếp nhăn trên mặt "sâu hóm”. Cặp mắt, mí mắt “viền húp đỏ mọng lên . Đầu đội một cái mũ lông chiên "rách tươm”, mặc một cái áo bông "mỏng dính” giữa lúc trời rét dữ! Người “ co ro cúm rúm”, đôi bàn ray "vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”. Thời gian đã tàn phá một con người về mặt ngoại hình. Sự nghèo khổ và vất vả làm tàn tạ một con người vốn cường tráng và dẻo dai. Gặp lại bạn cũ. Nhuận Thổ “vừa hớn hở vừa thê lương ” mấp máy đôi môi nói không ra tiếng, sau mới “cung kính ” nói được hai tiếng: Bẩm ông! .Lễ giáo và tôn ti trật tự của xã hội phong kiến đã tạo nên giữa đôi bạn "một bức tường khá dầy ngăn cách. "Tôi” như bị "điếng người" khi nghe anh ta nói. Nhìn người và nghe Nhuận Thổ nói , “tôi” nặng trĩu trong lòng "trông anh ta phảng phất như một pho tượng đá " vô hồn và vô cảm.

Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là hình ảnh một xứ sở, một miền quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị bần cùng hóa, bị áp bức và bóc lột đến tận xương tủy: "mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào... ”, “chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả".

Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối cùng của “tôi", thông qua những rung cảm của "tôi" trước sự thay đổi, tàn tạ ghê gớm của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, tác giả đã lên án tội ác của chế độ phong kiến đối với nông dân. Từ đó đặt ra vấn đề quyền sống và hạnh phúc của nhân dân trên con đường đi tới.

Nói đến con người quê hương trong “Cố hương” không thể nào quên hình ảnh chị Hai Dương - “Tây Thi đậu phụ", ngày xưa phấn son nổi danh tài sắc bây giờ đã trở thành “ bí đỏ” trơ tráo, lúc thì ăn cướp đôi tất tay , lúc thì ăn cướp cái “cẩu khí sát” rồi chạy biến.

Cũng không thể không nghĩ tới cháu Hoàng và Thủy Sinh, con trai thứ năm của Nhuận Thổ. Trẻ con xưa nay vẫn hồn nhiên và đáng yêu. Nghĩ đến con người quê hương, "tôi" mong muốn những em bé quê sẽ không còn "phải khốn khổ và tàn nhẫn... ", mong mỏi chúng nó được sống đời mà chúng tôi chưa từng được sống.

Phần cuối truyện "Cố hương” tác giả viết một câu văn rất lạ mà hay. Sau khi ông nói đến mọi thứ "tượng gỗ" và "sùng bái tượng gỗ", nói đến mong ước "gần gũi" và “ xa vời ”, nói đến "thực" và "hư” trong hi vọng”, rồi ông hạ bút. Đó là suy ngẫm của "tôi":

“Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Có con đường mưu sinh phải xa quê. Có con đường tình nghĩa, không quản xa xôi, cách trở đã về thăm lại quê. Có con đường khổ ải. Có con đường hạnh phúc. Con đường gần, con đường xa, con đường hi vọng đi lên phía trước. Có con đường mòn... Cũng có chuyện phá lối mở đường. Con đường đến với mỗi người là con đường số phận. Con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Phải chăng đó là ý tưởng sâu sắc về hình tượng con đường trong “Cố hương”.

Ca dao có câu:

"Quê hương nghĩa nặng tình sâu,

Bể dâu, biến đổi biết đâu là nhà ”

Đọc “Cố hương” của Lỗ Tấn, hình ảnh quê hương tươi đẹp trong tuổi thơ của tôi bỗng ùa về. Đó là một quê hương ngày càng phát triển và văn mình để sánh vai với các cường quốc nam châu. Đọc đi đọc lại “Cố hương” tôi vẫn chỉ ấn tượng với câu nói: ” Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Dù đi xa hay gần, dù có đến miền đất khác đi chăng nữa nhưng quê hương của chúng ta vẫn đẹp nhất, quê hương là người chung tình vẫn mãi đứng đó đợi chờ chúng ta.

Phân tích hình ảnh con đường trong Cố Hương

Lỗ Tấn là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Hoa. Ông để lại nhiều tác phẩm hay, nhưng truyện ngắn “Cố hương” là tác phẩm đặc sắc và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ nhất.

Đặc biệt là hình ảnh con đường ở cuối truyện ngắn “Trên đời này thật ra làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Truyện ngắn “Cố hương” kể về chuyến thăm quê của tác giả sau hai mươi năm xa quê. Khi trở về tác giả có nhiều tâm trạng bồi hồi, xao xuyến, nhớ lại những cảnh vật kỷ niệm với người bạn thủa thiếu thời với người bạn Nhuận Thổ. Tác giả nhớ tới người bạn tinh nghịch với những nét tinh anh, những trò chơi ma mãnh, khiến cho tác giả phải nể phục tài của bạn. Nhưng khi tác giả quay về cố hương thì đập vào mắt là cảnh vật hoang sơ, tiêu điều cũ kỹ không có gì mới mẻ thậm chí còn nghèo xơ xác hơn cả hai mươi năm trước. Những con người xưa khi đáng yêu như nàng Tây Thi đậu phụ, rồi người bạn thân thủa niên thiếu Nhuận Thổ đều đã thay đổi tới mức không nhận ra nữa. Cái nghèo cái đói đã biến đổi họ trở nên như thế. Nàng Tây Thi đậu phụ gọi như thế bởi nàng ta nổi tiếng xinh đẹp và làm nghề bán đậu phụ, xưa khi thanh mảnh, thì nay béo phì, tính tình thì hay táy máy của người khác, mồm miệng thì ghê gớm, hễ ai hở ra cái gì là cầm lấy mang ngay về nhà, không cần biết gia chủ có đồng ý cho hay không.

Sự nghèo đói khiến họ trở nên bần tiện như vậy. Còn người bạn thân của tác giả Thổ Sinh trước kia là cậu bé dễ thương béo tròn hai má phúng phính, tay chân thoăn thoắt, thì nay trở nên già nua trước tuổi, khúm núm, rách rưới, đói khổ. Mà khổ nhất là giữ thói lạc hậu cũ kỹ, đã nghèo mà lại sinh rõ lắm con nên gia cảnh càng túng quẫn. Sự nghèo đói khiến họ trở nên bần tiện như vậy. Còn người bạn thân của tác giả Thổ Sinh trước kia là cậu bé dễ thương béo tròn hai má phúng phính, tay chân thoăn thoắt, thì nay trở nên già nua trước tuổi, khúm núm, rách rưới, đói khổ. Mà khổ nhất là giữ thói lạc hậu cũ kỹ, đã nghèo mà lại sinh rõ lắm con nên gia cảnh càng túng quẫn. Chính vì vậy, khi tác giả ra đi khỏi cố hương của mình ông đã hy vọng sẽ có một cuộc sống mới cho những đứa trẻ nơi đây. Những đứa trẻ con nơi đây. Tác giả ước mơ có một con đường văn minh, con đường tri thức sẽ khai hóa nơi này mở mang đầu óc cũ kỹ lạc hậu cho những người dân nơi này. Thông qua tác phẩm của mình tác giả Lỗ Tấn muốn miêu tả lại bức tranh làng quê Trung Hoa trong chế độ cũ với những tư tưởng ấu trĩ, lạc hậu khiến cho con người mụ mị cả người, cái nghèo, cái đói của bám riết lấy họ, bủa vây xung quanh số phận những người nông dân khốn khổ hết thế hệ này tới thế hệ khác.

Vì vậy, tác giả mong ước có một con đường mới văn minh, tiên tiến hơn đưa con người ra khỏi nghèo đói, lạc hậu xây dựng cuộc sống hiện đại.

Hình ảnh con đường chỉ mang tính tượng trưng mà thôi. Tác giả muốn nói tới việc “Trên đời này làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi” để khẳng định cái gì cũng có lần đầu tiên, rồi hình thành theo lối mòn thì sẽ thành công. Nhưng phải có người mở đường, người khai thông khai sáng lối đi mới.

4. Danh sách đề thi phân tích truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Đề 1: Phân tích nhân vật "tôi" qua đoạn trích trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Đề 2: Phân tích nhân vật "Nhuận Thổ" qua đoạn trích trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Đề 3: Viết bài văn nghị luận về con đường của hi vọng và tương lai trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Đề 4: Niềm hy vọng về một cuộc sống mới qua ngòi bút tác giả Lỗ Tấn trong truyện ngắn Cố hương.

Đề 1: Phân tích nhân vật "tôi" qua đoạn trích trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

A. Mở bài

Tình yêu quê hương dường như là thứ tình cảm luôn thường trực trong mỗi con người. Lúc còn bé, tình yêu quê gắn với yêu gia đình, yêu những cảnh vật bình dị của quê hương. Khi lớn lên, yêu quê là nỗi nhớ mong cồn cào, da diết mỗi lần phải xa quê, là háo hức, mong chờ khi được trở về nơi chốn ta đã sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê luôn được các nhà văn truyền tải hết sức chân thành, mộc mạc trong các tác phẩm của mình. Đến với “Cố hương” của Lỗ Tấn, ta sẽ cùng với nhà văn làm cuộc hành trình đi về miền quê cũ, tuy rằng miền quê ấy giờ đây đã đổi khác và chẳng còn vẹn nguyên, tươi đẹp như xưa.

B. Thân bài

a. Cảm xúc trên đường về quê

– Hoàn cảnh: vào một ngày trời đông, thời tiết giá lạnh, nhân vật “tôi” vượt hai ngàn dặm để trở về quê hương sau hơn 20 năm xa cách.

– Mục đích của chuyến đi: vừa để thăm quên, vừa để giã từ quê hương lần cuối trước khi cùng gia đình chuyển đến nơi “tôi” đang làm ăn, sinh sống.

Tấm lòng của nhân vật tôi với quê cha đất tổ hiện lên thật sâu sắc. Cho dù xa xôi nhưng ông vẫn vượt muôn ngàn trùng xa cách về nơi chôn rau cắt rốn để nói lời vĩnh biệt.

– Không gian làng quê: bầu trời u ám, thôn xóm hiện lên một vẻ tiêu điều, hoang vắng.

– Cảm xúc của nhân vật tôi khi nhìn thấy khung cảnh làng quê: ngỡ ngàng, se lại vì quê hương bây giờ đã khác xa với quê hương trong ký ức của ông; cuối cùng là sự thất vọng, hụt hẫng vì lần cuối về quê lại phải chứng kiến cảnh tượng quê hương bị tàn phá bởi chế độ bóc lột

Qua miêu tả của nhân vật tôi, người đọc có thể hình dung ra một bức tranh làng quê ảm đạm, héo hon. Từ đó làm rõ tình trạng sa sút đến tột cùng của xã hội Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX.

b. Tâm trạng những ngày ở quê

Khung cảnh thể hiện một nỗi buồn tẻ nơi quê hương của “tôi”:

– Sáng tinh mơ, nhìn lên mái ngói chỉ thấy phất phơ mấy cọng rơm khô

– Các gia đình đã dọn đi gần hết, chỉ còn những ngôi nhà trống khiến không gian càng trở nên hiu quạnh hơn

Cảnh vật đã buồn mà con người cũng chẳng khá hơn. Xung quanh “tôi”, ai cũng mang trong mình một nỗi u sầu:

– Hình ảnh người mẹ được miêu tả là “mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn”: thể hiện nỗi buồn của người sắp phải từ giã quê hương, rời xa nơi mình sinh ra và lớn lên. Nơi đó tuy buồn và ảm đạm nhưng vẫn là vùng đất chất chứa những ký ức đẹp nhất của cuộc đời mẹ.

Tâm trạng lưu luyến, buồn bã, tiếc nuối của một người sắp rời xa quê hương mà chưa hẹn ngày gặp lại

– Nỗi buồn của cháu Hoàng thể hiện qua chi tiết: Hoàng nhìn “tôi” chòng chọc vì chưa từng có cơ hội gặp “tôi”. Hoàng tỏ ra ngại ngùng, bẽn lẽn phần là vì thấy “tôi” khác xa những người ở quê, những người mà hằng ngày nó được gặp và tiếp xúc.

Thái độ của Hoàng với “tôi” thể hiện sự đổi thay của quê hương, đặc biệt nhấn mạnh sự khác biệt của con người sau một khoảng thời gian dài.

– Nỗi buồn về hình ảnh Thím Hai Dương thể hiện qua chi tiết: 20 năm trước bà vốn là một người phụ nữ duyên dáng, bán đậu phụ và được mọi người trong làng yêu mến. Thế nhưng, sau 20 năm gặp lại, bà hiện lên là hình ảnh một người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính cách.

– Nỗi buồn của nhân vật Nhuận Thổ thể hiện qua: Nhuận Thổ mà nhân vật tôi biết đến vốn là một cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi tháo vát, có hiểu biết về thế giới xung quanh. Trái lại, hình ảnh của Nhuận Thổ bây giờ chỉ là một người nông dân già nua, nghèo khổ, đần độn và mụ mẫm

Sự thay đổi của Nhuận Thổ là hình ảnh điển hình cho cách sống lạc hậu của người nông dân trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Mặt khác, sự thay đổi của Nhuận Thổ là kết quả của việc chịu đựng, chấp nhận trải qua hiện thực của một xã hội đen tối, không lối thoát.

– Nỗi buồn qua nhân vật Thủy Sinh: Thủy Sinh có nét nhút nhát giống hệt bố, khi gặp người lạ chỉ dám núp sau lưng bố. Tuy nhiên so với Nhuận Thổ 20 năm về trước, Thủy Sinh “gầy còm, vàng vọt cổ không đeo vòng bạc”

Sự khác biệt giữa Nhuận Thổ còn bé và Thủy Sinh đã phản ánh sự nghèo khổ, lam lũ mà những đứa trẻ lúc bấy giờ phải chịu đựng. Chúng không có một tuổi thơ đẹp đẽ như tuổi thơ Nhuận Thổ xưa. Từ đó, tác giả cũng ngầm thể hiện nỗi lo lắng về tương lai thế hệ sau, thế hệ của những đứa trẻ như Thủy Sinh. Thật đáng buồn nếu chúng sẽ phải trở thành một người như Nhuận Thổ bây giờ.

Nhìn nhận nỗi buồn trong từng nhân vật, tác giả đang nhìn thẳng vào hiện thực khi con người bị xã hội tha hóa đến cùng cực. Đồng thời dùng văn chương để phơi bày sự tồi tệ mà con người đang đối diện để thức tỉnh con người. Từ đó tìm ra giải pháp cho căn bệnh tinh thần của dân tộc.

c. Tâm trạng, suy nghĩ của “tôi” trên đường rời xa quê

– Hoàn cảnh ra đi: một buổi chiều hoàng hôn, với khung cảnh hoàng hôn gợi nhiều nỗi buồn và suy tư.

Sử dụng bố cục đầu cuối tương ứng, mặt khác, thời gian hoàng hôn còn

– Tâm trạng của “tôi” khi rời đi: đắm chìm trong suy tư buồn bã, lòng không chút lưu luyến nhưng có cảm giác vô cùng lẻ loi, ngột ngạt (“Thuyền chúng tôi thẳng tiến. Trong hoàng hôn, những dãy núi xanh hai bên bờ sông đen sẫm lại, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái”)

Tuy ra đi nhưng trong lòng tác giả vẫn mơ về một cuộc sống khác nơi quê hương. Một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc hơn lúc này:

– Mong cho bọn trẻ không giống “tôi” và Nhuận Thổ, không bao giờ phải áp bức nhau…

– Hy vọng vào bọn trẻ sẽ được sống một cuộc đời mới, sống giữa làng quê tươi đẹp, với những con người tử tế thân thiện.

Mong ước quê hương có một cuộc sống tốt đẹp đã thể hiện tình cảm mà “tôi” dành cho nơi quê cha đất mẹ của mình. Tuy ra đi trong sự buồn bã và không lưu luyến, nhưng đứng trước sự tàn tạ của con người và cảnh vật nơi đây, “tôi” vẫn mong, trông chờ vào sự thay tôi tích cực trong tương lai.

C. Kết bài

Thông qua câu chuyện về thăm quê hương sau 20 năm xa cách của nhân vật “ tôi” và những rung cảm về sự đổi thay của quê hương, con người nơi đây, đặc biệt là nhân vật bạn thân từ bé của “ tôi” – Nhuận Thổ. Qua đó, tác giả đã tố cáo một xã hội phong kiến thối nát cũng như đặt ra những vấn về về con đường đổi mới, hướng đi của người dân lao động cũng như của toàn xã hội trước sự đổi thay từng ngày của xã hội. Đọc Cố hương, chúng ta lại càng trân trọng hơn nữa tình yêu quê hương và nỗi băn khoăn của tác giả về con đường giải phóng người lao động.

Đề 2: Phân tích nhân vật "Nhuận Thổ" qua đoạn trích trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

A. Mở bài:

Nhắc đến dòng Văn học hiện thực Trung Quốc khó có thể quên được Lỗ Tấn - vị “danh y tinh thần” lỗi lạc của dân tộc Trung Hoa. Sỡ dĩ có thể gọi như vậy vì như chính Lỗ Tấn có lần tâm sự trong “Vì sao tôi viết tiểu thuyết”: “Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết bệnh của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa". Tư tưởng ấy của nhà văn được thể hiện qua việc diễn tả nỗi đau xót của nhân vật tôi về sự thay đổi diện mạo tinh thần của Nhuận Thổ trong truyện ngắn “Cố hương”.

B. Thân bài

a. Hình ảnh Nhuận Thổ khi còn bé

Hình ảnh Nhuận Thổ hồi còn nhỏ vẫn còn in rõ trong tâm trí nhân vật “tôi”:

– Nhắc đến những kí ức liên quan tới Nhuận Thổ, tác giả nhớ đến: Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Đó là những kỉ niệm đẹp mà tác giả đã cùng trải qua với cậu bé Nhuận Thổ – ký ức không thể nào phai nhòa theo năm tháng

– Nhân vật tôi nhớ như in hình ảnh Nhuận Thổ cách đây hai chục năm: Nhuận Thổ ngày nhỏ là một cậu bé xinh xắn với những vòng bạc trên cổ, đội mũ lông chiên bé tí tẹo, khuôn mặt khỏe mạnh tròn trĩnh, nước da bánh mật,…

Dáng vẻ và trang phục cho thấy Nhuận Thổ có xuất thân là một cậu bé con nhà nông dân có cuộc sống khá no đủ, không bị thiếu thốn thứ gì, từ trang phục tới miếng ăn hàng ngày.

Khi còn bé, tính cách của Nhuận Thổ hết sức dạn dĩ, tinh nghịch, không hề quan tâm tới những khác biệt giữa mình và nhân vật “tôi”:

– Nhuận Thổ cùng nhân vật tôi có thân phận khác nhau: mối quan hệ giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ vốn là mối quan hệ giữa “cậu chủ” và “người ở”. Tuy đến từ tầng lớp và giai cấp khác biệt nhưng giữa họ vẫn xây dựng nên một tình bạn chân thành và thắm thiết

– Nhuận Thổ xuất thân là một cậu bé làng biển, em có những kinh nghiệm cuộc đời và thú vui chơi hoạt bát, một điều nhân vật tôi hồi bé không hề biết tới.

– Dù chỉ là một đứa bé nhỏ tuổi nhưng Nhuận Thổ đã kinh qua biết bao nhiêu thú vui chơi, mà đối với nhân vật tôi, đó là “nhiều chuyện lạ lùng kể không xiết” như: đi bẫy chim, đi biển, bắt tra ở ruộng dưa hấu,…

– Tình cảm của hai đứa bé đã phát triển hết sức hồn nhiên, ngây thơ thông qua những câu chuyện kì dị, lạ lùng mà Nhuận Thổ đã trải qua.

– Trong mắt của nhân vật tôi hồi nhỏ, Nhuận Thổ được coi là tiểu anh hùng, là người trải đời đáng ngưỡng mộ. Bởi Nhuận Thổ biết quá nhiều những chuyện kì lạ mà trước nay những bạn bè chơi cùng “tôi” không hề biết đến. Hơn nữa, khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển, bạn bè của “tôi” cũng chỉ biết tới “mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bọc lấy sân” mà thôi. Tuy có sự khác biệt về xuất thân giữa hai đứa trẻ. Nhưng điều đó không làm tình bạn của hai người bị chia tách.

Nhuận Thổ là một cậu bé được sống trong môi trường thiên nhiên đầy rộng rãi, phong phú, cuộc sống lao động trù phú ở nông thôn. Vì vậy, cho dù là con của người ở nuôi trong nhà với thân phận giai cấp khác biệt, tình bạn giữa Nhuận Thổ và nhân vật “tôi” vẫn đâm chồi nảy nở. Nhuận Thổ hồi bé đầy hoạt bát, luôn vui vẻ nói cười, trong bụng có cả ngàn câu chuyện kể cho nhân vật “tôi” về những cuộc phiêu lưu kỳ thú mình đã trải qua.

Tình cảm thời thơ ấu của nhân vật “tôi” cùng Nhuận Thổ là một tình cảm đằm thắm, quất quýt:

– Nhân vật tôi còn nhớ mãi về lần Nhuận Thổ kể về ngôi làng đầy cát của em. Đó là một ngôi làng nhỏ ven biển, có rất nhiều loại chim. Loại nào cũng có, từ chim sẻ đồng, chào mào, sẻ xanh lưng, đến cả “bột cô” cũng không thiếu. Mùa tuyết đến, chỉ với nong lúa trong tay, em cũng có thể bắt được dễ dàng.

– Tình cảm thắm thiết của hai anh em còn thể hiện qua việc Nhuận Thổ rủ “cậu chủ” đi chơi biển. Nhuận Thổ kể với nhân vật tôi về rất nhiều thứ hay ho như là: các loại vỏ sò, với nhiều màu khác nhau, đỏ có, xanh có, đủ màu cả. Qua lời kể của em, người đọc có thể tưởng tượng trải trước mặt nhân vật tôi là hàng hà sa số những sò đủ màu sắc, cùng biển xanh và cồn cát trắng, cả Nhuận Thổ bên cạnh.

– Với giọng điệu hào hứng, Nhuận Thổ kể cho nhân vật tôi về con tra kì lạ như trong chuyện cổ tích: tra là những con thú rừng chuyên phá hoại ruộng dưa, con người chỉ sợ tra ăn mất ruộng dưa chứ không sợ những người khát nước đi qua đường hái dưa ngoài ruộng ăn. Câu chuyện bắt tra này ấn tượng tới mức hai mươi năm sau, người con xa xứ quay lại cố hương như nhân vật tôi khi nghe mẹ nhắc về Nhuận Thổ vẫn nhớ tới hình ảnh “cậu bé bắt tra giữa ruộng dưa”

– Khi tháng giêng kết thúc, Nhuận Thổ phải về quê. Hai đứa bé vốn là bạn bè thắm thiết giờ phải chia xa. Lòng nhân vật tôi xốn xang, tới độ khóc to lên. Còn Nhuận Thổ thì lẩn trong bếp, cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng lôi hắn đi.

– Dù hai đứa trẻ đã bị chia tách, nhưng Nhuận Thổ sau đó vẫn nhờ bố gửi lên tặng nhân vật tôi một bọc vỏ sò cùng lông chim rất đẹp. Nhân vật tôi cũng gửi lại cho Nhuận Thổ ít quà. Kể từ đó hai người không còn gặp nhau nữa.

Tình cảm của hai đứa trẻ phát triển đằm thắm, tự nhiên. Nhuận Thổ chiếm một phần kí ức đẹp của nhân vật tôi khi nghĩ về cố hương, về nơi đã từng sinh sống thuở thiếu thời. Do vậy, Lỗ Tấn rất mong được gặp Nhuận Thổ trong lần trở về cuối cùng này.

b. Hình ảnh Nhuận Thổ khi trưởng thành

Sự thay đổi về dung mạo của Nhuận Thổ khi trưởng thành khác xa với tưởng tượng của tác giả:

– Sau hai mươi năm, nhân vật tôi mới có cơ hội gặp lại Nhuận Thổ. Nhưng Nhuận Thổ đấy không phải là người trong kí ức của tác giả. Ông vẫn nhận ra ngay là Nhuận Thổ đấy, nhưng Nhuận Thổ có gì đó khác.

– Nhuận Thổ trưởng thành đã cao gấp hai trước, không còn khuôn mặt tròn trĩnh cùng nước da bánh mật như trước kia, mà thay thành khuôn mặt khắc khổ sạm đen, cùng những nếp nhăn sâu hoắm. Thời gian và những khó khăn trong cuộc sống làm khuôn mặt Nhuận Thổ trở nên tiều tụy, đổi khác.

– Cặp mắt anh giờ giống với bố anh ngày xưa, với mi mắt sưng húp, viền đỏ cả lên. Đây là hậu quả của cuộc sống sinh hoạt vùng biển, một nơi thốc gió và cát. Ai cũng thế cả.

– Anh đội cái mũ lông chiên rách tươm, chỉ mặc chiếc áo bông mỏng dính. Đang độ giữa đông lạnh giá mà Nhuận Thổ chẳng có gì ngoài một chiếc áo bông mỏng, lạnh tới độ cả người “co ro cúm rúm”.

– Tay anh xách thêm một bọc giấy cùng tẩu thuốc lá dài. Bàn tay này chẳng còn giống trong kí ức: hồng hào, mập mạp và linh hoạt. Trước gánh nặng cuộc sống, Nhuận Thổ phải làm nhiều công việc cực nhọc, khiến đôi bàn tay trở nên thô kệch, nứt nẻ tới độ được Lỗ Tấn ví với vỏ cây thông.

Khi trưởng thành, Nhuận Thổ phải đương đầu với cuộc sống đầy khắc nghiệt. Cố hương của nhân vật tôi không còn là vùng đất trù phú, thịnh vượng như xưa. Giống những người khác, Nhuận Thổ cũng thay đổi, đầu hàng trước sức ép cuộc đời.

Tính cách và mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và nhân vật tôi sau hai mươi năm cũng có điều đổi khác:

– Nhuận Thổ là người luôn nhắc tới nhân vật tôi, mong chờ được gặp bạn cũ, nhưng khi được gặp “cậu chủ” xưa bằng xương bằng thịt, anh lại chần chừ. Chần chừ vì ý thức được khoảng cách giữa hai người, khoảng cách giữa giai cấp và cũng là thời gian chia tách. Lỗ Tấn tả thực cảnh hai người gặp mặt, với gương mặt hớn hở mà thê lương, môi mấp máy không thành lời của Nhuận Thổ nhằm làm nổi bật sự chần chừ của anh khi đối diện người bạn cũ thuở ấu thơ.

– Anh lấy dáng vẻ khúm núm, cung kính, cất lời chào “Bẩm ông!” rành mạch. Trước mặt anh là người bề trên, xa lạ và khác biệt, không còn là “tôi” khi còn bé. Sự thay đổi này khiến “tôi” đau xót tới điếng người bởi nhận ra, giữa hai người đã có ngăn cách, không thể vượt qua.

– Tuy vậy, Nhuận Thổ vẫn không thay đổi. Không thay đổi ở đây là tình cảm vẹn nguyên, đầy quý trọng của anh dành cho nhân vật “tôi”. Dù thời điểm gặp mặt là đang độ giữa đông, thời tiết khắc nghiệt không trồng nổi gì, nhà còn rất nghèo, Nhuận Thổ vẫn đem tặng “tôi” một gói đậu xanh phơi khô.

Bởi có hai mươi năm xa cách cùng sự trưởng thành, Nhuận Thổ đã nghĩ rằng người bạn thuở thiếu thời không đơn giản là bạn nữa. Cách biệt về thân phận và giai cấp khiến hai người có ngăn cách, nhưng mặc những thay đổi do cuộc sống khắc nghiệt, Nhuận Thổ vẫn giữ tình bạn đầy trong sáng với “tôi” như ngày đầu.

Nhuận Thổ là một trong số những người dân phải chịu ảnh hưởng do sự suy tàn của chế độ phong kiến. Tuy nhiên, với bản chất hồn hậu ban đầu, Nhuận Thổ vẫn giữ lại tình cảm với người bạn ấu thơ.

c. Nguyên nhân và ý nghĩa của sự thay đổi con người Nhuận Thổ

Nguyên nhân sự thay đổi con người Nhuận Thổ

– Đầu thế kỉ XX, xã hội phong kiến Trung Quốc dần đi vào suy bại. Không thoát khỏi ảnh hưởng xã hội, gia đình Nhuận Thổ sa sút và bị nghèo dần đi.

– Gia đình đông con dẫn tới thiếu cái ăn, cái mặc

– Lỗ Tấn đã phân tích nguyên nhân và lên án những thế lực hủ bại đã đẩy xã hội vào thực trạng đáng buồn: nạn đi lính tráng, trộm cướp hoành hành, quan lại tham lam vơ vét. Những thế lực này nằm trong xã hội phong kiến, gây ra sự bất công, thối nát; từ đó bóp méo đi bản chất và giá trị vốn có của con người.

– Những quan niệm lỗi thời, cũ kỹ về phân biệt giai cấp, mê tín dị đoan đã làm người nông dân chân chất như Nhuận Thổ khổ lại càng khổ, như chuột chui sừng trâu, càng chui càng hẹp, không lối thoát. Điều này thể hiện qua việc Nhuận Thổ xin đồ thờ của gia đình chủ cũ, cũng như tiếng “Bẩm ông!” rành mạch của anh.

Nguyên nhân hầu hết đến từ cuộc sống hủ bại thời phong kiến. Sự chèn ép của các thế lực tồn tại trong thời kỳ này khiến người dân ngu muội đi, tầm thường hóa bản thân. Nhuận Thổ chỉ là một trong số những người nông dân sống trong chế độ phong kiến Trung Hoa đương thời, đại diện cho tầng lớp cùng khổ này.

Ý nghĩa sự thay đổi con người Nhuận Thổ

– Tác giả đã miêu tả về nhân vật Nhuận Thổ đủ để thấy sự thay đổi mạnh mẽ của một xã hội phong kiến Trung Quốc đang trên đà suy vong.

– Sự thay đổi của Nhuận Thổ còn đại diện cho một tầng lớp giai cấp trong xã hội phong kiến cũ mất đi những giá trị gốc của mình, khi đã bị cuốn vào vòng xoáy của sự đau khổ, suy bại trong xã hội.

– Hình ảnh Nhuận Thổ thay đổi còn được Lỗ Tấn suy rộng ra về sự tha hóa của con người đương thời, về xã hội ở một lăng kính rộng lớn hơn.

– Sự thay đổi của cả cảnh vật lẫn con người giải thích cho lý do tại sao lại tác phẩm mang tên là Cố hương, thay vì quê cũ.

Sự thay đổi của Nhuận Thổ lẫn thái độ cam chịu của ông chính là hình ảnh phán chiếu cho số phận của những người nông dân Trung Quốc trong xã hội phong kiến thối nát. Đó cũng là điều nguy hiểm mà nhân vật tôi trăn trở và đau xót nhất trong hành trình về thăm quê. Qua nhân vật, tác giả như nhận thức được tình cảnh bị bần cùng hóa của những người nông dân. Đồng thời chấp nhận sự thật rằng vùng nông thôn Trung Quốc đương thời đang phải đối mặt với sự sa sút, nghèo khổ cùng cực

C. Kết bài

Qua truyện ngắn Cố hương của tác giả Lỗ Tấn, chúng ta đã thấy được bút pháp nghệ thuật độc đáo của thiên tài văn học Trung Quốc. Một câu chuyện sử dụng đan xen rất nhiều biện pháp từ thực tại đến hồi ức rồi so sánh và đối chiếu để tạo lên một mạch liên kết cho câu chuyện. Bên cạnh đó, bút pháp miêu tả tâm lí, chân dung nhân vật chi tiết mà tinh tế đã khắc họa chi tiết nhất về các nhân vật trong truyện để người đọc có cái nhìn thực tế hơn về một tầng lớp xã hội thời kỳ đó. Cố hương không chỉ phơi bày cho chúng ta cái nhìn chân thực về cuộc sống mà còn đưa ra những nhận định về con đường đổi thay trong tương lai.

Đề 3: Viết bài văn nghị luận về con đường của hi vọng và tương lai trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

A. Mở bài:

Chức trách của người nghệ sĩ không chỉ là tái hiện và sao chép bức tranh xã hội đương thời mà còn phải gieo rắc vào tâm khảm độc giả niềm tin, hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Nhận thức được sự cao quý và thiêng liêng của nghề viết, Lỗ Tấn đã đóng góp vào nền Văn học Trung Hoa nói riêng và thế giới nói chung nhiều tác phẩm giàu giá trị nhân văn như Cố hương, xuất bản lần đầu năm 1921.

B. Thân bài

Lỗ Tấn sinh năm 1881 trong một gia đình quan lại sa sút tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông còn được biết đến với nguyên danh Chu Chương Thọ, tự Thụ Nhân.

Lỗ Tấn nhìn cuộc đời dưới lăng kính một tâm hồn nhạy cảm và từng trải. Chứng kiến người bố phải ra đi đột ngột vì căn bệnh quái ác, ông hạ quyết tâm trở thành thầy thuốc để cứu rỗi sinh mạng con người.

Thế nhưng, sau quãng thời gian dài chứng kiến nỗi thống khổ và suy đồi đạo đức của con người, Lỗ Tấn nhận ra căn bệnh thể xác không đáng sợ bằng sự mục nát trong tâm hồn quần chúng dân tộc.

Đỉnh điểm là năm 1906, khi xem phim tài liệu về chiến tranh, trong đó có cảnh người Trung Quốc do làm mật thám cho Nga mà bị lính Nhật xử tử trước nhân dân. Chứng kiến sự ra đi ấy, đám đông kia lại tỏ ra vui mừng khôn xiết.

Điều này tác động rất lớn đến cách nhà văn nhìn nhận cuộc đời. Tác giả Cố hương trở nên đau đớn, căm phẫn không thôi trước sự ngủ mê của nhân dân Trung Quốc.

Vì lẽ đó, Lỗ Tấn đến với văn chương như một điều hiển nhiên, xuất phát từ sự thôi thúc mạnh mẽ của trái tim. Ông không thể nào quay lưng với thời cuộc, bỏ ngoài tai hàng vạn tiếng khóc than bi đát.

Ngòi bút văn sĩ vô cùng chân thật và đanh thép khi phơi bày sự thối nát của bộ máy quan lại phong kiến, những kẻ xem thường tính mạng nhân dân. Đối với ông, văn chương trước hết phải lên tiếng vì sự thật, phanh phui cái xấu xa trong thời đại.

Hơn nữa, Lỗ Tấn còn rất chú ý đến “căn bệnh tinh thần” của nhân dân Trung Hoa và nhiều lần chỉ rõ sự mù quáng, u mê đến sai trái, lạc lối trong xã hội lúc bấy giờ.

Căn bệnh trầm trọng có tính lây lan ấy đã len lỏi và ăn mòn tinh thần nhiều thế hệ, dẫn đến bi kịch đau đớn của các cá nhân, cộng đồng, thậm chí cả đất nước về sau.

Hàng loạt tác phẩm của ông sau đó ra đời như hồi chuông cảnh tỉnh con người, kéo họ đến gần với con đường Cách mạng văn minh và tiến bộ, tiêu biểu là Thuốc hay AQ chính truyện.

Ngoài tinh thần phê phán với mục đích giải thoát con người khỏi sợi dây xiềng xích mang tên định kiến và lối sống “ngủ mê”, Lỗ Tấn còn thể hiện niềm tin yêu, hy vọng vào ngày mai tốt đẹp hơn với sự hiện diện của Cách mạng.

Tác giả khẳng định bản chất tốt đẹp vốn có của con người sẽ không bao giờ bị xóa bỏ, nó chỉ đang ẩn giấu, chực chờ khoảnh khắc để bộc lộ ra. Đây cũng chính là tinh thần nhân đạo cao cả nổi bật xuyên suốt trong sự nghiệp nhà văn.

Sống trong thời đại với đầy rẫy lừa lọc, mù quáng lẫn đày đọa như thế nhưng tâm hồn văn sĩ vẫn thanh cao. Bản thân ông chưa bao giờ quay lưng hay mất niềm tin vào con người.

Một tác phẩm thể hiện tư tưởng và tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn là Cố hương, truyện ngắn tiêu biểu thuộc tập Gào thét, xuất bản lần đầu vào năm 1923.

Đứa con tinh thần ấy đã khẳng định kim chỉ nam “xem văn chương như vũ khí chiến đấu” của Lỗ Tấn, giúp nhân dân Trung Hoa chữa khỏi “căn bệnh” u mê và hướng đến ngày mai tươi sáng hơn.

Tác phẩm chạm đến tầng sâu nơi tiềm thức độc giả và cho thấy dù trải qua vô vàn đau đớn, con người nhất định không được đầu hàng số phận mà phải kiên định bước về phía trước, xây dựng con đường mới cho tương lai.

Nhan đề và cốt truyện tác phẩm đều thể hiện phần nào tài năng văn học độc đáo của tác giả. Chúng cũng chứa đựng thông điệp nhân văn sâu sắc lẫn cá tính sáng tạo nơi người nghệ sĩ.

“Bắt tay vào viết truyện ngắn, có truyện ban đầu đến với tôi bằng một cái tên.” – Nhà văn Đỗ Chu bàn về nhan đề truyện ngắn

Nhan đề có sự tương quan mạnh mẽ với ý tưởng sáng tác, nó trở thành cái hồn cốt câu chuyện, thôi thúc nhà văn không ngừng suy ngẫm và liên tưởng. Lỗ Tấn, bằng sự tinh tế, nhạy bén của người nghệ sĩ chân chính, đã tạo nên một nhan đề mang nhiều ẩn dụ nghệ thuật.

Hai từ Cố hương không chỉ báo trước nội dung tác phẩm mà còn nhấn mạnh cái “cũ”, gợi sự liên tưởng về xã hội nông thôn thời xưa trong trong tâm hồn độc giả.

Hơn nữa, bằng việc xây dựng nhan đề đậm màu sắc trữ tình như thế, Lỗ Tấn cũng bộc lộ được tình cảm sâu nặng của một người con đi xa nhưng luôn hướng về quê nhà.

Tài năng với con chữ của tác giả còn thể hiện trong khâu chọn lựa cốt truyện độc đáo. Dường như Cố hương không có tình huống cụ thể, chỉ là sự ghi chép về lần cuối cùng thăm quê.

Vì vậy, sự thay đổi đáng báo động của quê nhà càng trở nên chân thực hơn trong tâm hồn người thưởng văn Lỗ Tấn. Đây hoàn toàn là thực trạng đau lòng về nông thôn Trung Quốc những năm thế kỷ XX.

Quê hương là nơi chúng ta gắn bó từ thuở thiếu thời, nuôi dưỡng tâm hồn và gieo vào đó đoạn ký ức không thể nào quên. Chính vì thế, dù đi xa đến đâu thì thâm tâm mỗi người vẫn thổn thức khôn nguôi về hình ảnh đất mẹ.

Nhân vật “tôi” trong Cố hương không ngoại lệ khi luôn nghiêng mình nhớ về quê nhà như một lẽ đương nhiên. Trong cái lạnh buốt giá giữa đông, tâm hồn ấy háo hức trở về nơi “chôn rau cắt rốn” sau hơn hai mươi năm xa cách.

Có lẽ, sau quãng thời gian dài đằng đẵng xa quê, những tưởng tượng chuyên chở bao hy vọng và mong chờ đang dần nảy nở trong trái tim nhân vật “tôi”.

Thế nhưng khi gần về đến làng quê thân thuộc, trái tim nhân vật chính như se lại, một phần vì không khí lạnh lẽo nhưng cái cốt chính vẫn là bởi chứng kiến sự tiêu điều, ảm đạm của nơi từng gắn bỏ cả tuổi thơ.

Mặc dù không trực tiếp miêu tả tình cảnh hoang vắng hay màu sắc ảm đạm của quê hương, Lỗ Tấn vẫn gợi lên trong tâm trí độc giả dư vị man mác buồn xen lẫn với nỗi niềm tiếc thương.

Dường như nhân vật chính đang cố trấn áp nỗi thất vọng bằng cách tự thuyết phục rằng quê hương vốn dĩ đã như thế và một phần, tâm trạng mình cũng đang nhuốm màu u buồn.

Lỗ Tấn không dành quá nhiều từ ngữ để diễn tả sự hụt hẫng và có phần bị thương trong tâm khảm nhưng chỉ bấy nhiêu thôi là đã đủ khiến trang văn phảng phất dư vị trầm buồn.

Lần về thăm quê cuối cùng chỉ để lại trong tâm hồn nhân vật “tôi” dư vị mặn đắng và chua chát. Nơi mang đến cho ông đoạn ký ức tinh khôi như thủy tinh giờ lại dần vỡ vụn từng chút một.

Nếu là người luôn hướng về quê hương, mấy ai đủ mạnh mẽ khi tận mắt chứng kiến sự suy tàn của chốn thiêng liêng. Nhân vật “tôi” cũng thế, tâm hồn ông đang rơi từng giọt nước mắt xót xa.

Hình ảnh vạn vật hoang tàn, trơ trụi trong Cố hương cũng là tình cảnh chung của vùng quê Trung Quốc ở những năm đầu thế kỉ XX. Sự thiếu thốn và sa sút trầm trọng cứ thế xuất hiện khắp mọi ngóc ngách.

Tình trạng ấy cũng dự báo được phần nào đau thương sắp diễn ra trong chuyến thăm quê của nhân vật. Mọi thứ không còn mang gam màu tươi sáng như trong tưởng tượng. Ký ức ngày xưa cũng như ngọn khói nhỏ, tan biến trong gió lạnh.

Bao trùm tác phẩm Cố hương là thứ không khí mang màu ảm đạm, nó không chỉ khiến cảnh vật hiện ra với dáng vẻ cằn cỗi, xác xơ mà còn len lỏi vào tâm hồn và khối óc con người.

Vừa tới cổng nhà, nhân vật “tôi” đã cảm nhận được sự hiu quạnh từ nơi tràn ngập tiếng nói cười thuở niên thiếu. Vì kế sinh nhai, rất nhiều người phải chấp nhận nói lời giã từ quê hương, đặt chân đến những vùng đất hoàn toàn xa lạ.

“Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về tới cổng nhà. Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió, đủ rõ nhà không đổi chủ không được. Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi, cho nên cảnh tượng càng hiu quạnh.”

Ngay cả nhân vật chính cũng phải giã từ quê hương để kiếm sống ở nơi khác. Tình cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất chính là vấn đề trong xã hội đương thời, nó khiến mỗi người buộc phải thay đổi, khó giữ tấm lòng sắc son.

Gìn giữ lương tri và phẩm chất tốt đẹp của con người là điều gì đó rất xa xỉ trong thời cuộc bấy giờ. Khi phải đối diện nỗi lo “cơm – áo – gạo tiền”, người ta thường quên mất tình yêu thương và sự tự trọng.

Quê hương thay đổi kéo theo những biến chuyển nơi nội tâm và cách hành xử của con người nơi đây. Họ khác rất nhiều trong trí nhớ nhân vật chính, ai cũng chật vật, khổ sở với kế sinh nhai.

Ngay cả người thân máu mủ ruột thịt cũng bị sự ích kỷ và vụ lợi che mờ mắt. Thím Hai Dương được mệnh danh là “nàng Tây Thi đậu phụ” duyên dáng năm nào giờ đây trở thành người phụ nữ thô kệch, xấu tính.

Đón cháu mình về thăm quê cũ nhưng thím lại nói bằng giọng điệu chua ngoa, châm biếm. Vừa mắng nhân vật “tôi” vừa vơ vét đồ đạc, người phụ nữ ấy soi xét từng thứ với điệu bộ đanh đá, cay nghiệt.

Cậu cháu ruột là Hoàng cũng tỏ vẻ xa lạ khi chỉ đứng nhìn từ xa với ánh mắt ngờ nghệch. Dường như, khoảng cách đã làm phai nhòa tình cảm trong lòng cậu bé.

Thậm chí người bạn gắn bó thuở ấu thơ cũng có những thay đổi đáng ngạc nhiên. Từ cậu bé nông dân khỏe mạnh, lanh lợi tháo vát lại trở thành một gã đàn ông già nua, mặt đầy nếp nhăn.

Điều khiến nhân vật chính bất ngờ không đơn thuần là sự đổi thay về ngoại hình của Nhuận Thổ, người thân thiết như anh em tuổi ấu thơ mà chính là sự xuống cấp trầm trọng trong hành vi, cử chỉ và cả suy nghĩ.

Con người ta đôi lúc có hành động, cử chỉ không mấy tốt đẹp nhưng nhất định phải giữ được thiên lương cao quý. Thế mà, anh bạn thân năm nào giờ đây trở thành kẻ đần độn, chấp nhận cúi đầu trước số phận.

Giữa họ còn tồn tại bức tường khoảng cách vô hình tên địa vị xã hội. Ở thời đại ấy, danh vọng cùng quyền lực lên ngôi, chúng chi phối toàn bộ đời sống và giam hãm con người trong chiếc lồng cổ hủ, lạc hậu.

Những số phận như thím Hai Dương hay Nhuận Thổ không phải hiếm thấy trong đất nước Trung Hoa đương thời. Sự khắc nghiệt, suy thoái của xã hội đẩy họ xuống đáy vực nhưng chính lối sống lạc hậu mới là thứ không cho con người thoát ra.

Trong Cố hương, Lỗ Tấn còn miêu tả tình cảnh Thủy Sinh, người con thứ năm của bạn mình là Nhuận Thổ. Cậu bé giống hệt bố mình ở tính nhút nhát, dè dặt nhưng trông ốm yếu và khắc khổ hơn.

Sự xuất hiện của Thủy Sinh không phải yếu tố ngẫu nhiên mà hoàn toàn xuất phát từ ý đồ nghệ thuật nơi ngòi bút Lỗ Tấn. Cậu bé như hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho một thế hệ lam lũ, bị vật chất che mờ mắt kế tiếp.

Văn sĩ nhìn thẳng vào hiện thực xã hội ung nhọt, đen tối với kiếp người “bần cùng hóa” để lột tả những thay đổi đáng buồn trong họ. Viết văn, đối với Lỗ tấn, là hành trình truy vấn và ghi chép sự thật, không chút che đậy hay lừa dối.

Hằn sâu trong từng ý văn và con chữ đanh thép là tấm lòng nhân đạo vô bờ bến. Ông phơi bày sự thối nát của xã hội nhằm mục đích thức tỉnh con người, giải cứu dân tộc khỏi “căn bệnh tinh thần” ăn sâu trong tiềm thức.

Cố hương không chỉ là hồi chuông cảnh tỉnh khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình mà còn thể hiện niềm tin, sự hy vọng của tác giả vào ngày mai tươi sáng và văn minh hơn.

Trong những ngày cuối ở quê nhà, nhân vật “tôi” đã chứng kiến biết bao sự thay đổi đáng báo động của quê hương và con người nơi đây. Chính vì vậy mà khi ra đi, ông không chút vướng bận hay luyến tiếc.

“Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần, nhưng lòng tôi không chút lưu luyến. Tôi chỉ cảm thấy chung quanh tôi là bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.”

Vậy mà khi nghĩ về số phận con người nơi xứ sở, vẫn có gì đó xót xa và ảo não thường trực trong suy nghĩ nhân vật chính. Ông không thể nào thôi bận tâm hay mường tượng về hình ảnh cuộc sống mai sau.

Những đứa trẻ như Thủy Sinh hay Hoàng là mầm non đại diện cho tương lai quê nhà, nhân vật “tôi” băn khoăn rằng chúng có được sống trong xã hội tiến bộ hay cũng giống Nhuận Thổ và ông, mãi vất vả chạy theo miếng cơm manh áo.

“Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” – Tác giả bộc bạch một cách thầm kín qua hình tượng con đường ở cuối tác phẩm

Sự xuất hiện của hình tượng con đường không phải do yếu tố ngẫu nhiên mà chứa đựng giá trị nghệ thuật sâu sắc. Nó tượng trưng cho một cách sống và suy nghĩ mới mẻ, hiện đại, soi sáng tâm trí người dân nơi đất mẹ.

Đây cũng chính là tư tưởng tiến bộ của Lỗ Tấn, hình tượng con đường có mặt với tần suất dày đặc trong sáng tác nhà văn. Chưa bao giờ ông thôi khát khao thay đổi, hướng đến cộng đồng tốt đẹp hơn.

Để hiện thực hóa con đường đó, mỗi người dân nơi đây phải xóa bỏ các quan điểm, tư tưởng lạc hậu và cổ hủ. Đồng thời, họ cần xây dựng cách sống với suy nghĩ hiện đại để tạo hình hài cho tương lai tươi sáng về sau.

Con đường tri thức và tiến bộ trong tác phẩm không chỉ chứa đựng niềm tin tác giả về tương lai tươi sáng, hạnh phúc của ngôi làng ông gắn bó thuở nhỏ mà còn là sự hy vọng chung cho tương lai dân tộc.

Lỗ Tấn tin tưởng thế hệ tiếp nối như Thủy Sinh và Hoàng sẽ sống cuộc đời mà cha ông chúng chưa từng sống. Đó là xã hội không tồn tại xiềng xích hay ràng buộc, chỉ có sự tự do, hạnh phúc giữa người với người.

Đây cũng chính là thông điệp chung mà nhà văn Lỗ Tấn nhắn nhủ đến độc giả mọi thế hệ. Chúng ta phải biết xóa bỏ mặt hạn chế và hình thành nếp suy nghĩ hiện đại mới, như vậy đất nước mới phát triển, xã hội mới văn minh.

Cố hương in dấu trong lòng độc giả không chỉ bởi việc chứa đựng giá trị hiện thực mạnh mẽ cùng thông điệp nhân văn, tiến bộ mà còn vì bàn tay nghệ thuật tài năng của tác giả.

Để có thể tái hiện chân thực khung cảnh tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Trung Quốc đầu thế kỷ XX, Lỗ Tấn đã vận dụng một cách tài tình nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo như hồi ức, hiện tại hay đối chiếu.

Ngôn ngữ văn chương của ông cũng đạt đến mức điêu luyện khi vừa khắc họa bức chân dung nhân vật, vừa khéo léo bóc tách từng lớp suy nghĩ trong nội tâm.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn cũng là “điểm sáng” giúp Cố hương neo đậu mãi trong lòng độc giả. Những biến chuyển phức tạp và tinh vi khó nhận ra nơi tâm hồn các nhân vật đều được lời văn, con chữ chuyên chở tài tình.

C. Kết bài

Cố hương là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho tư tưởng tiến bộ cùng tài năng, phong cách nghệ thuật không thể trộn lẫn với bất kỳ ai của nhà văn nổi tiếng Lỗ Tấn.

Dù thời gian có in những vết hằn lên trang sách, thông điệp về con đường cuối tác phẩm sẽ mãi tồn tại trong tâm trí độc giả. Họ sẽ không thể nào quên được đã từng có một Cố hương với niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp cho toàn thể nhân dân.

Đề 4: Niềm hy vọng về một cuộc sống mới qua ngòi bút tác giả Lỗ Tấn trong truyện ngắn Cố hương.

A. Mở bài:

“Cố hương” là một dòng chảy hiện thực đậm chất trữ tình, viết về chuyến thăm quê cũ của nhà trí thức, chứng kiến những đổi thay của người và vật để rồi trải qua những cung bậc cảm xúc từ phảng phất buồn, đau xót đến hy vọng. Lỗ Tấn phản ánh tình cảnh suy thoái về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ XX, phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực hủ bại đã đẩy xã hội vào thực trạng đáng buồn, đồng thời chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm tính của người lao động. Tác giả để lại niềm hy vọng về một cuộc sống đổi mới theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

B. Thân bài

Truyện ngắn “Cố hương” được hoàn thành vào tháng 01/1921, in lần đầu trên tạp chí Tân Thanh Niên số 1 quyển 9 tháng 05/1921, xuất bản thành sách trong tuyển tập “Gào thét” năm 1923.

“Cố hương” có tới không dưới 4 bản dịch tiếng Việt, trong đó tiêu đề đã lần lượt được chuyển ngữ thành nhiều phiên bản: Phan Khôi dịch “Làng quê”, Giản Chi dịch “Quê nhà”, Trương Chính dịch “Cố hương”, Mai Kim Ngọc dịch “Quê cũ” từ bản tiếng Anh.

Giáo sư Trương Chính dùng từ “Cố hương” làm nhan đề nhưng vào truyện lại dịch thành “làng cũ”, trong khi nhà văn Mai Kim Ngọc chọn nhan đề “Quê Cũ” mà vào truyện thì dùng lại từ “cố hương”.

Những xê dịch ngữ nghĩa nhất định giữa các từ đó có lẽ không làm thay đổi hệ quy chiếu của toàn áng văn, nhưng đã chứng minh “Cố hương” là một tác phẩm nhận được sự quan tâm từ rất nhiều từ độc giả, dịch giả và nhà nghiên cứu trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.

Đối với một tác phẩm truyện ngắn, đây không phải là một hiện tượng tầm thường.

Dường như “Cố hương” chỉ là một bút ký sơ sài, hay chỉ là một giai điệu buồn xuyên suốt chuyến thăm quê cũ của nhân vật “tôi”, nhưng lại có sức đọng ở tầng sâu ý nghĩa.

Có thể đây là lần cuối cùng anh về thăm quê, bởi lần này trở về là để đưa gia đình đi định cư ở nơi khác. Trên chiếc thuyền, dưới một chiều hoàng hôn mà nền trời vàng như lớp mỡ gà. Con đường về quê lần này không như mong đợi, những làng xóm thưa thớt tiêu điều cùng không gian lặng im và hoang vắng, khiến tâm trạng của “tôi” đã buồn lại càng buồn.

Về đến nhà gặp mẹ, gặp lại những người đã từng là một phần tuổi thơ của “tôi”. Đó là Nhuận Thổ, trước kia là một đứa trẻ mụ mẫm, lanh lợi, nhưng giờ đây là một người co ro cúm rúm với dáng điệu thê lương. Đó là thím Hai Dương, đã từng được mệnh danh là “nàng Tây Thi đậu phụ” thùy mị nết na, mà bây giờ lại chanh chua, đanh đá, thô lỗ, gian xảo…

Nhân vật “tôi” đã cảm thấy xa lạ, đau xót và dường như đánh mất kết nối với nơi mà anh đã từng có rất nhiều kỷ niệm đẹp. Anh dùng hơn 20 năm để đi xa và đến nhiều nơi. Khi trở về, anh lãng mạn hóa quá khứ của mình và những người từng sống trong đó. Nhưng những người ở quê cũ chẳng thể sống hoặc hành động theo cái cách mà ai đó nhớ đến họ được. Sự thay đổi của họ là tác động hai chiều từ những thế lực hủ bại bên ngoài xã hội và tâm tính lạc hậu mê muội bên trong mỗi người.

Lỗ Tấn đã hữu hình hóa những bức tường vô hình mọc lên theo thời gian giữa một người trí thức tha hương trở về và những người quen ở chốn cũ. Đó là bức tường chia rẽ con người do sự khác biệt giai cấp, là bức tường dựng nên bởi nhận thức về sự mất kết nối với quá khứ và sự khó xử của người trí thức buộc họ phải hướng sự chú ý ra khỏi quá khứ để đối mặt với hiện tại đầy rẫy những vấn đề xã hội, từ đó mở ra niềm hy vọng về một cuộc sống mới không còn phải giẫm lên những vết xe đổ, những tư duy cũ mòn và mê muội.

“Cố hương” vốn dĩ buồn, buồn ngay từ quyết định về quê dọn nhà đi nơi khác định cư của người kể chuyện, buồn đến những xơ xác tiêu điều của một làng quê vốn dĩ đẹp đẽ, buồn về mối quan hệ bạn bè lối xóm đã từng gắn bó thân thiết, buồn cả trong lòng mỗi người dân quê đã từng sống chất phát, thiện lương, khoáng đạt.

Nếu Nhuận Thổ là nhân vật đại diện cho lớp người nông dân bị bần cùng hóa, thì thím Hai Dương có lẽ là hình tượng điển hình cho những con người bị lưu manh hóa.

Cả cảnh vật và con người đều phát triển theo chiều hướng xấu đi.

Tác phẩm bởi vậy mà buồn.

Nhưng điểm buồn khởi phát là từ nỗi trăn trở day dứt của tác giả, là làm thế nào để thay đổi những thực trạng xấu xa trong xã hội này? Làm thế nào để giải quyết những nan đề: vô cảm, mê muội, đớn hèn, con đông, nghèo đói, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào…?

Bằng một bút lực mang sức tố cáo hiện thực mạnh mẽ và dữ dội, bằng óc quan sát và đối chiếu làm nổi bật sự đổi thay, nhất là bằng phương thức miêu tả nói ít mà gợi nhiều, Lỗ Tấn đã đề cập đến các vấn đề, các thế lực áp bức và các sách nhiễu của bộ máy tham ô mà chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì… thông qua những nạn nhân của chúng, những con người đói nghèo lương thiện bị nhấn xuống tận bùn đen, đày đọa thân họ khiến họ trở thành đần độn, mụ mẫm…

Thế nhưng, cùng với sự trói buộc vô hình của xã hội, chính những nạn nhân đáng thương còn tự trói mình bằng một sợi dây truyền thừa từ đời này sang đời khác. Ấy là sự mặc cảm, sự ngộ nhận về thân phận tôi đòi thấp kém. Ấy là căn bệnh nan y về mặt tinh thần của những người bị áp bức do chính họ tạo ra. Nó phổ biến lan tràn trở thành một thứ tâm tính quốc dân, kìm hãm con người ngu muội trong một không gian khép kín tối tăm.

Bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc và sự giác ngộ tư tưởng từ rất sớm, ngòi bút của đại văn hào Lỗ Tấn luôn hướng đến mục đích chữa bệnh tinh thần bằng văn chương.

“Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

Vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục giẫm chân lên lối mòn cũ, hay là mở ra một con đường mới. Phải chăng dụng ý của tác giả khi dựng nên tình huống truyện, là rời bỏ cố hương để chia tay với quá khứ, một quá khứ đáng buồn, đồng thời cũng có nghĩa là tiến lên trên một con đường mới? Thế nhưng, cứ cho là mối quan hệ giữa “tôi” với Nhuận Thổ đã thuộc về quá khứ, còn tình bạn của hai đứa trẻ Hoằng và Thủy Sinh thì sao?

“Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả… Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.”

Lỗ Tấn đặt niềm hy vọng vào thế hệ tiếp nối, có thể sống một cuộc sống khác, một cuộc đời mới mà cha ông của chúng chưa từng được sống, nghĩa là hy vọng về một xã hội trong đó con người được giải phóng, được tự do, được no ấm, và những mối quan hệ giữa con người với con người cũng trở nên tốt đẹp hơn.

C. Kết bài

Giá trị nhân văn của “Cố hương” không chỉ dừng lại ở sự cảm thông với nỗi khổ của kiếp người trong xã hội cũ – như kiếp người Nhuận Thổ hay thím Hai Dương, mà còn là sự tố giác, làm thức tỉnh và kiến tạo. Tố giác một xã hội đang tàn lụi, làm thức tỉnh những thế hệ đang sống trong chế độ cũ, hướng đến xóa bỏ những hủ bại lạc hậu nhằm kiến tạo xây dựng một mô hình mới, một đời sống mới, một xã hội mới tốt đẹp cho con người.

Lỗ Tấn bởi vậy được mệnh danh là con người cứu rỗi lương tâm của thời đại, chiến đấu cho nền văn nghệ mới và cuộc sống mới của nước nhà.

Kiên Trung

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/bai-van-mau-lop-9-phan-tich-truyen-ngan-co-huong-lo-tan-200493.html