PGS Văn Như Cương đã từng lạc quan, kiên cường chống chọi ung thư gan thế nào?

Được biết tỷ lệ người chữa khỏi được bệnh ung thư gan cơ tỷ lệ rất thấp, chỉ 1% cơ hội sống được. Vậy nhưng thầy Cương đã chống chọi căn bệnh này suốt 3 năm qua nhưng vì tuổi cao, thầy đã ra đi, nhưng tấm gương kiên cường, lạc quan của thầy còn sống mãi.

Bị phát hiện mắc bệnh ung thư gan từ tháng 8/2014, khi tổn thương gan khá nặng, khối u đã to 7 – 8 cm và có huyết khối, nhưng khác với nhiều người bị ung thư, thầy Cương không hề có tâm lý hoang mang mà coi như không có bệnh.

Thầy nói với Giáo sư Phạm Minh Thông – Trưởng khoa Chẩn đoán Hình ảnh bệnh viện Bạch Mai: “Tôi không nghĩ tới bệnh này đâu, bác sĩ cứ làm đúng chuyên môn của mình”.

Trong 3 phương án lựa chọn điều trị bệnh là ghép gan, phẫu thuật cắt khối u và thắt nút động mạch gan, PGS Văn Như Cương đã lựa chọn phương án thứ 3 là phù hợp nhất với bản thân mình. Giáo sư Thông là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật này ở Việt Nam nên ông và gia đình đã nhờ giáo sư can thiệp phẫu thuật nút mạch.

PGS Văn Như Cương chia sẻ bí mật về bệnh ung thư ở tuổi 79.

PGS Văn Như Cương chia sẻ bí mật về bệnh ung thư ở tuổi 79.

Giáo sư Thông cho biết: “Khi tiếp nhận trường hợp bệnh của PGS Văn Như Cương, tổn thương gan khá nặng, khối u đã to 7 – 8 cm, tắc tĩnh mạch cửa, khối u xâm lấn ra tĩnh mạch cửa chưa phải là muộn nhưng sớm hơn thì kết quả sẽ khả quan hơn. Nếu không được chữa trị sớm, sẽ tắc hết tĩnh mạch và rất nguy hiểm đến tính mạng”.

Giáo sư Thông chia sẻ, đây là một trong các biện pháp điều trị ung thư gan qua đường động mạch với nguyên lý cơ bản là chấm dứt nguồn cấp máu từ động mạch tới khối u, đồng thời đưa hóa chất diệt ung thư vào khối u.

Khi đưa thắt nút chính là bác sĩ sẽ luồn một ống có đường kính khoảng 1mm từ đùi vào động mạch gan rồi bơm hóa chất cùng dầu đặc biệt để khu trú trong khối u, làm tắc mạch máu gan và tiêu diệt khối u trong gan bằng biện pháp đốt mạch khác. Lúc đó, mạch máu chỗ dẫn đến nuôi khối u bị chặn, không còn vào nuôi khối u nữa, có thể coi là khối u bị chặn mất đường sống. Các bác sĩ chỉ kê thêm kháng sinh chống viêm nhiễm chứ không uống thêm một chất nào khác.

Song song với biện pháp nút hóa chất động mạch, gia đình thầy Cương cho thầy sử dụng thêm thuốc Đông y của ông lang Nho và sử dung thêm nước nấu từ lim xanh.

TS Văn Như Cương trong những ngày điều trị tại bệnh viện.

Bà Oanh, vợ thầy Cương, cho biết, lúc đầu Bệnh viện Việt Đức không cho sử dụng thuốc Đông y khi đang điều trị Tây y nên gia đình xin bác sĩ cho chuyển thầy Cương sang một bệnh viện tư nhân. Sau đó thầy Cương được nút mạch thêm 2 lần nữa ở bệnh viện tư, gia đình mời giáo sư Thông tới nút mạch hóa chất giúp thầy Cương. Sau 3 lần nút mạch, kết quả khả quan khi khối u được khống chế nhỏ dần đi.

Đến ngày 7/1/2015, thầy Cương đến kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ xem hình ảnh chụp CT của thầy Cương không tin vào mắt mình. Họ phải hội chẩn rồi chụp đi chụp lại tới 4 lần và đều chung kết quả: huyết khối đã không còn, khối u cũng trắng trên phim. Thầy Cương bảo “các bác sĩ ai cũng ngạc nhiên nói trường hợp của tôi rất hiếm thấy trong y học”.

Sau khi được xác định hết bệnh, đài báo đưa tin, PGS Cương kể có rất nhiều người đến hỏi sức khỏe của thầy và xin thầy kinh nghiệm điều trị ung thư gan. Trong đó có cả những người miền Trung, miền Nam gọi điện tới. Thầy Cương từng dí dỏm: “Tôi thành chuyên gia tư vấn bệnh mất rồi”.

Theo thầy Văn Như Cương khẳng định, bí quyết tốt nhất đẩy lùi bệnh ung thư gan là vứt gánh nặng bệnh tật để vui sống, chủ động chiến đấu với bệnh tật, giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục lao động, làm việc hăng say.

Sau này, tuy căn bệnh có tái phát và thầy Cương phải nhập viện để điều trị, thế nhưng ông vẫn là trường hợp bệnh nhân cao tuổi hiếm hoi có thể đẩy lùi căn bệnh nan y này trong một thời gian ngắn như vậy.

Trong thời gian chữa bệnh, PGS Văn Như Cương vẫn tích cực hoạt động, chăm lo cho các học sinh thân yêu của ông cũng như theo dõi thời cuộc. Ông vẫn lên tiếng trên báo chí mỗi khi có những vấn nạn liên quan đến ngành giáo dục.

Cô Văn Thùy Dương - con gái của PGS Văn Như Cương - cho biết thầy Cương nhập viện vì bị khối u gan chèn mật.

Khoảng thời gian 21/2/2017, thầy Văn Như Cương cũng nhập viện vì căn bệnh ung thư gan. Quá trình chiến đấu với căn bệnh tử thần, bản thân thầy Cương luôn là chiến binh dũng cảm.

PGS Văn Như Cương mất khoảng 0h27 phút sáng 9/10 do bị tràn dịch màng phổi. Trước đó, ông điều trị tại bệnh viện, được đưa về gia đình hôm thứ sáu (6/10).

Cô Văn Thùy Dương - con gái của PGS Văn Như Cương - cho biết thầy Cương nhập viện vì bị khối u gan chèn mật.

Trước đó, khoảng thời gian 21/2, thầy Văn Như Cương cũng nhập viện vì căn bệnh ung thư gan. Quá trình chiến đấu với căn bệnh tử thần, bản thân thầy Cương đã là chiến binh dũng cảm.

Thầy Văn Như Cương thường đánh trống khai giảng năm học mới.

Khi hay tin thầy Văn Như Cương ốm nặng, 3.000 học sinh toàn trường hát vang ca khúc truyền thống Bài ca Lương Thế Vinh như một món quà tinh thần giúp thầy mau vượt qua bệnh tật. Hàng chục nghìn còn hạc giấy được treo lên ở sảnh trường Lương Thế Vinh cơ sở Nam Trung Yên gây xúc động cho nhiều người.

Ngày thầy Văn Như Cương trở về trường THCS Lương Thế Vinh (Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội), hàng trăm học sinh đã đứng dậy cổ vũ thầy trong tiếng trống trường rộn rã.

Tình yêu thương của học trò là món quà vô giá, minh chứng cho cả cuộc đời PGS Văn Như Cương hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Sự trăn trở của ông thể hiện trong những câu thơ: "Các em vào đại học thầy vui / Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi / Ít em mong muốn vào sư phạm / Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi".

PGS Văn Như Cương từng nói ông là người sáng lập nên thương hiệu trường THPT Lương Thế Vinh nhưng để giữ gìn nó còn phụ thuộc rất nhiều vào học sinh, giáo viên trong trường.

Thầy giáo Văn Như Cương sinh 1937, là nhà giáo, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia. Ông là tiến sĩ toán học, được phong học hàm phó giáo sư.

PGS Văn Như Cương được biết đến là người thành lập, hiệu trưởng (từ năm 1989 đến 2014) của THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam. Sau 25 năm làm hiệu trưởng, thầy đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị trường từ năm 2014. Thầy nổi tiếng thẳng tính, từng mạnh dạn nêu lên những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục.

Minh Minh (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/qua-trinh-day-lui-can-benh-ung-thu-gan-cua-pgs-van-nhu-cuong-o-tuoi-xua-nay-hiem-a204555.html