Ông Lý Hiển Long: 20 năm thủ tướng và cả cuộc đời được người dân Singapore dõi theo

Ngày 15-5, Thủ tướng thứ ba của Singapore - ông Lý Hiển Long đã từ chức để chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm là ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài).

 Sự kiện mở một chương mới đối với bản thân ông Lý Hiển Long và với Singapore sau hơn 20 năm ông lãnh đạo quốc đảo này.

Sự kiện mở một chương mới đối với bản thân ông Lý Hiển Long và với Singapore sau hơn 20 năm ông lãnh đạo quốc đảo này.

 Dưới đây là hành trình trưởng thành và sự nghiệp chính trị của ông Lý Hiển Long, theo kênh Channel News Asia.

Dưới đây là hành trình trưởng thành và sự nghiệp chính trị của ông Lý Hiển Long, theo kênh Channel News Asia.

Tuổi thơ gắn bó với chính trị

Ông Lý Hiển Long sinh ngày 10-2-1952, là con vị Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu và bà Kwa Geok Choo.

 Năm 1959, khi ông Lý Hiển Long lên 7 tuổi, cha ông là ông Lý Quang Diệu tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore.

Năm 1959, khi ông Lý Hiển Long lên 7 tuổi, cha ông là ông Lý Quang Diệu tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore.

“Con trai lớn của tôi khi đó đủ lớn để theo tôi đi khắp các hoạt động vận động tranh cử, tham quan khu vực bầu cử cũng như các chiến dịch bầu cử” - ông Lý Quang Diệu viết trong cuốn hồi ký Hard Truths To Keep Singapore Going (tạm dịch: Những sự thật nghiệt ngã để Singapore tiến lên).

 Thuở nhỏ, ông Lý Hiển Long thường theo cha vận động tranh cử và xuất hiện trong nhiều sự kiện. Ông Lý luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân.

Thuở nhỏ, ông Lý Hiển Long thường theo cha vận động tranh cử và xuất hiện trong nhiều sự kiện. Ông Lý luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân.

 Theo CNA, tuổi thơ của ông Lý Hiển Long gắn bó chặt chẽ với nền chính trị Singapore.

Theo CNA, tuổi thơ của ông Lý Hiển Long gắn bó chặt chẽ với nền chính trị Singapore.

 Ông Lý Hiển Long theo chân ông Lý Quang Diệu và các quan chức Singapore trong một chuyến khảo sát thực địa ở Khu công nghiệp Jurong (khu công nghiệp lớn nhất Singapore).

Ông Lý Hiển Long theo chân ông Lý Quang Diệu và các quan chức Singapore trong một chuyến khảo sát thực địa ở Khu công nghiệp Jurong (khu công nghiệp lớn nhất Singapore).

 Ở trường, ông Lý Hiển Long là một học sinh giỏi với nhiều giải thưởng.

Ở trường, ông Lý Hiển Long là một học sinh giỏi với nhiều giải thưởng.

 Năm 1970, ông Lý Hiển Long là một trong tám người nhận được học bổng từ Tổng thống Singapore Yusof Ishak.

Năm 1970, ông Lý Hiển Long là một trong tám người nhận được học bổng từ Tổng thống Singapore Yusof Ishak.

Một năm sau đó, ông Lý nhận học bổng du học nước ngoài của Lực lượng vũ trang Singapore (SAF).

Ông Lý lựa chọn học bổng của SAF và theo học chuyên ngành toán tại trường Trinity, ĐH Cambridge (Anh) và tốt nghiệp vào năm 1974 với điểm số đứng đầu khóa.

 Nhiều người dự đoán ông Lý Hiển Long sẽ trở thành nhà toán học, nhưng ông đã không đi theo con đường này.

Nhiều người dự đoán ông Lý Hiển Long sẽ trở thành nhà toán học, nhưng ông đã không đi theo con đường này.

Sau đó, ông Lý trở lại SAF và phục vụ trong quân đội Singapore. Năm 1983, ông Lý trở thành chuẩn tướng trẻ nhất trong lịch sử Singapore lúc bấy giờ.

 Cột mốc đáng nhớ trong binh nghiệp của ông Lý Hiển Long là việc ông dẫn đầu chiến dịch giải cứu sau khi cáp treo đảo Sentosa bị đứt.

Cột mốc đáng nhớ trong binh nghiệp của ông Lý Hiển Long là việc ông dẫn đầu chiến dịch giải cứu sau khi cáp treo đảo Sentosa bị đứt.

Tuy nhiên đến năm 1984, ông Lý giải ngũ.

“Tôi quyết định rằng mình có trách nhiệm quay trở lại Singapore, trở thành một phần của Singapore và làm những gì có thể để giúp đất nước thành công” - ông Lý nói với đài CCTV năm 2023.

Con đường chính trị

 Sau khi rời quân đội, ông Lý Hiển Long được bầu làm nghị sĩ tại khu vực bầu cử Teck Ghee SMC ở tuổi 32.

Sau khi rời quân đội, ông Lý Hiển Long được bầu làm nghị sĩ tại khu vực bầu cử Teck Ghee SMC ở tuổi 32.

Ông Lý thăng tiến qua các cấp bậc, trở thành Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore vào năm 1987.

 Năm 1990, ông Lý Hiển Long được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng trong nội các của Thủ tướng Goh Chok Tong.

Năm 1990, ông Lý Hiển Long được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng trong nội các của Thủ tướng Goh Chok Tong.

Ông Goh là người đã phát hiện ra tài năng của ông Lý ngay từ khi ông Lý còn phục vụ trong quân đội và ông Goh khi đó là bộ trưởng quốc phòng.

Nhưng cuộc đời chính trị của ông không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió.

 Ban đầu, ông Lý Hiển Long đã do dự trong việc dấn thân vào chính trường sau cái chết của người vợ đầu tiên vì sợ rằng mình không có thời gian do lúc đó ông là một ông bố đơn thân.

Ban đầu, ông Lý Hiển Long đã do dự trong việc dấn thân vào chính trường sau cái chết của người vợ đầu tiên vì sợ rằng mình không có thời gian do lúc đó ông là một ông bố đơn thân.

Vào năm 1992, ông Lý được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch. Ông từ chức Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp nhưng vẫn tiếp tục làm Phó Thủ tướng.

Căn bệnh ung thư sau đó đã thuyên giảm nhờ hóa trị thành công.

 Bất chấp những thách thức, ông Lý Hiển Long vẫn là thành viên chủ chốt trong nội các của Thủ tướng Goh và đảm nhận vai trò Bộ trưởng Tài chính vào năm 2001.

Bất chấp những thách thức, ông Lý Hiển Long vẫn là thành viên chủ chốt trong nội các của Thủ tướng Goh và đảm nhận vai trò Bộ trưởng Tài chính vào năm 2001.

Nhân kỷ niệm quốc khánh Singapore năm 2003, ông Goh đã chính thức thông báo ông Lý sẽ là người kế nhiệm mình.

 Một năm sau, ông Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore.

Một năm sau, ông Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore.

Một nhà lãnh đạo yêu thích mạng xã hội

Tháng 4-2012, Thủ tướng Lý chính thức ra mắt trang Facebook, đánh dấu sự thay đổi trong cách ông tương tác với công chúng.

 Từ đây, những người theo dõi có thể nhìn thế giới qua lăng kính của thủ tướng.

Từ đây, những người theo dõi có thể nhìn thế giới qua lăng kính của thủ tướng.

 Đầu năm 2015, những vấn đề sức khỏe xảy ra với ông Lý Hiển Long. Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Đầu năm 2015, những vấn đề sức khỏe xảy ra với ông Lý Hiển Long. Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Vài tuần sau, cha ông - cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu - qua đời.

“Sự sống còn của Singapore là mối quan tâm lớn nhất trong suốt cuộc đời của cha tôi. Ông ấy đã cống hiến hết mình cho Singapore, đoàn kết chúng ta thành một dân tộc và thúc đẩy chúng ta tự lực cánh sinh” - ông Lý Hiển Long nói khi thông báo về sự ra đi của cha mình - ông Lý Quang Diệu.

 Năm 2016 đánh dấu một cột mốc mới trong vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Lý Hiển Long khi ông trở thành thủ tướng Singapore đầu tiên thăm chính thức Mỹ kể từ năm 1985.

Năm 2016 đánh dấu một cột mốc mới trong vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Lý Hiển Long khi ông trở thành thủ tướng Singapore đầu tiên thăm chính thức Mỹ kể từ năm 1985.

 Ông Lý Hiển Long cũng cố gắng thúc đẩy mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình.

Ông Lý Hiển Long cũng cố gắng thúc đẩy mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình.

Về mặt khu vực, ông Lý xây dựng mối quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng như Malaysia và Indonesia.

 Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim Sultan Iskandar trao tặng huân chương cho Thủ tướng Lý Hiển Long vào năm 2022.

Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim Sultan Iskandar trao tặng huân chương cho Thủ tướng Lý Hiển Long vào năm 2022.

 Tháng 4 năm nay, ông Lý Hiển Long đã đến thăm Indonesia, gặp Tổng thống Indonesia - ông Joko Widodo. Đây cũng là chuyến công du cuối cùng của ông trên cương vị thủ tướng.

Tháng 4 năm nay, ông Lý Hiển Long đã đến thăm Indonesia, gặp Tổng thống Indonesia - ông Joko Widodo. Đây cũng là chuyến công du cuối cùng của ông trên cương vị thủ tướng.

Ngày 15-4-2024, đúng 40 năm sau khi giải ngũ và được bầu làm nghị sĩ, ông Lý thông báo Phó Thủ tướng Hoàng Tuần Tài sẽ kế nhiệm ông, trở thành thủ tướng thứ 4 của đảo quốc sư tử.

 Hai tuần sau đó, ông Lý Hiển Long có bài phát biểu cuối cùng trên cương vị thủ tướng Singapore vào ngày Quốc tế lao động 1-5.

Hai tuần sau đó, ông Lý Hiển Long có bài phát biểu cuối cùng trên cương vị thủ tướng Singapore vào ngày Quốc tế lao động 1-5.

"Tôi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và tôi rất hạnh phúc vì đã chọn con đường phục vụ người dân này từ nhiều năm về trước" - ông Lý phát biểu.

 Sau 20 năm lãnh đạo Singapore thành công, ông Lý Hiển Long đã cuối chào lần cuối trên cương vị thủ tướng.

Sau 20 năm lãnh đạo Singapore thành công, ông Lý Hiển Long đã cuối chào lần cuối trên cương vị thủ tướng.

Nguồn PLO: https://plo.vn/ong-ly-hien-long-20-nam-thu-tuong-va-ca-cuoc-doi-duoc-nguoi-dan-singapore-doi-theo-post790793.html