Oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga: 'Sát thủ diệt tàu sân bay' một thời ám ảnh Mỹ

Từng được coi là biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh, máy bay Tu-22M3 là ‘sát thủ ném bom’ bao phen khiến các tàu sân bay của Hải quân Mỹ bị ám ảnh. Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới Chia sẻ

Theo những tin tức mới nhất trên báo Kiến Thức, mạng xã hội Nga mới đây đăng tải loạt ảnh cho thấy một chiếc máy bay Tu-22M3 của Không quân nước này có lẽ đã gặp tai nạn ngay tại sân bay. Loạt ảnh máy bay ném bom Tu-22M3 gặp nạn được đăng tải hôm 18/6, nhưng phía Không quân Nga không xác nhận thông tin. Việc này khiến nhiều người cho rằng Không quân Nga có vẻ muốn giấu giếm thông tin Tu-22M3 gặp nạn.

Máy bay Tu-22M3 từng được mệnh danh là ‘thần chết’, ‘sát thủ diệt tàu sân bay’ khiến phương Tây e sợ trong thời Chiến tranh Lạnh

Các hình ảnh trên mạng cho thấy chiếc oanh tạc cơ Tu-22M3 nằm trên bãi cỏ ngoài với những thương tích lớn ở bụng máy bay và trên cánh. Có vẻ như chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 gặp trục trặc kỹ thuật khi hạ cánh, có thể là hệ thống phanh bị hỏng khiến phi công không thắng được, làm cho máy bay trượt ra ngoài đường băng gây hư hỏng với hệ thống hạ cánh… dẫn tới một loạt vấn đề khác.

Tu-22M3 (NATO định danh là Backfire) là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa siêu thanh, cánh cụp cánh xòe, tấn công trên biển được phát triển bởi Cục Thiết kế Tupolev của Nga. Máy bay Tu-22M3 là một trong những “sát thủ” thời Chiến tranh Lạnh. Vốn được phát triển để trở thành loại máy bay ném bom tầm trung - xa, Backfire có khả năng tác chiến tấn công tàu sân bay, báo Giao Thông nhận định.

Theo thông tin báo Thanh Niên trích từ nguồn TASS, oanh tạc cơ Tu-22 cất cánh bay lần đầu ngày 21/6/1960, do hãng Tupolev thiết kế chế tạo. Từ đó đến nay nhiều biến thể của dòng chiến đấu cơ này lần lượt xuất hiện, và mới nhất là máy bay Tu-22M3 loại cánh cụp cánh xòe.

Ban đầu máy bay Tu-22M3 có 2 động cơ đặt ở phái sau đôi máy bay. Oanh tạc cơ này dài 41,6 m, tổ lái 3 người, tốc độ bay là 1.510 km/giờ, tầm hoạt động 4.900 km. Máy bay có thể mang 9 tấn bom, 1 tên lửa hành trình Kh-22, 1 pháo 23 mm. Máy bay này rất khó hạ cánh vì tốc độ khi hạ cánh trên 100 km/giờ, điều khiển cũng khó, nên Liên Xô chỉ sản xuất số lượng ít.

Liên Xô sau đó không ngừng cải tiến Tu-22 và loại Tu-22M3 với động cơ đặt hai bên thân, mạnh mẽ hơn và tốc độ lớn hơn 2.000 km/giờ, tầm hoạt động 7.000 km, trần bay 14 km, tổ bay gồm 4 người (phi công, phi công phụ, sĩ quan ném bom, sĩ quan các hệ thống phòng vệ). Đặc biệt hai cánh máy bay này có thể xòe ra cụp lại để tăng/giảm tốc. Máy bay bay thử năm 1969, sản xuất từ 1972 và đã có 500 chiếc được chế tạo.

Oanh tạc cơ Tu-22M là một trong những chiếc máy bay ném bom nhanh nhất thế giới hiện nay được trang bị vũ khí ‘khủng’

Máy bay Tu-22M3 là phiên bản cuối cùng của dòng Backfire hiện vẫn đang phục vụ trong không quân Nga. Được phát triển từ dòng Tu-22 kém tinh vi hơn rất nhiều, Tu-22M là sự lột xác hoàn toàn về thiết kế. Khi Tu-22M3 được đưa vào biên chế, nó đã khiến Hải quân Mỹ rất bất an do chúng được thiết kế để mang theo một lượng lớn các tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa. Máy bay Tu-22M3 bay rất nhanh, tốc độ tối đa của nó là Mach 1,88 (2.322km/h) và chủ yếu bay ở tốc độ Mach 1,6 (1.976 km/h) để gia tăng tuổi thọ.

Dù có kích thước nhỏ hơn Tu-160 và Tu-95, chiếc oanh tạc cơ này vẫn có thể chở theo gần 24 tấn vũ khí dưới cánh và từ khoang trong bụng, cùng tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân, tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển trong mọi điều kiện thời tiết. Đáng chú ý là máy bay chiến đấu Tu-22M3 có thể mang theo 10 tên lửa diệt hạm Kh-15 hoặc ba tên lửa Raduga Kh-22, cả hai loại tên lửa này đều có thể đạt vận tốc bay khoảng Mach 5,0 (khoảng 6.2500 km/h).

Trong số các vũ khí này, tên lửa Kh-22 nặng 5.850 kg cực kỳ đáng sợ bởi tầm bắn của nó lên tới 512 km, và đầu đạn nổ lõm nặng 990 kg có thể tiêu diệt hoặc làm hư hỏng nặng tàu sân bay của Mỹ ngay sau đòn trúng đích đầu tiên, báo VnExpress cho hay.

Ngoài ra, máy bay Tu-22M3 cũng mang theo các loại bom không dẫn đường thông thường gồm 20 bom FAB-250 hoặc 8 bom FAB-1500. Dunarit - công ty sản xuất các loại bom OFAB-250-270, cho biết "vũ khí này dùng để phá hủy các cơ sở công nghiệp, quân sự, nút giao thông đường sắt, sinh lực địch trên địa hình trống trải và các loại xe bọc thép hạng nhẹ, xe tải đang hành quân".

Theo chuyên gia Dave Majumdar của National Interest, khi oanh tạc cơ Tu-22M3 ra đời, Mỹ không hề có bất cứ loại máy bay nào tương đương về tính năng và vai trò. Loại tiệm cận nhất mà Mỹ có thể đem ra so sánh là B-1B Lancer, vốn đã bị gỡ bỏ chức năng tấn công hạt nhân thời hậu Chiến tranh Lạnh. Một loại máy khác có vai trò tương tự là biến thể ném bom chiến lược đã bị cho về hưu FB-111.

Máy bay Tu-22M3 với tốc độ bay đến 2.000 km sẽ tiếp tục nâng cấp vào năm 2020 để hoạt động thêm 40 năm nữa

Vào thời điểm đó, một máy bay siêu âm cánh mũi tên như Tu-22M3 đã gây nỗi kinh hoàng cho mọi hệ thống phòng không phương Tây, bởi nó có tầm bay vượt trội so với tầm bao phủ của các tên lửa đánh chặn. Trong khi Tu-95 và Tu-160 nổi tiếng với kích thước khổng lồ và khả năng tấn công hạt nhân khủng khiếp thì Tu-22 lại được coi là một “sát thủ diệt tàu sân bay“ hàng đầu trên thế giới.

Hiện Hải quân và Không quân Nga vẫn đang sử dụng loại máy bay ném bom siêu thanh này. Dự kiến vào năm 2020, Nga sẽ nâng cấp 30 chiếc máy bay Tu-22M3 để kéo dài thời hạn phục vụ thêm 40 năm nữa. Hơn 55 năm đã trôi qua kể từ chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom siêu thanh tầm xa Tu-22 của Không quân Liên Xô nhưng cho đến tận ngày nay, oanh tạc cơ Tu-22M3 vẫn là nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ lực lượng hải quân nào.

Dòng tâm sự mặn chát vị nước mắt của gia đình phi công Trần Quang Khải(VietQ.vn) - Sáng nay 20/6, lễ truy điệu Đại tá phi công Trần Quang Khải đã diễn ra giữa nỗi đau đớn, thương tiếc khôn nguôi của những người ở lại.

Phan Huyền (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/may-bay-tu-22m3-sat-thu-diet-tau-san-bay-mot-thoi-am-anh-my-d95799.html