Nước Pháp chia tay với các mỏ khoan dầu

Người ta vẫn còn bắt gặp trạm dầu mỏ ở một vài cái ở cánh đồng Seine-et-Marne hay bên phía Landes với những cái đầu ngựa lắc lư nhẹ nhàng. Những chiếc máy bơm đều đặn từng giọt dầu trong lòng đất của bồn trũng Paris. Nước Pháp không phải là Texas. Việc sản xuất hydrocarbure chỉ chiếm không đến 1% của nhu cầu tiêu thụ hàng năm, tạo ra 1.500 việc làm trực tiếp, và việc chấm dứt nó cũng đã có kế hoạch chắc chắn.

Từ ngày 4/10, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu cho việc chấm dứt tất cả khai thác dầu và gaz tại Pháp vào năm 2040.Nếu nhìn qua, việc này trước hết là mang tính biểu tượng, nó đánh dấu, một cách dễ dàng, hành động của nước Pháp để đi đến một thế giới giảm khí thải và phù hợp với hiệp định Paris về khí hậu. Thế nhưng, nếu nước Pháp quyết định không sản xuất thêm một giọt dầu nào trên đất của mình, thì một cách logic nó cũng sẽ không nhập khẩu dầu. Nếu không thì quyết định này trở nên đạo đức giả - tôi làm ô nhiễm nhà người khác chứ không phải ở nhà tôi - , hay là một thảm hoạ kinh tế - tôi bơm thâm hụt ngân sách ra bên ngoài - , và nguy hiểm về mặt chiến lược, với rủi ro phụ thuộc vào một nước thứ ba cho một chiến lược cung ứng. Hai lý lẽ cuối cùng này đã từng được xác thực, trong những năm 1970, sau việc ban hành kế hoạch điện hạt nhân pháp.

Từ lúc này trở đi, giải pháp thay thế, mang tính địa phương và không thải CO2, là hạt nhân và các năng lượng tái tạo. Luật về chuyển giao năng lượng, dự kiến việc giảm hạt nhân 80% còn 50% từ giờ đến 2025, chỉ còn lại việc phát triển năng lượng tái tạo, mà đã được thực hiện năm 2016 với 20% của sản xuất điện, so với hai phần còn lại là thuỷ điện. Mục tiêu khá khó khăn để đi xa hơn với những rào cản trong hi vọng dựa vào năng lượng mặt trời và gió.

Vấn đề là, giống như ví dụ ở Đức, sự phát triển này vừa đắt vừa không ổn định cho cả hệ thống năng lượng. Trong một phân tích, France Strategie đã bóc tách mô hình này, việc đóng cửa các trung tâm hạt nhân và việc vội vàng phát triển năng lượng tái tạo, chiếm tỉ trọng 32% của sản xuất điện, sẽ nhận được một hoá đơn khổng lồ trị giá 500 tỉ euro (chủ yếu cho mạng lưới), một cái giá điện gấp đôi cho tư nhân và sự tăng sản xuất than, bán rất rẻ tại Đức, và kéo theo là sự ô nhiễm và thải khí CO2.

Giải pháp khôn ngoan nhất để đi cùng với trào lưu năng lượng tái tạo là phải bổ sung vào mạng lưới, hoặc với hạt nhân, hoặc với gaz, đã từ lâu được hậu thuẫn bởi nghành công nghiệp dầu mỏ như là năng lượng của thế kỷ XXI. Cái mà đưa chúng ta lại với điểm bắt đầu. Con đường chuyển hoá năng lượng chắc chắn là đầy thử thách.

Nguyễn Kim

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/nuoc-phap-chia-tay-voi-cac-mo-khoan-dau-78477.html