Nóng: Siêu quái vật đầu rắn dài 10m bất ngờ hiện hình ở Australia

Với việc tìm thấy hóa thạch được bảo quản trong đá cổ đại ở phía Tây Queensland, Australia, các chuyên gia xác định được một siêu quái vật đầu rắn dài 10m sống cách đây 100 triệu năm.

Nhóm thợ săn hóa thạch nghiệp dư "Rock Chicks" đã tìm thấy phần đầu và thân của một siêu quái vật được bảo quản trong đá cổ đại ở phía Tây Queensland, Australia. Sau đó, các chuyên gia do nhà cổ sinh vật học Espen Knutsen của Mạng lưới Bảo tàng Queensland đã tiến hành nghiên cứu hóa thạch này.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia, hóa thạch thuộc về một cá thể thuộc loài Eromangasaurus australis - một thành viên của nhóm bò sát biển elasmosaur.

Đây là một chi "thằn lằn đầu rắn". Theo các chuyên gia, loài này có chiếc cổ dài như cổ rắn, phần đầu có hình dáng khá "dị" với mõm dài và hàm răng sắc nhọn. Với thân của khủng long, quái vật này thay vì có 4 chân thì chúng có 4 vây lớn và khỏe. Chiều dài cơ thể của nó lên tới 10m.

Hóa thạch tìm thấy là một cá thể Eromangasaurus australis sống cách đây khoảng 100 triệu năm (tức thuộc kỷ Phấn Trắng). Vào thời điểm ấy, loài này càn quét cá và mực trong vùng biển đầy quái vật của thời kỳ khủng long.

Tiến sĩ Knutsen cho hay đây sẽ là đây là lần đầu tiên các chuyên gia tìm được hóa thạch phần đầu và thân của một con Eromangasaurus australis. Hiện nó được trưng bày trong bộ sưu tập của Bảo tàng Queensland.

"Chúng tôi vô cùng phấn khích khi nhìn thấy hóa thạch này. Nó được xem như phiến đá Rosetta của ngành cổ sinh vật biển vì nó có thể nắm giữ "chìa khóa" giúp làm sáng tỏ sự đa dạng và tiến hóa của thằn lằn đầu rắn thuộc kỷ Phấn Trắng ở Australia", Tiến sĩ Knutsen cho biết.

"Chúng tôi vô cùng phấn khích khi nhìn thấy hóa thạch này. Nó được xem như phiến đá Rosetta của ngành cổ sinh vật biển vì nó có thể nắm giữ "chìa khóa" giúp làm sáng tỏ sự đa dạng và tiến hóa của thằn lằn đầu rắn thuộc kỷ Phấn Trắng ở Australia", Tiến sĩ Knutsen cho biết.

Theo các chuyên gia, vào kỷ Phấn Trắng, phần lớn Queensland được bao phủ bởi một vùng biển nông, rộng lớn. Nó được gọi là Biển Eromanga.

Việc tìm thấy hóa thạch của sinh vật đại dương cổ xưa, bao gồm cả các loài bò sát biển như plesiosaur và ichthyosaur (ngư long) trong thời gian qua ở Queensland góp phần giúp giới khoa học từng bước hoàn thiện về sơ đồ hệ sinh thái động thực vật tại vùng đất này.

Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo Sci-News)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-sieu-quai-vat-dau-ran-dai-10m-bat-ngo-hien-hinh-o-australia-1782809.html