Nóng: Mảnh xác máy bay F-35B bị đánh cắp bởi 'nước lạ'?

Nhiều thông tin cho rằng, mảnh xác máy bay F-35B của Anh gặp nạn trên biển Địa Trung Hải vừa qua, đã bị đánh cắp bởi một quốc gia 'không xác định'.

Vào ngày 17/11 vừa qua, một máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, trong một lần cất cánh bay huấn luyện từ tàu sân bay của HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh, đã bị tai nạn và rơi xuống Biển Địa Trung Hải. Phi công nhảy dù và được cứu hộ an toàn.

Các nỗ lực của Hải quân Anh để lấy mảnh vỡ của chiếc máy bay chiến đấu F-35B bị rơi đã kết thúc trong một vụ bê bối rất nghiêm trọng; khi phương tiện không người lái dưới nước lặn xuống độ sâu chỗ chiếc máy bay rơi, thì hầu hết các mảnh vỡ chỉ đơn giản là biến mất, bởi những phương tiện “không xác định”.

Trước đó có thông tin cho rằng, một tàu ngầm lớp Kilo cải tiến của Hải quân Nga, thuộc Hạm đội Biển Đen, mà phương Tây đặt biệt danh là “hố đen đại dương”, vì khả năng giữ bí mật rất tốt; có thể đã di chuyển vào khu vực này.

Theo thông tin, Hải quân Anh đã rà soát dưới đáy biển Địa Trung Hải trong bán kính một hải lý; tuy nhiên người ta không thể tìm thấy xác chiếc máy bay chiến đấu F-35 bị rơi.

Các mảnh vỡ nhỏ đã được tìm thấy gần nơi rơi của chiếc F-35B, nhưng phần lớn của thân máy bay, bao gồm động cơ, buồng lái, hộp đen ghi thông tin của chuyến bay và vũ khí, đã biến mất một cách “khó hiểu”; mặc dù xác chiếc F-35B là không hề nhỏ.

Mặc dù sau vụ tai nạn, Hải quân Anh đã phong tỏa khu vực biển xảy ra vụ việc; vào ngay chiều ngày xảy ra vụ tai nạn, sau khi khóa vị trí rơi của chiếc F-35B, Hải quân Anh đã cử thợ lặn đến bảo vệ xác chiếc máy bay chiến đấu chìm dưới đáy biển và điều động chiến đấu cơ tuần tra vùng trời gần đó.

Hiện tại, vẫn chưa rõ “quốc gia nào” sở hữu mảnh vỡ chính của chiếc F-35B bị tai nạn, nhưng điều này đe dọa London với một vụ bê bối rất nghiêm trọng, vì cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều có thể tiếp cận được với mảnh vỡ chiếc F-35B; mặc dù chính thức phía Nga tỏ ra “không quan tâm”, vì công nghệ của tiêm kích F-35 đã được tiết lộ.

Trong khi đó vụ rơi F-35B tiếp tục gây ra bê bối, khi hãng sản xuất ghế phóng Martin Baker bị tố cáo “biến đám tang trở thành một sự kiện hạnh phúc”, khi cố gắng phổ biến đoạn video chiếc F-35B rơi, để quảng cáo về độ an toàn về chiếc ghế phóng do họ sản xuất.

Sau khi có thông tin về vụ tai nạn F-35B, nhà sản xuất ghế phóng của tiêm kích F-35B là Công ty Martin Baker của Anh đã đăng khẩu hiệu trên trang web: “Cho đến nay, chúng tôi đã cứu sống 7.662 phi công trên toàn thế giới”.

Ý của công ty Martin Baker là mặc dù chiếc F-35B của Hải quân Anh, mới lao khỏi đường băng và bị đâm ngay xuống biển, nhưng phi công vẫn phóng dù thoát an toàn. Nhưng câu khẩu hiệu của Martin Baker đã gây lên làn sóng chỉ trích trên khắp nước Anh.

Martin Baker là công ty đầu tiên trên thế giới tham gia vào việc thiết kế và sản xuất ghế phóng cho phi công. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, công ty đã lắp đặt ghế phóng do mình thiết kế trên máy bay chiến đấu phản lực Meteor cho các cuộc thử nghiệm phóng, mở ra “huyền thoại cứu mạng” của ghế phóng.

Các máy bay chiến đấu dòng F-35 được trang bị ghế phóng MK16-US16E do Martin Baker sản xuất. Cho đến nay, chiếc ghế phóng này đã đẩy phi công ra khỏi cabin thành công trong nhiều vụ rơi máy bay chiến đấu dòng F-35.

Là quốc gia đối tác cấp một của chương trình máy bay chiến đấu F-35, Anh sẽ mua 138 máy bay chiến đấu F-35B cho Không quân và Hải quân nước này, để thay thế máy bay cường kích Harrier và chiến đấu cơ Sea Harrier. Về lý thuyết, F-35B này có thể được triển khai theo phương thức hỗn hợp.

F-35B là máy bay chiến đấu tàng hình cất và hạ cánh tầm ngắn / thẳng đứng quy mô lớn đầu tiên trên thế giới. Máy bay có thể mang nhiều loại vũ khí để thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, trên biển và không chiến.

Khó khăn trong thiết kế của loại máy bay chiến đấu cất và hạ cánh tầm ngắn / thẳng đứng này là hệ thống điều khiển, cần đảm bảo rằng các vòi phun động cơ có thể chuyển đổi linh hoạt giữa các trạng thái cất cánh và hạ cánh thẳng đứng và bay phẳng.

Hệ thống điều khiển máy bay chiến đấu F-35B có mức độ tự động hóa cao, có thể nhanh chóng điều chỉnh lực đẩy động cơ theo lệnh bay và điều chỉnh góc của vòi phun véc tơ để có thể cất và hạ cánh thẳng đứng hoặc bay ở mức tốc độ cao. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, loại máy bay chiến đấu tiên tiến này liên tục gặp sự cố, đến nay đã có 3 vụ rơi.

Sau vụ tai nạn, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói rằng vụ tai nạn có thể do lỗi kỹ thuật hoặc lỗi của con người. Báo cáo điều tra sơ bộ sẽ được công bố trong vài tuần tới. Nguồn ảnh: Pinterest.

Video về khoảnh khắc chiếc F-35B của Hải quân Anh lao xuống biển.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-manh-xac-may-bay-f-35b-bi-danh-cap-boi-nuoc-la-1630913.html