Nông dân thông minh

Tối 19/11, Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Một trong các điều đặc biệt là “Giải thưởng Khuyến tài” do Hội Khuyến học Việt Nam đề xuất nhằm khuyến khích những tài năng từ tinh thần tự học, tự nghiên cứu đã nỗ lực vượt khó để tạo ra những sản phẩm, công trình mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng dân cư tại địa phương và các khu vực lân cận.

GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Hai nông dân là các ông Văn Đức Quynh (SN 1963, văn hóa 9/12) thuộc tỉnh Quảng Trị đã tự tìm tòi để học thành thợ cơ khí 2. ông Quy đã tự học, sáng chế 6 loại máy: máy tách hạt bắp ngô, máy dập vỏ bia máy cắt đa năng máy dàn nâng hạ máy máy cắt măng rừng, máy đánh vẩy cá dàn nâng hạ máy; ông Đinh Văn Sơn (SN 1960, trình độ văn hóa 9/12) thuộc tỉnh Long An đã thực hiên Đề án máy sản xuất thức ăn tôm từ phế phẩm và máy chụp hút bắt côn trùng trên đồng ruộng.

Chắc chắn các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam với các học hàm, học vị “ngất ngưởng” cũng phải “ngả mũ” kính phục những người nông dân này.

Việt Nam là đất nước sản xuất ra hạt lúa. Lúa gạo Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, từ chỗ không đủ ăn, đến sản xuất tự cung, tự cấp và sau đó vươn lên xuất khẩu đứng hàng thứ hai, thứ ba thế giới. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển đã thay đổi cách làm và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) để tăng năng suất và chất lượng, điều này làm gia tăng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Làm sao để bà con nông dân thay đổi nhận thức là đang kinh doanh trên đồng ruộng của mình, sản xuất ra lúa hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng trong nước và thế giới.

Chính phủ và các nhà khoa học Việt Nam đã tính, đã chuẩn bị cho nông dân như thế nào? Chắc chắn chúng ta chưa trả lời được câu hỏi làm sao để có “nhà nông thông minh” như nông nghiệp Thái Lan.

Ta kém các nước trong khu vực về làm nông không? “Xem họ làm ruộng thì nông dân xứ mình đâu có thua kém gì. Mình muốn có năng suất cao, năm mần tới 3 vụ nên phải xài thiệt nhiều phân và thuốc trừ sâu hóa học. Nông dân tụi tui sẵn sàng làm ít vụ, chọn giống lúa tốt, áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ, sinh học, chấp nhận năng suất lúa không cao để có hạt gạo chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu thôi”, một nông dân sau khi được đi tham quan cách làm nông nghiệp của Thái Lan đã nói như vậy.

Khâu yếu kém nhất của ta hiện nay vẫn là ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và bảo quản chế biến sau thu hoạch, nhất là trong giai đoạn biến đổi khí hậu như hiện nay. Chính vì thế, “Giải thưởng Khuyến tài” của hai nông dân được vinh danh tại “Nhân tài Đất Việt 2016” có ý nghĩa thời cuộc!

Ngô Đức Hành

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/doanh-nghiep/nong-dan-thong-minh-306143.html