Nợ toàn cầu đạt kỷ lục 315 nghìn tỷ USD

Một nghiên cứu cho thấy, thước đo chính về nợ thế giới tiếp tục leo thang khi nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 315 nghìn tỷ USD trong quý đầu tiên của năm, được thúc đẩy bởi hoạt động vay mượn ở các thị trường như Mỹ và Nhật Bản.

Tỷ lệ nợ trên sản lượng toàn cầu - thước đo mô tả khả năng trả nợ của người đi vay - đã tăng lên mức 333% sau ba quý giảm liên tiếp, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết hôm thứ Ba trong báo cáo Nợ toàn cầu hàng quý của mình.

Sự thay đổi này diễn ra khi giá trị đồng USD - đồng tiền cho vay chính, tăng khoảng 1,3 nghìn tỷ USD mỗi quý.

Nợ toàn cầu đạt kỷ lục 315 nghìn tỷ USD. Ảnh minh họa: Reuters.

Trong khi đó, tỷ lệ nợ ở các thị trường mới nổi đã tăng lên mức kỷ lục hơn 105 nghìn tỷ USD - tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua theo dữ liệu của IIF.

Những nước đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng tỷ lệ nợ ở các nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico. Dữ liệu cho thấy Hàn Quốc, Thái Lan và Brazil có mức giảm giá trị đồng USD lớn nhất trong tổng số nợ trong phân nhóm.

IIF cho biết trong một tuyên bố: “Thâm hụt ngân sách Chính phủ vẫn cao hơn mức trước đại dịch và dự kiến sẽ đóng góp khoảng 5,3 nghìn tỷ USD vào tích lũy nợ toàn cầu trong năm nay. Trong khi đó, xung đột thương mại gia tăng và căng thẳng địa chính trị cũng tạo ra những trở ngại tiềm tàng đáng kể cho thị trường nợ”.

Lãi suất dự kiến sẽ bắt đầu giảm ở Mỹ vào thời điểm hiện tại nhưng tình trạng lạm phát khó khăn đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ vững lập trường. Từ đó dấy lên nỗi lo sợ ở nhiều quốc gia về giá trị của đồng bạc xanh.

IIF cho biết điều này sẽ làm tăng chi phí đi vay trên toàn cầu và đối với nhiều thị trường mới nổi, đồng tiền suy yếu, khiến chi phí trả nợ càng trở nên trầm trọng hơn và “một lần nữa có thể khiến căng thẳng nợ chính phủ trở nên nghiêm trọng hơn”.

Ai Cập và Pakistan được coi là những nền kinh tế mới nổi nơi chi phí lãi vay đối với nợ chính phủ sẽ cao nhất cho đến năm 2026, trong đó Pakistan dự kiến chi trên 50% doanh thu cho lãi vay và Ai Cập là hơn 60%.

Trong số các nền kinh tế phát triển, Mỹ và Nhật Bản chứng kiến nợ tăng nhanh nhất, lần lượt tăng thêm 17 điểm phần trăm và 4 điểm phần trăm.

Theo IIF, Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục chi trung bình dưới 2% doanh thu của Chính phủ để trả nợ cho đến năm 2026. Tại Mỹ, con số này dự kiến sẽ tăng trên 10% so với mức 8% hiện tại và vượt qua mức 12% trong cùng kỳ.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo mức chi tiêu của Mỹ là “mối lo ngại đặc biệt” và “không phù hợp với tính bền vững tài chính dài hạn”.

Khánh Vy (Theo HSNW)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/no-toan-cau-dat-ky-luc-315-nghin-ty-usd-post294772.html