Niềm tin của doanh nghiệp đang được cải thiện rõ rệt

Sáng 17/5, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017 chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp” đã diễn ra tại Hà Nội. Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ.

Quang cảnh hội nghị

Thành tựu từ nỗ lực

Ông Dũng khẳng định: Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã có tác động tích cực đến số lượng doanh nghiệp thành lập mới, đầu tư nước ngoài trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017; góp phần quan trọng đạt được các mục tiêu đề ra của Nghị quyết.

Về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, Bộ KH&ĐT cho biết, trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng từ trước tới nay; số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng 48,1% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 24,1%.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 39.580 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 369.635 tỷ đồng, tăng 14% về số doanh nghiệp và tăng 48,9% về số vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 11.545, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động.

Về đầu tư nước ngoài, theo số liệu từ Bộ KH&ĐT, tính đến 31/12/2016 cả nước có 2.613 dự án mới được cấp GCNĐKĐT với tổng vốn đăng ký là 15,81 tỷ USD, tăng 23,3% về số dự án và bằng 96,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Cả nước có 1.249 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,56 tỷ USD, tăng 36,1% về số dự án và bằng 84,4% về vốn tăng thêm so với cùng kỳ.doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 369.635 tỷ đồng, tăng 14% về số doanh nghiệp và tăng 48,9% về số vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 11.545, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động.

Có 5.970 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là 4,51 tỷ USD. Tính lũy kế đến ngày 20/04/2017, cả nước có 23.272 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 302,64 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 159,63 tỷ USD, bằng 52,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 179,23 tỷ USD, chiếm 59,2% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,68 tỷ USD (chiếm 17,4% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 12,92 tỷ USD (chiếm 4,26% tổng vốn đầu tư).

Riêng trong 4 tháng đầu năm 2017 cả nước có 734 dự án mới được cấp GCNĐKĐT với tổng vốn đăng ký là 4,88 tỷ USD, bằng 96% so với cùng kỳ năm 2016; có 345 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,36 tỷ USD, tăng 241,8 % so với cùng kỳ năm 2016 và 1687 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị góp vốn là 1,35 tỷ USD, tăng 106,8% so với cùng kỳ 2016.

“Các con số nêu trên minh chứng cho niềm tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước vào môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang được cải thiện rõ rệt”. – ông Dũng khẳng định.

Về đóng góp tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực tư nhân, đại diện Bộ KH&ĐT cho biết, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.485 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 557,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 7,2%; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 579,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 39% và tăng 9,7%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 347,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,4%. Như vậy, mục tiêu này bước đầu đạt được so với mục tiêu năm 2020, khu vực tư nhân đóng góp khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết thêm, năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.853 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015.

Theo ông Dũng, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sau một năm tích cực triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP, bước đầu đạt được một số kết quả.

Kết quả đầu tiên và quan trọng nhất được hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao và ghi nhận là Nghị quyết đã góp phần tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện những cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế. Sau gần một năm triển khai thực hiện, bộ máy công quyền đã có sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Ở cấp Trung ương, các Bộ, ngành đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo, đôn đốc triển khai Nghị quyết. Người đứng đầu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong triển khai Nghị quyết 35; kịp thời sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách với những nội dung tích cực hỗ trợ doanh nghiệp như Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng…

Ở cấp địa phương, UBND các tỉnh, thành phố tích cực triển khai, có nhiều sáng kiến hay trong tổ chức đối thoại doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, giải quyết khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc các quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hạn chế cần tháo gỡ

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu như trên, nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vẫn còn một số hạn chế trong tổ chức triển khai Nghị quyết.

Cụ thể, công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết chưa đầy đủ và sâu sát. Ở một số địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn còn chưa biết đến nội dung, tinh thần của Nghị quyết 35/NQ-CP, dẫn đến sự chủ động tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp ở địa phương chưa cao.

Theo kết quả kiểm tra của Văn phòng Chính phủ tại một số địa phương cho thấy, một số doanh nghiệp còn chưa chủ động, tích cực trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo tinh thần của Nghị quyết số 35/NQ-CP.

Bên cạnh đó, một số Hiệp hội doanh nghiệp chưa thực hiện tốt vai trò là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước. Việc tổng hợp các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp tại các hiệp hội chưa kịp thời, chưa phản ánh đúng những khó khăn thực tế của doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý nhà nước làm hạn chế việc giải quyết các kiến nghị cho doanh nghiệp.

Bộ KH&ĐT nhìn nhận, công tác tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp đã được thực hiện ở đa số các địa phương, nhưng còn nặng về hình thức, chưa tổ chức đối thoại theo chuyên đề cụ thể; chỉ bước đầu ghi nhận vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, chưa đi vào thực chất, chưa giải quyết dứt điểm hoặc thỏa đáng những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường…) cũng như theo dõi, giám sát quá trình xử lý sau đối thoại với doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần được chấn chỉnh, quán triệt trong thời gian tới nhằm tránh gây mất niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp.

Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ở một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của các bộ ngành và thanh tra tỉnh vẫn chưa giải quyết dứt điểm, dẫn đến tần suất các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp vẫn còn cao. Một số cuộc thanh tra còn kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra, chất lượng còn chưa cao. Công tác tham mưu, xây dựng văn bản hướng dẫn để xử lý việc chồng chéo giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra còn chậm, công tác phối hợp giữa các cơ quan nói trên còn chưa đồng bộ, kịp thời.

Sự phối hợp giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương trong triển khai nhiệm vụ Nghị quyết bước đầu đã thực hiện, nhưng còn chưa tốt, nên nhiều giải pháp chưa mang lại tác động tích cực, chưa giải quyết triệt để khó khăn, vướng mắc cụ thể của doanh nghiệp.

Lý giải ngyên nhân dẫn đến hạn chế này, ông Dũng cho rằng, nhận thức của người đứng đầu một số Bộ ngành, địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng triển khai Nghị quyết 35 chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, dẫn đến việc triển khai Nghị quyết chưa quyết liệt, hiệu quả. “Đây là nguyên nhân chính làm cho kết quả thực hiện Nghị quyết còn hạn chế, chưa đi vào cuộc sống”. – Bộ trưởng khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thời gian triển khai Nghị quyết 35 trong thời gian ngắn (gần 1 năm), chưa đủ để phát huy tác dụng của các giải pháp đã triển khai trong thực tiễn. Phần lớn các nhiệm vụ giải pháp quan trọng của Nghị quyết đang được triển khai, chủ yếu trong những năm còn lại, từ nay đến năm 2020. Bên cạnh đó, việc chuyển biến từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ người dân, doanh nghiệp còn chậm bởi thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm cần có thời gian dài.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành còn chồng chéo, mâu thuẫn ở cấp Luật, Nghị định trong lĩnh vực về đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường… dẫn đến khó khăn, kéo dài việc giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp. Một số địa phương muốn đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục để rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp, nhưng các quy trình thủ tục là do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, dẫn đến khó khăn cho các địa phương trong việc xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Đặc biệt, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong công tác đối thoại của chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp còn mờ nhạt, các hiệp hội chưa thể hiện được vai trò đầu mối, đại diện để truyền tải phản ánh, có tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp với các cấp chính quyền; Sự phối hợp giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương trong triển khai nhiệm vụ Nghị quyết bước đầu đã thực hiện, nhưng còn chưa tốt, nên nhiều giải pháp chưa mang lại tác động tích cực, chưa giải quyết triệt để khó khăn, vướng mắc cụ thể của doanh nghiệp.

Kiến nghị từ thực tiễn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để đạt được các mục tiêu của Nghị quyết, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh tích cực hơn nữa các nhóm giải pháp đã đề ra. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cũng cho rằngcần bổ sung thêm một số giải pháp quan trọng sau:

Thứ nhất, giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Bộ KH&ĐT cần chủ trì phối hợp với các Bộ thực hiện triệt để việc rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh, đảm bảo không chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Rà soát, cụ thể hóa các quy định, điều kiện kinh doanh theo quy mô quy mô doanh nghiệp, đơn giản hóa các điều kiện áp dụng cho đối tượng DNNVV

Bộ Tài chính đẩy nhanh việc rà soát, đề xuất sửa đổi quy định về các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các Bộ, cơ quan liên quan để giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí thực hiện cho doanh nghiệp; khẩn trương báo cáo về dự án một Luật sửa nhiều Luật liên quan đến thuế.

Bộ KH&ĐT cũng đề xuất Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Chính phủ ban hành 01 Nghị định quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm để thực hiện Luật An toàn thực phẩm. Thống nhất một cơ quan đầu mối quản lý vấn đề an toàn thực phẩm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bộ Công Thương rà soát, sửa đổi triệt để các quy định quản lý mặt hàng theo mã số xuất nhập khẩu hàng hóa đặc biệt đối với mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành theo hướng tổng hợp trong một thông tư trong đó nêu rõ điều kiện xuất nhập khẩu, trình tự thủ tục, cơ quan giám sát, kiểm tra, mức phí thực hiện, áp dụng thủ tục một cửa liên thông và kết nối mạng.

Các Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật chuyên ngành đảm bảo nguyên tắc không tăng thêm các điều kiện làm hạn chế cơ hội đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp (Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Dược, Luật an toàn thực phẩm…)

Thứ hai, mở rộng thị trường và cơ hội đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp. Về tiếp cận đất đai, Bộ KH&ĐT đề xuất Bộ Tài nguyên môi trường rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tính giá thuê đất và các mức thuế đất của Luật Đất đai năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp, rà soát quy hoạch đảm bảo tính nhất quán và công khai minh bạch thông tin quy hoạch.

Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi chính sách về đất đai cho phép các doanh nghiệp hạ tầng khu công nghiệp (trong trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm) và doanh nghiệp thứ cấp được phép thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng và huy động vốn dài hạn.

Về tiếp cận thị trường, theo Bộ KH&ĐT, cần đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 để tạo cơ hội đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân.

Cùng với đó là đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 4/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước.

Bộ KH&ĐT trình Chính phủ ban hành cơ chế thí điểm mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo ra đời từ các kết quả nghiên cứu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên cứu trong nước trong công tác mua sắm thường xuyên sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Bộ này cũng đề xuất Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển thị trường trong nước giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2035, chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ, thúc đẩy sản xuất và khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam; Phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm và công khai những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về môi trường... để bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính; giữ quan điểm không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Tạo môi trường lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp kinh doanh theo đúng pháp luật.

Về tiếp cận tín dụng, theo Bộ KH&ĐT, NHNN và hệ thống NHTM tiếp tục xem xét, nghiên cứu các giải pháp phù hợp để hỗ trợ nới lỏng điều kiện cho vay, giảm lãi suất, minh bạch thủ tục, quy định về điều kiện vay cho để tăng cường tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Bộ KH&ĐT và các Bộ ngành triển khai giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực quản trị, minh bạch tài chính, sổ sách để tiếp cận tốt hơn tín dụng; Đẩy nhanh triển khai hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng theo định hướng trong dự thảo Luật phát triển DNNVV

Cùng với đó, NHNN phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm tài sản thế chấp vay vốn tại ngân hàng;

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính rà soát quy định về thanh toán tiền đất của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng.

Bộ Tài chính đẩy nhanh việc xây dựng Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế Nghị định 90/2011/NĐ-CP; Triển khai thị trường chứng khoán phái sinh từ năm 2017 đã được giao nhiệm vụ trong Nghị quyết 35/NQ-CP.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các NHTM tiết giảm chi phí hoạt động để góp phần giảm lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao từ 0,5- 1,5% so với mặt bằng lãi suất cho vay thuộc gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các NHTM để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp.

Thứ ba, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Bộ KH&ĐT cho rằng cần rà soát, đẩy mạnh triển khai các giải pháp cắt giảm các loại chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp như: chi phí vay vốn, chi phí logistics, vận tải v.v…, loại bỏ các kẽ hở trong quản lý nhà nước tạo ra chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.

Bộ này đề xuất Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát lưu lượng phương tiện, kiểm soát doanh thu thực tế của dự án làm cơ sở để tính thời gian thu phí hoàn vốn và mức thu phí đối với các dự án BOT. Bộ Giao thông vận tải và các địa phương rà soát, khắc phục ngay các hạn chế, bất cập trong công tác quản lý dự án, vị trí đặt trạm thu phí, mức thu phí, đảm bảo minh bạch trong kiểm soát số liệu đầu vào, doanh thu thu phí; công khai các yếu tố như chi phí quản lý thu phí, lợi nhuận nhà đầu tư, lãi suất vay vốn, chi phí xây lắp công trình dự án…Đẩy nhanh công tác thu phí điện tử không dừng, áp dụng công nghệ mới, tin học hóa để đảm bảo công khai, minh bạch, tiết giảm chi phí hướng tới giảm mức phí cho doanh nghiệp.

Đồng thời, ban hành định mức về chi phí liên quan đến khai thác công trình BOT như: chi phí bảo trì đường bộ, chi phí trung tu đại tu, chi phí quản lý thu phí tùy theo quy mô và công nghệ thu phí; đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến, hạn chế công tác thủ công trong thu phí để giảm thất thoát doanh thu thu phí và tránh ùn tắc giao thong;

Các Bộ ngành cần quán triệt thực hiện đấu thầu công khai minh bạch trong lựa chọn các doanh nghiệp kết cấu hạ tầng thực hiện dự án BOT để có dự án tốt, hiệu quả tạo điều kiện giảm chi phí vận tải, logistic cho doanh nghiệp. Chính phủ có giải pháp xử lý triệt để vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản để trả nợ cho doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Thứ tư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Bộ KH&ĐT đề xuất Thanh tra Chính phủ phối hợp với các Bộ ngành đẩy mạnh thực hiện chủ trương thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với một doanh nghiệp không quá một lần trong năm, trong đó lưu ý việc phối hợp thanh tra liên ngành, tập trung trong các lĩnh vực nổi cộm như thuế, kiểm toán, môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động…..

Thứ năm, tổ chức thực hiện. Bộ KH&ĐT cho rằng, người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc tinh thần Nghị quyết 35, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao một cách chủ động, quyết liệt và hiệu quả trong năm 2017; báo cáo tình hình thực hiện theo Khung báo cáo đã quy định, tránh tình trạng báo cáo không rõ ràng về sự phù hợp của các hoạt động đã triển khai, về tiến độ thực hiện và về tác động của nhiệm vụ, giải pháp thông qua phản hồi của cộng đồng doanh nghiệp.

Bộ này cũng đề nghị Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường hiệu quả triển khai, khắc phục một số tồn tại qua một năm thực hiện Nghị quyết.

Theo Enternews.vn

Nguồn ANTT: http://antt.vn/niem-tin-cua-doanh-nghiep-dang-duoc-cai-thien-ro-ret-0126055.html