Những xét nghiệm và điều trị bệnh có làm cũng phí công (P2)

Các chuyên gia từ 11 chuyên ngành y tế khác nhau đã kể tên những xét nghiệm bệnh mà không phải lúc nào cũng cần thiết.

Phẫu thuật trật khớp: Một số chấn thương như trật khớp hông hay vai không cần gây mê hay gây tê mà chỉ cần uống thuốc giảm đau là có thể nắn lại được.

Kiểm tra vòng tránh thai: Những phụ nữ đặt vòng tránh thai không cần phải kiểm tra thường xuyên xem vòng tránh thai có nằm đúng vị trí không mà nên được chỉ dẫn cách cảm nhận sự hiện diện của chiếc vòng tránh thai sau mỗi kỳ đèn đỏ. Chỉ khi nào không có cảm giác gì hoặc thấy đau thì mới nên đi khám bác sĩ.

Uống thuốc khi không còn sống được bao lâu: Những bệnh nhân đã quá yếu sức hoặc được thông báo rằng không còn sống được bao lâu nữa thì không cần uống hết thuốc mà chỉ nên uống một phần để kiểm soát các triệu chứng bệnh vì dừng uống các loại thuốc mà cơ thể không còn đáp ứng nữa lại giúp cơ thể khỏe hơn một chút.

Máy theo dõi tim thai chỉ thực sự cần thiết trong khi sinh nở nếu nguy cơ biến chứng của thai phụ cao hơn mức bình thường, chẳng hạn như sản phụ đã nhiều tuổi hoặc bị tiểu đường. Việc lạm dụng máy theo dõi tim thai làm tăng nguy cơ sử dụng các biện pháp can thiệp sinh đẻ không cần thiết như đẻ mổ hoặc dùng forceps.

Kiểm tra tuyến tiền liệt: Nếu không có nguy cơ ung thư do tiền sử gia đình thì không cần xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến vì việc này cũng không giúp kéo dài tuổi thọ.

Truyền máu vì thiếu sắt: Bệnh nhân chỉ nên truyền máu trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng như mất máu quá nhiều hoặc thiếu máu nghiêm trọng chứ không nên truyền máu để bổ sung sắt.

Thuốc phế quản khi trẻ bị viêm phế quản do virus: Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc dãn phế quản vì có rất ít hoặc gần như không hề có tác dụng gì. Thuốc này chỉ nên dùng để điều trị các bệnh hen suyễn do các cơ hô hấp bị co thắt.

Mũ bảo hiểm để điều trị chứng bẹt đầu hoàn toàn không cần thiết vì khi lên 5 tuổi, vấn đề bẹt đầu sẽ tự được giải quyết. Mũ bảo hiểm không hề giúp xương và sụn ở phần đầu phát triển đúng hình dạng của nó.

Xét nghiệm canxi khi bị sỏi thận: Không cần phải xét nghiệm canxi lần thứ hai trong vòng 3 tháng sau khi được xác định bị sỏi thận, bệnh ở xương hoặc bệnh do rối loạn thần kinh.

Bó bột cổ tay trẻ em: Ở trẻ em, phần xương bị rạn ở cổ tay nếu không ảnh hưởng đến mạch máu hay dây thần kinh thì sẽ tự liền lại trong vòng từ 3-4 tuần. Khi bị bó cổ tay lại thì sẽ không cử động được khớp tay và lại phải uống thuốc giảm đau. (Nguồn ảnh: Dailymail)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/nhung-xet-nghiem-va-dieu-tri-benh-co-lam-cung-phi-cong-p2-773352.html