Những vũ khí Israel bán cho Trung Quốc khiến Mỹ nổi giận

(Hình ảnh)-Sau khi một quan chức quốc phòng Israel từ chức trước sức ép của Mỹ vì bán vũ khí cho TQ, câu hỏi đặt ra:Israel bán vũ khí nào cho TQ?

Việc Israel bán vũ khí, thiết bị quân sự và hỗ trợ Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng đã diễn ra trong nhiều năm qua khiến quan hệ giữa Mỹ và Israel nhiều lần đã nhiều lần rạn nứt. Vậy Israel đã bán và giúp Trung Quốc những gì? (Trong ảnh: Tiêm kích J-10)

Mặc dù hợp tác quốc phòng giữa Israel và Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm qua, đặc điểm quan trọng nhất trong hợp tác quân sự Israel - Trung Quốc là hai bên giữ kín các thông tin về các hợp đồng song phương. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10)

Phía Israel thường tuyên bố là tổng giá trị cung cấp các sản phẩm quân sự của họ cho Trung Quốc chỉ vào khoảng 10 triệu USD một năm, trong khi đó theo đánh giá của các chuyên gia độc lập của các tổ chức nghiên cứu khác nhau trên thế giới thì tổng kim ngạch buôn bán vũ khí giữa Israel cho Trung Quốc vào khoảng 400 triệu USD. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10)

Tuy nhiên, một thiệt hại đáng kể cho Israel trong buôn bán vũ khí với Trung Quốc là vào năm 2000 nước này buộc phải chấm dứt hợp đồng bán máy bay phát hiện từ xa mang radar “Fancon” với chi phí bồi thường trên 300 triệu USD. Hiện nay, dự án quân sự quan trọng nhất mà Trung Quốc đang thực hiện có sử dụng rộng rãi công nghệ của Israel là việc sản xuất máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-10. (Trong ảnh: Tiêm kích J-10)

Israel cung cấp cho Trung Quốc mẫu dự án máy bay Lavi, bán một số mẫu máy bay riêng rẽ và rất có thể là đã bán cả công nghệ sản xuất một số hệ thống: hệ thống dẫn đường quán tính của các công ty “Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel” và “Taman INS”; hệ thống tác chiến điện tử “Elisra”; hệ thống điều khiển “Lir Sigler”/MBT; đài liên lạc vô tuyến ARC-740; trạm radar EL/M-2035 và EL/M-2032. (Trong ảnh: Máy bay Lavi)

Israel cũng là nguồn cung cấp quan trọng nhất các tên lửa lớp “không đối không” và công nghệ chế tạo chúng cho Trung Quốc. Bắc Kinh đã mua của Israel tên lửa “Piton-3” (ký hiệu của Trung Quốc là PL-8). (Trong ảnh: Tên lửa PL-8)

Cuối những năm 1990, Israel cung cấp cho Trung Quốc các mẫu (lại vẫn rất có thể là cả công nghệ sản xuất) các tên lửa lớp này nhưng hiện đại hơn là “Piton-4” tầm ngắn do Israel chế tạo chuyên để chống lại các máy bay tiêm kích thế hệ 4 của Nga. (Trong ảnh: Tên lửa PL-8)

Một lĩnh vực hợp tác khác tương đối hiệu quả là sản xuất các máy bay không người lái. Các nguyên mẫu của máy bay không người lái trinh sát chiến thuật của Trung Quốc như W-30 và W-50 chính là “Searcher” của Israel, và trong quá trình chế tạo Trung Quốc đã sử dụng nhiều công nghệ của Israel. (Trong ảnh: UAV Searcher)

Năm 2000, Trung Quốc đã nhận khoảng 200 máy bay không người lái chống rada tấn công “Harpy”. Một số nguồn tin còn cho rằng, hai nước tiến hành chung một dự án chế tạo riêng cho Trung Quốc tên lửa hàng không có cánh theo công nghệ Israel “Delaila” với tên gọi là “STAR-1”. (Trong ảnh: UAV Harpy)

Lĩnh vực hợp tác quân sự quan trọng nhất giữa Israel và Trung Quốc là hợp tác trong chế tạo hoặc bán vũ khí sử dụng cho Lục Quân Trung Quốc và nó được tiến hành theo hai hướng: Hướng thứ nhất là Israel chuyển giao các công nghệ để Trung Quốc sản xuất các đầu đạn pháo khoan thủng vỏ thép của xe tăng sử dụng Uran nghèo. Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất các đầu đạn trên cho pháo 125mm và 105mm trên xe tăng. (Trong ảnh: UAV Harpy)

Hướng thứ hai- sử dụng công nghệ Israel để sản xuất tổ hợp tên lửa chống tăng của Trung Quốc kiểu 92B. Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ thì chính tổ hợp tên lửa chống tăng này của Trung Quốc đã áp dụng công nghệ chế tạo tên lửa “Manpats” của Israel. (Trong ảnh: Tên lửa PL-8 trang bị trên chiến đấu cơ Trung Quốc)

Nhìn chung, Israel đánh giá một cách lạc quan triển vọng hợp tác quân sự với Trung Quốc, dù hiện nay châu Âu vẫn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí sang Trung Quốc, tuy nhiên lện cấm này cũng bộc lộ nhiều sơ hở khiến Israel lách luật và tiến hành buôn bán vũ khí, thiết bị quân sự với Trung Quốc trong nhiều năm qua bất chấp phản đối của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu. (Trong ảnh: Máy bay Lavi bên dưới và chiến đấu cơ Trung Quốc)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/hinh-anh/nhung-vu-khi-israel-ban-cho-trung-quoc-khien-my-noi-gian-2363163/