Những sự thật gây sốc về việc hiến máu ở Ấn Độ

Các vụ tai nạn diễn ra thường ngày và bạn có thể thấy chúng xuất hiện liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một số vụ có quy mô nhỏ nhưng cũng có vụ vô cùng nghiêm trọng. Các nạn nhân bị thương sẽ cần rất nhiều máu từ những người hiến máu. Vậy việc hiến máu có thực sự an toàn?

Bạn đã bao giờ tự hỏi về tầm quan trọng của việc mỗi người nên hiến máu một lần/năm? Đặc biệt là khi người đó vẫn còn khỏe mạnh và trẻ?

Không ai có thể phủ nhận, lượng máu được hiến đã cứu sống rất nhiều người và hàng loạt chiến dịch kêu gọi hiến máu đã trở nên phổ biến ở nhiều trường đại học, cơ quan. Tuy nhiên, bạn nghĩ việc hiến máu này có hiệu quả hay không?

Giới chuyên gia nhận định, hoạt động này chứa rất nhiều lợi ích và cũng có những tác hại mà bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi hiến máu.

Boldsky đã thống kê một số vấn đề còn tồn tại trong việc hiến máu. Một số người từng cáo buộc, họ bị phơi nhiễm với HIV và nhiều bệnh nguy hiểm khác từ việc truyền máu của những người hiến máu. Vì thế, hãy tìm hiểu những sự thật về việc hiến máu ở Ấn Độ:

#1: Bạn có biết rằng, một số cá nhân tổ chức chiến dịch hiến máu đã tiến hành chiết/tách huyết tương ra khỏi lượng máu mà bạn hiến để bán chúng cho các công ty dược và thu được lợi nhuận khổng lồ? Ngày nay, hành động này được giới doanh nhân gọi là ý tưởng kinh doanh hoàn hảo.

#2: Các bệnh viện luôn kêu ca vì thiếu lượng máu dự trữ trầm trọng mặc dù việc hiến máu vẫn diễn ra hàng tháng. Các giao dịch buôn bán máu ở thị trường đen vẫn diễn ra liên tục mà không có dấu hiệu dừng lại.

#3: Mặc dù bạn sẵn sàng cho máu của mình một cách miễn phí nhưng một số cá nhân trong chiến dịch kêu gọi hiến máu sẽ thu được khoản lợi nhuận lớn từ đó nếu số máu đó thường xuyên được bán bất hợp pháp cho những người sẵn sàng trả tiền.

#4: Buôn bán máu là hành vi bất hợp pháp vì đây là hành động kiếm tiền từ lòng thương cảm của nhiều người. Tuy nhiên, một số người vẫn sẵn sàng trả tiền để người khác hiến máu cho họ. Những chiến dịch bất hợp pháp có thể mang đến nguồn lợi nhuận khoảng 10 triệu ruppe (khoảng hơn 3,3 tỷ VNĐ)

#5: Khi bạn là người Ấn Độ, rất nhiều người sẽ nghi ngờ, thậm chí bài trừ việc tiếp nhận máu từ những người có đẳng cấp thấp kém trong xã hội.

#6: Tại quốc gia này, nhiều người sẽ tổ chức các chiến dịch kêu gọi hiến máu bất hợp pháp tại những khu vực người nghèo, nơi mà người dân phải bán máu để sống.

#7: Bạn có biết ngành công nghiệp máu bất hợp pháp đáng giá 3 tỷ rupee (khoảng 1.000 tỷ VNĐ). Thậm chí, ngành công nghiệp này ngày càng phát triển và mở rộng.

#8: Mặc dù rất hiếm nhưng hiện tượng truyền máu trực tiếp, từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác mà chưa có sự kiểm tra máu, vẫn tồn tại với những chương trình kêu gọi hiến máu không có các trang thiết bị tốt. Máu được hiến lúc này có thật sự an toàn? Việc truyền máu mà chưa qua bất kỳ công đoạn kiểm tra máu là vô cùng nguy hiểm.

#9: Sự thật này có thể khiến bạn bất ngờ nhưng chúng lại khá phổ biến ở một số chương trình giả mạo. Nhiều kẻ xấu sẵn sàng làm giả máu bằng cách pha nước và dung dịch muối. Đây là một vấn đề vẫn còn nổi cộm ở một số chiến dịch kêu gọi hiến máu ở Ấn Độ.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Thế giới

Ái Lê

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://nguoitieudung.com.vn/nhung-su-that-gay-soc-ve-viec-hien-mau-o-an-do-d45334.html