Những sinh vật đẹp lạ kỳ dưới biển sâu

Semenov đã chứng tỏ được khả năng nhiếp ảnh đặc biệt của mình bằng những bộ ảnh tuyệt đẹp, khắc họa từng chi tiết kỳ lạ của nhiều sinh vật mà hầu hết mọi người có lẽ cả đời cũng không được nhìn tận mắt.

Sinh vật này được coi là sinh vật đẹp nhất ở Biển Trắng

Sinh ra và lớn lên ở Nga, Alexander Semenov có niềm đam mê lớn đối với thế giới dưới lòng biển sâu. Đối với hầu hết mọi người, một vài chuyến đi tới bảo tàng hải dương học hoặc lặn xuống xem cá bơi san hô khoe sắc là đủ, nhưng Semenov không dừng lại ở đó.

Tốt nghiệp ĐH Moscow năm 2007, Semenov trở thành nhà sinh vật học công tác tại Trạm sinh học Biển Trắng (WSBS) tại miền tây bắc nước Nga. Semenov là trưởng nhóm lặn, nên anh có nhiều cơ hội theo đuổi niềm đam mê đối với biển sâu.

Semenov đã chứng tỏ được khả năng nhiếp ảnh đặc biệt của mình bằng những bộ ảnh tuyệt đẹp, khắc họa từng chi tiết kỳ lạ của nhiều sinh vật mà hầu hết mọi người có lẽ cả đời cũng không được nhìn tận mắt.

Precuthona là động vật thuộc nhóm mang trần, có kích thước rất nhỏ (chưa đến 5cm). Chúng sống ở vùng nước chỉ sâu khoảng 30m.

Phyllodoce Citrina thuộc lớp giun nhiều tơ, có chiều dài trung bình khoảng 23cm

Clione Limacina, thường được mệnh danh là Thiên thần biển, có khả năng bơi siêu phàm và cũng là loài săn mồi nguy hiểm. Chúng thường ăn các loài nhuyễn thể khác. Chúng chỉ xuất hiện ở Biển Trắng trong vài tuần trước khi biến mất suốt cả năm.

Terebellides Stroemi hay còn gọi là “giun mỳ Ý”, sống ở lớp bùn của đáy biển. Chỉ có thể quan sát loài này khi chúng đi ăn, khi những chiếc xu tu của chúng vươn lên cả mặt biển.

Dendronotus Frondosus là một trong những loài thuộc nhóm mang trần phổ biến nhất. Vẻ ngoài kacs thường của chúng là do lớp da hình cây phủ khắp cơ thể.

Nephtys Pharynx thường giấu cái cổ họng trông như nhiều mũi tên vào bên trong

Hyperia Galba là một loài giáp xác sống ký sinh. Chúng sống nhờ việc ăn các tế bào bên trong con sứa.

Cái đầu của Alitta Virens gồm 4 mắt, 4 râu và cơ quan thụ cảm nhô ra như 2 răng thỏ. Tuy nhiên, hai hàm sắc nhọn bên trong chiếm tới 1/3 chiều dài cơ thể khoảng 38cm.

Lepidonotus Squamatus có khả năng phát sáng

Glycera Capitata là một loài giun nhiều tơ. Chúng thường tấn công con mồi bằng cách quăng 4 hàm sắc nhọn với tốc độ rất cao.

Coryphella Polaris là một trong những sinh vật hiếm nhất và đẹp nhất từng được tìm thấy ở Biển Trắng

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc/nhung-sinh-vat-dep-la-ky-duoi-bien-sau-c7a57993.html