Những người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới

Với việc ngày càng bình đẳng, thế giới đề cao giá trị của phụ nữ hơn, những người phụ nữ ngày nay đã tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực mà trước nay chỉ có nam giới thống trị.

Thủ tướng Đức - Angela Merkel

Bà Merkel tiếp tục tái tranh cử thủ tướng Đức vào cuối năm nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới hiện nay. Bà chỉ đứng sau Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông chủ của Nhà Trắng Donald Trump về mức độ ảnh hưởng.

Hiện tại, bà Merkel cũng đã tuyên bố tái tranh cử Thủ tướng Đức vào cuối năm nay. Rất có thể bà sẽ lại tái đắc cử để đưa Đức vững chắc trên con đường phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

Và bà Angela Merkel cũng được coi là niềm hy vọng cuối cùng tượng trưng cho sức mạnh tự do phương Tây trong bối cảnh phong trào chính trị dân túy trỗi dậy trên toàn thế giới.

Cựu ngoại trưởng Mỹ - Hillary Clinton

Mặc dù thất bại trong cuộc “chay đua” vào vị trí chủ nhân của Nhà Trắng nhưng những ảnh hưởng mà bà đem lại là rất lớn.

Hillary Clinton là người phụ nữ đầu tiên đại diện một chính đảng tham gia tranh cử cho vị trí chủ nhân Nhà Trắng.

Trước đó, thời còn làm lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ, bà đã có hàng loạt những chính sách giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của nước Mỹ. Sức ảnh hưởng của người phụ nữ 69 tuổi này tới chính trường Mỹ và toàn cầu là không thể phủ nhận.

Bà cũng chính là người đứng thứ 2 sau thủ tướng Đức - Angela Merkel trong danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) - Janet Yellen

Bà là một giáo sư kinh tế học người Mỹ, hiện tại đang giữ vị trí chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ), nguyên chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế cho Tổng thống Hoa Kỳ William Jefferson Clinton từ năm 1997 đến năm 1999.

Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2014, bà Yellen đã liên tục thể hiện sức mạnh của mình với những đóng góp to lớn cho nền kinh tế Mỹ.

Với những quyết định của mình tại FED, bà Yellen cho thấy được sức ảnh hưởng của mình không chỉ với nền kinh tế nội địa mà còn tác động tới nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Tổng giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Christine Lagarde

Bà Christine Lagarde được biết đến là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đến nay giữ vị trí đứng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bà bắt đầu lên nắm quyền tại IMF vào năm 2011 và vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2016.

Chính những quyết định của bà đã giúp cho nền kinh tế thế giới dần trở lại ổn định và phục hồi sau cơn khủng hoảng tài chính 2010. Một thách thức nữa mà bà phải đối mặt trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình, đó là cơn khủng hoảng nợ công tại châu Âu cùng với quyết định rời khỏi EU của Anh cũng đã được IMF điều chỉnh một cách hợp lý.

Thủ tướng Anh - Theresa May

Theresa May được ví như “người đàn bà thép” thứ 2 của Vương quốc Anh sau thời của cựu Thủ tướng Anh - Margaret Thatcher.

"Người đàn bà thép" thứ 2 của nước Anh.

Bà Theresa May lên nắm quyền tại nước Anh trong bối cảnh mà “cơn giông tố” Brexit gây chấn động thế giới và nó cũng gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ quốc gia này.

Tuy nhiên với sự kiên định của mình, người phụ nữ 51 tuổi này đã giúp “con thuyền nước Anh” cập bến an toàn.

Bà May cũng là người nguyên thủ nước ngoài đầu tiên được đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump hội kiến tại Nhà Trắng.

Cao Kỳ

Nguồn PL&XH: http://phapluatxahoi.vn/nhung-nguoi-phu-nu-quyen-luc-nhat-tren-the-gioi-105851.html