Những nếp nhà cũ lợp gỗ sa mu ở miền Tây xứ Nghệ

Những ngôi nhà ở xã rẻo cao Tri Lễ (huyện Quế Phong, Nghệ An) được lợp bằng ván gỗ sa mu, loại gỗ bền chắc có tinh dầu thơm ngát.

Xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong nằm cách TP Vinh (Nghệ An) hơn 200km về phía Tây Bắc. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng nằm chênh vênh bên sườn núi. (Ảnh: Phạm Tâm)

Xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong nằm cách TP Vinh (Nghệ An) hơn 200km về phía Tây Bắc. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng nằm chênh vênh bên sườn núi. (Ảnh: Phạm Tâm)

Bản làng người Mông với vẻ đẹp hoang sơ, cuốn hút bởi những ngôi nhà được lợp bằng ván gỗ sa mu. Đây là loại gỗ rất bền, không bị mối mọt và có tinh dầu rất thơm. (Ảnh: Phạm Tâm)

Bản làng người Mông với vẻ đẹp hoang sơ, cuốn hút bởi những ngôi nhà được lợp bằng ván gỗ sa mu. Đây là loại gỗ rất bền, không bị mối mọt và có tinh dầu rất thơm. (Ảnh: Phạm Tâm)

Theo người dân địa phương, khi thời tiết nắng nóng, các tấm lợp bằng gỗ sa mu cong vênh, tạo ra những khe hở để gió lùa vào trong nhà nên thoáng mát. Trời mưa, các thớt gỗ tự khít lại nên không bị dột. (Ảnh: Phạm Tâm)

Theo người dân địa phương, khi thời tiết nắng nóng, các tấm lợp bằng gỗ sa mu cong vênh, tạo ra những khe hở để gió lùa vào trong nhà nên thoáng mát. Trời mưa, các thớt gỗ tự khít lại nên không bị dột. (Ảnh: Phạm Tâm)

Ông Và Bá Dê (trú tại bản Pà Khốm, xã Tri Lễ) cho biết, xưa kia người Mông sử dụng lá cọ để lợp mái nhà, nhưng tuổi thọ rất thấp. Sau khi biết đến gỗ cây sa mu là vật liệu rất tốt đã sử dụng loại gỗ này để thay thế. (Ảnh: Phạm Tâm)

Ông Và Bá Dê (trú tại bản Pà Khốm, xã Tri Lễ) cho biết, xưa kia người Mông sử dụng lá cọ để lợp mái nhà, nhưng tuổi thọ rất thấp. Sau khi biết đến gỗ cây sa mu là vật liệu rất tốt đã sử dụng loại gỗ này để thay thế. (Ảnh: Phạm Tâm)

"Nhà tôi lợp hơn 30 năm rồi, đến nay vẫn tốt. Bây giờ Nhà nước cấm khai thác loại gỗ này, không ai chặt nữa. Chỉ có những nhà cũ mới còn ngói gỗ này, nhà mới phải lợp tôn, fibro xi măng", ông Dê chia sẻ. (Ảnh: Phạm Tâm)

"Nhà tôi lợp hơn 30 năm rồi, đến nay vẫn tốt. Bây giờ Nhà nước cấm khai thác loại gỗ này, không ai chặt nữa. Chỉ có những nhà cũ mới còn ngói gỗ này, nhà mới phải lợp tôn, fibro xi măng", ông Dê chia sẻ. (Ảnh: Phạm Tâm)

Mỗi tấm ván sa mu để lợp mái thường có chiều dài dài từ 80-100cm, dày 2cm. Chúng được xếp chồng lên nhau rồi cố định bằng đinh. Trải qua thời gian phơi mưa nắng, gỗ càng thêm se khít và chắc chắn hơn. (Ảnh: Phạm Tâm)

Mỗi tấm ván sa mu để lợp mái thường có chiều dài dài từ 80-100cm, dày 2cm. Chúng được xếp chồng lên nhau rồi cố định bằng đinh. Trải qua thời gian phơi mưa nắng, gỗ càng thêm se khít và chắc chắn hơn. (Ảnh: Phạm Tâm)

Ông Lữ Văn Cương - Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết, trước đây hầu hết nhà dân ở địa phương lợp bằng gỗ sa mu. Vì loại gỗ này tốt nên nhiều người khi chuyển nhà họ vẫn giữ lại để tận dụng. (Ảnh: Phạm Tâm) "

Ông Lữ Văn Cương - Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết, trước đây hầu hết nhà dân ở địa phương lợp bằng gỗ sa mu. Vì loại gỗ này tốt nên nhiều người khi chuyển nhà họ vẫn giữ lại để tận dụng. (Ảnh: Phạm Tâm) "

"Từ khi Nhà nước đóng cửa rừng, nhân dân địa phương chấp hành nghiêm chỉnh. Những ngôi nhà mới người dân phải mua các loại vật liệu khác để làm mái", ông Cương chia sẻ. (Ảnh: Phạm Tâm)

"Từ khi Nhà nước đóng cửa rừng, nhân dân địa phương chấp hành nghiêm chỉnh. Những ngôi nhà mới người dân phải mua các loại vật liệu khác để làm mái", ông Cương chia sẻ. (Ảnh: Phạm Tâm)

Cách Tri Lễ chừng 50km, bản Mường Đán nằm sâu trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong). Nhà sàn của đồng bào Thái nơi đây cũng được lợp bằng gỗ sa mu. (Ảnh: Phạm Tâm)

Cách Tri Lễ chừng 50km, bản Mường Đán nằm sâu trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong). Nhà sàn của đồng bào Thái nơi đây cũng được lợp bằng gỗ sa mu. (Ảnh: Phạm Tâm)

Hàng chục năm trước, người dân Mường Đán vào rừng chặt gỗ, dựng nhà sàn. Phát hiện loại gỗ sa mu có nhiều tinh dầu, bền và có mùi thơm nên chặt về, chẻ mỏng để lợp nhà. (Ảnh: Phạm Tâm)

Hàng chục năm trước, người dân Mường Đán vào rừng chặt gỗ, dựng nhà sàn. Phát hiện loại gỗ sa mu có nhiều tinh dầu, bền và có mùi thơm nên chặt về, chẻ mỏng để lợp nhà. (Ảnh: Phạm Tâm)

Theo người dân địa phương, mái nhà lợp từ gỗ sa mu có tuổi đời từ 40-50 năm. Nhiều ngôi nhà nơi đây dù cũ nhưng lớp mái vẫn bền đẹp, thách thức với thời gian. (Ảnh: Phạm Tâm)

Theo người dân địa phương, mái nhà lợp từ gỗ sa mu có tuổi đời từ 40-50 năm. Nhiều ngôi nhà nơi đây dù cũ nhưng lớp mái vẫn bền đẹp, thách thức với thời gian. (Ảnh: Phạm Tâm)

Bên dưới mái ngói sa mu là lớp trần gỗ được người dân cưa xẻ tỉ mỉ, đóng thành ván phẳng lỳ tạo nên vẻ đẹp cho căn nhà. (Ảnh: Phạm Tâm)

Bên dưới mái ngói sa mu là lớp trần gỗ được người dân cưa xẻ tỉ mỉ, đóng thành ván phẳng lỳ tạo nên vẻ đẹp cho căn nhà. (Ảnh: Phạm Tâm)

Trải qua nhiều thế hệ, những nét đặc trưng văn hóa như nếp nhà sàn, tiếng nói, phong tục, tập quán... của đồng bào Thái ở Mường Đán vẫn được lưu truyền và bảo tồn. (Ảnh: Phạm Tâm)

Trải qua nhiều thế hệ, những nét đặc trưng văn hóa như nếp nhà sàn, tiếng nói, phong tục, tập quán... của đồng bào Thái ở Mường Đán vẫn được lưu truyền và bảo tồn. (Ảnh: Phạm Tâm)

Phạm Tâm

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/nhung-nep-nha-cu-lop-go-sa-mu-o-mien-tay-xu-nghe-post666711.html