Những loài rắn hổ cực độc sống ở Việt Nam, chớ dại đến gần

Việt Nam là nơi sinh sống của khoảng 35 loài rắn thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Cùng điểm qua một số gương mặt tiêu biểu trong số này.

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah). Kích cỡ: Dài 3-5 mét. Khu vực phân bố: Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Earth.com.

Rắn hổ mang một mắt kính (Naja kaouthia). Kích cỡ: Dài 1.35-1.5 mét. Khu vực phân bố: Chủ yếu ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, rất hiếm gặp ở miền Bắc. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn hổ mang thường (Naja atra). Kích cỡ: Dài 1-2 mét. Khu vực phân bố: Có nhiều ở miền Bắc và có thể kéo dài về phía Nam đến Quảng Bình, Quảng Trị, từ Đà Nẵng trở vào rất hiếm gặp. Ảnh: Britannica.

Rắn hổ mang Xiêm (Naja siamensis). Kích cỡ: Dài 1-2 mét. Khu vực phân bố: Có nhiều ở Nam Bộ, gồm các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, TP HCM, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus). Kích cỡ: Dài 1-1,5 mét. Khu vực phân bố: Các vùng đồng bằng, trung du và miền núi khắp cả nước. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn cạp nia Bắc (Bungarus multicinctus). Kích cỡ: Dài 9,9-1,2 mét. Khu vực phân bố: Hầu khắp các tỉnh phía Bắc (Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang) đến Thanh Hóa, Nghệ An. Ảnh: iNaturalist.

Rắn cạp nia Nam (Bungarus candidus). Kích cỡ: Dài 1-1,5 mét. Khu vực phân bố: Nghệ An (Vinh), Quảng Bình (Bố Trạch), Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk (Đạo Nghĩa), Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa (Đại Lãnh), Ninh Thuận (Phan Rang), Tây Ninh (Lò Gò - Xa Mát), Đồng Nai (Biên Hòa), Bảy Núi (An Giang). Ảnh: Thai National Parks.

Rắn cạp nia Slowinski (Bungarus slowinskii). Kích cỡ: Dài 1-1,5 mét. Khu vực phân bố: Rất hiếm, chỉ gặp ở các khu rừng thường xanh còn tốt từ Bắc Bộ vào đến Huế (VQG Bạch Mã). Ảnh: Rupert's Reptiles / Instagram.

Rắn cạp nong đầu đỏ (Bungarus flaviceps). Kích cỡ: Dài 1,5-2,1 mét. Khu vực phân bố: Mới chỉ được ghi nhận ở Núi Dinh thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn lá khô đốm (Calliophis maculiceps). Kích cỡ: Dài khoảng 50 cm. Khu vực phân bố: Gia Lai (Chư Sê), Bình Dương (Lai Khê, Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hòa),TP HCM, Kiên Giang (Hà Tiên), Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo). Ảnh: Thai National Parks.

Rắn lá khô thường (Sinomicrurus macclellandi). Kích cỡ: Dài 40-60 cm. Khu vực phân bố: Cao Bằng (Ngân Sơn), Lào Cai (Sa Pa), Bắc Kạn, Thái Nguyên (Ký Phú), Lạng Sơn, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Phú Thọ (Khả Cửu), Hà Nội (Ba Vì), Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng (Đà Lạt). Ảnh: Hong Kong Snake ID.

Mời quý độc giả xem video: Rắn hổ mang ngoan ngoãn để khỉ chơi đùa như một món đồ chơi

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-loai-ran-ho-cuc-doc-song-o-viet-nam-cho-dai-den-gan-1977877.html