Những Hoa hậu bị 'ghẻ lạnh' trên sân nhà: Người vì hôn đồng giới, kẻ nói xấu đối phương đến bỏ cả vương miện

Việc các Hoa hậu out top trên sân nhà là điều thường xuyên xảy ra ở đấu trường nhan sắc quốc tế. Dù với lý do nào đi nữa thì suy cho cùng đó là một 'cú tát' trời giáng đối với nước đứng ra đăng cai tổ chức.

Đấu trường nhan sắc cũng giống như đấu trường thể thao khác, việc các thí sinh chủ nhà giành nhiều ưu thế, được ưu ái là điều ai cũng có thể thấy được. Song cũng có những trường hợp các Hoa hậu bị “ghẻ lạnh” trên chính sân nhà khiến nhiều người không tin vào những gì mắt thấy tai nghe. Dưới đây là những người đẹp kém may mắn nhất khi họ bị “out top” một cách không ai ngờ trên chính sân nhà.

Năm 2005, Miss Universe được tổ chức tại Thái Lan, rất nhiều người dân Thái Lan đã tập trung về sân khấu cổ vũ nhiệt tình cho đại diện nước chủ nhà là Chananporn Rosjan. Nhưng cuối cùng Hoa hậu Thái Lan đã không thể lọt nỗi vào top 15. Một kết quả khiến hàng triệu người dân xứ sở chùa vàng ngơ ngác vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra với đại diện của mình. Không ít khán giả đã bỏ ra về ngay khi hoa hậu Thái Lan không được xướng tên.

Chananporn Rosjan sở hữu nhan sắc ấn tượng.

Tuy không intop nhưng đại diện Thái Lan trược trao giải Hoa hậu có trang phục dân tộc đẹp nhất.

Cũng trong năm 2005, Miss World tổ chức tại đất nước tỷ dân Trung Quốc và đại diện chủ nhà Ting Ting Zhao đã trượt top trong sự ngỡ ngàng của người dân sở tại năm đó. Được biết, trước đó Trung Quốc đã vung tiền mạnh tay để mang Miss World về nhằm quảng bá du lịch, việc đánh trượt Ting Ting Zhao như một “cái tát” trời giáng của ban tổ chức Miss World dành cho Trung Quốc.

Ting Ting Zhao là đại diện kém may mắn nhất của Trung Quốc ở Miss World.

Sau khi không có mặt trong top bán kết, Hoa hậu Trung Quốc đã khóc rất nhiều, chính sự động viên của Hoa hậu các nước đã giúp cô lấy lại tinh thần.

Một năm sau, Miss World 2006 được tổ chức tại Ba Lan và Hoa hậu chủ nhà Marzena Cieslik đã bị dính lời nguyền nên không thể ghi tên mình vào top bán kết mặc dù cô được đánh giá rất cao. Theo một nguồn tin tiết lộ, việc đại diện Ba Lan không lọt top bán kết là do cô đã để xảy ra sai sót trong quá trình tham gia các hoạt động bên lề. Marzena Cieslik tỏ ra khó gần với các thí sinh khác, với cương vị chủ nhà cô còn tỏ ra như mình là “cái rốn” của vũ trụ.

Năm đó, Marzena Cieslik sở hữu nhan sắc già dặn với độ tuổi 24.

Việc đánh rớt cô là bại học cảnh tỉnh cho các thí sinh mùa giải sau này nếu như có thái độ không tốt.

Năm 2007, Miss Earth tổ chức tại Philippines, đại diện nước chủ nhà Jeanne Angeles Harn đã có sự thể hiện khá ấn tượng, đồng thời nhận được sự yêu thích từ khán giả lẫn các thí sinh. Tuy có phần trình diễn khá tốt tại Miss Earth và đạt nhiều giải phụ nhưng cuối cùng đại diện Philippines Jeanne Angeles Harn vẫn vắng mặt trong top 16. Đại diện Việt Nam năm đó là Trương Tri Trúc Diễm cũng cùng chung số phận.

Thời điểm đó, Jeanne Angeles Harn 25 tuổi.

Sau thất bại, Hoa hậu Philippines đã bị sốc.

Năm 2009, Miss Universe được tổ chức tại Quốc đảo Bahamas. Theo nguồn tin từ ekip Miss Universe, hoa hậu Bahamas có thái độ kiêu ngạo và tỏ ra tự tin thái quá khi nghĩ mình là đại diện chủ nhà nên sẽ chắc suất intop. Nhưng “người tính không bằng Trump tính” và cô đã không lọt top.

Nhan sắc của Kiara Sherman cũng không hề nổi bật.

Sau khi không lọt top Kiara Sherman tỏ ra bất mãn và cũng không hề ra sân khấu trong phần công bố kết quả chung cuộc.

Vốn là nước “mẹ đẻ” của Miss Univrse, nên các đại diện Mỹ luôn là “con cưng” của cuộc thi này. Việc intop là điều hiển nhiên và outop là chuyện tưởng chừng nhưng không thê lại có thể. Năm 2010, Miss Universe tổ chức tại Mỹ, đại diện xứ sở cờ Hoa năm đó là Rima Fakih đã out ngay tại sân nhà, khiến người hâm mộ Mỹ vô cùng bức xúc.

Nhan sắc của Rima Fakih khá ấn tượng.

Rima Fakih được đánh giá cáo trong suốt quá trình tham dự, tuy nhiên cô đã thiếu đi sự may mắn.

Tương tự Miss Universe, các đại diện của Nhật Bản cũng thường xuyên được “o bế” ở Miss International vì cuộc thi này do người Nhật sáng lập. Tuy nhiên, năm 2015 hoa hậu Nhật Bản Nakagawa Arisa đã nhận lấy cái kết đắng khi out top ngay tại sân nhà do có những phần thể hiện “quá hiền” so với mặt bằng thí sinh năm ấy.

Nakagawa Arisa trong phần thể hiện trên sân khấu Miss International 2015.

Nhan sắc của cô gây tranh cãi dữ dội.

Phippines vốn là đất nước “mẹ đẻ” của Miss Earth nên các đại diện nước này thường xuyên được thiên vị nhưng không có nghĩa là họ luôn luôn in top. Năm 2016, Miss Earth tổ chức tại Philippines, đại diện chủ nhà Imelda Schweighart đã có sự thể hiện nổi bật. Điều đáng nói, cô lại không có mặt trong top 16 chung cuộc. Đây là điều bất thường bởi trong những năm gần đây, hoa hậu của đất nước này luôn giành thứ hạng cao hoặc thậm chí vương miện của Hoa hậu Trái đất.

Sau đêm chung kết, Imelda Schweighart tỏ ra vô cùng bức xúc và cho rằng đại diện Ecuador – Katherine Espin không xứng đáng đăng quang. Hoa hậu Trái đất Philippines cho rằng các bộ phận trên cơ thể đương kim hoa hậu như mũi, cằm, ngực đều là giả.

Ngay lập tức, chia sẻ bức xúc của Hoa hậu Philippines được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Trong đó, cựu Hoa hậu Hoàn vũ Philippines 1985 Joyce Ann Burton phải đăng tải trên trang cá nhân như sau: “Tôi rất tiếc khi đại diện sắc đẹp của đất nước chúng tôi lại có thái độ xấu xí như vậy. Tôi mới xem video và cảm thấy rất ngượng. Hy vọng ban tổ chức cuộc thi sẽ làm rõ vấn đề này”.

Người đẹp nước chủ nhà tố đương kim hoa hậu Katherine Espin không sở hữu vẻ đẹp tự nhiên.

Với những phát ngôn sau đêm chung kết Hoa hậu Trái đất 2016, đại diện Philippines Imelda Schweighart đã tình nguyện trả lại vương miện Hoa hậu Trái đất Philippines.

Năm 2013, Miss Universe được tổ chức tại Nga, Hoa hậu chủ nhà Elmira Abdrazakova đã say xỉn trong buổi họp mặt thí sinh, trong phút chốc không giữ được bình tĩnh nên cô đã khóa môi Hoa hậu Kazakhstan. Điều này được xem là tối kỵ vì xứ sở Bạch Dương không mấy thiện cảm với chuyện đồng tính. Và chuyện gì đến cũng đến, Elmira Abdrazakova bị gạch tên thẳng thừng trong top 16.

Việc không có tên trong top 16 khiến khán giả nước nga ngầm hiểu nguyên do.

Riêng Hoa hậu Nga đã bị một số khán giả chỉ trích.

Sau 7 mùa giải tổ chức, lần đầu tiên, đại diện chủ nhà của cuộc thi Miss Grand International – Hoa hậu Hòa bình Quốc tế lại bị đánh trượt một cách “tức tưởi”. Năm 2018, Miss Grand International được tổ chức tại Myanmar, đại diện chủ nhà ngay từ đầu không được đánh giá cao do sắc vóc kém hơn so với mặt bằng thí sinh. Và cuối cùng cô đã trượt top trên chính sân nhà.

Nếu như vai trò chủ nhà của Myanmar được phát huy tối đa thì có lẽ, Su Myat Phoo cũng đã không nhận phải “cái kết đắng”. Nhìn vào khâu tổ chức Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2018 của Myanmar thì rõ ràng, đất nước này chưa hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ.

Nhìn vào thực tế thì rõ ràng, Su Myat Phoo – đại diện chủ nhà Myanmar không có tên trong top 20 là vấn đề dễ lí giải.

Trong suốt quá trình cuộc thi diễn ra, Su Myat Phoo là một cái tên hoàn toàn mờ nhạt dù đang thi đấu trên sân nhà. Cô không tạo được sự chú ý trong mỗi lần xuất hiện, ở các hoạt động bên lề cũng như trên sân khấu cuộc thi. Không chỉ yếu kém về mặt kĩ năng, ngoại hình của Su Myat Phoo cũng hoàn toàn “lép vế” khi mang ra so sánh với các đối thủ khác.

Hoài Thanh

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/thoi-trang/nhung-hoa-hau-bi-ghe-lanh-tren-san-nha-nguoi-vi-hon-dong-gioi-ke-noi-xau-doi-phuong-den-bo-ca-vuong-mien-6869475.html