Những hiện tượng thiên văn kỳ thú 2023: Siêu trăng, trăng xanh, nguyệt thực, nhật thực và mưa sao băng

Trong tháng 8 có hai siêu trăng, trong đó trăng xanh xuất hiện vào cuối tháng. Trong tháng 10, người dân có thể chiêm ngưỡng cả hiện tượng nhật thực hình khuyên và nguyệt thực một phần. Sẽ có 9 trận mưa sao băng từ nay tới cuối năm.

Theo trang "The Old Farmer's Almanac" (Niên giám cổ xưa của người làm nông), trong năm 2023, cư dân trên trái đất chứng kiến 4 lần siêu trăng, trăng sáng và đẹp (đạt cực đại chiếu sáng dưới đường chân trời) vào đầu tháng 7, tháng 8 và tháng 9.

Theo TS. Shannon Schmoll, Giám đốc cung thiên văn Abrams tại Đại học Bang Michigan cho biết: "Siêu trăng là khi mặt trăng trở nên to hơn và sáng hơn trên bầu trời. Khi mặt trăng quay quanh trái đất, đây không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Vì vậy, có những điểm trên quỹ đạo gần trái đất hơn một chút hoặc xa hơn một chút".

Từ nay tới cuối năm, người dân trên trái đất sẽ chiêm ngưỡng nhật thực một phần, nguyệt thực một phần vào tháng 10 cùng đỉnh điểm 9 đợt mưa sao băng nữa.

Từ nay tới cuối năm, người dân trên trái đất sẽ chiêm ngưỡng nhật thực một phần, nguyệt thực một phần vào tháng 10 cùng đỉnh điểm 9 đợt mưa sao băng nữa.

Chuyên gia về thiên văn học này giải thích, hiện tượng siêu trăng xảy ra mặt trăng ở gần trái đất hơn.

Siêu trăng đầu tiên của năm đã diễn ra vào đầu tháng 7 vừa qua.

Trong tháng 8 có hai lần siêu trăng. Siêu trăng đầu tiên của tháng 8 diễn ra vào ngày 1/8 theo giờ Mỹ (ngày 2/8 theo giờ Việt Nam). Siêu trăng tiếp theo của tháng 8 vào ngày 30/8 theo giờ Mỹ (ngày 31/8 theo giờ Việt Nam) còn được gọi là Trăng xanh.

Lần siêu trăng thứ 4 và cuối cùng trong năm 2023 diễn ra vào ngày 29/9 theo giờ Mỹ (hay còn gọi là Trăng thu hoạch, thời điểm diễn ra mùa gặt của người nông dân).

Trăng xanh là gì?

Siêu trăng vào ngày 30/8 theo giờ Mỹ còn được gọi là Trăng xanh.

Khoảng 2-3 năm mới xuất hiện trăng xanh một lần. Trên thực tế, Trăng xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng khi xuất hiện trên bầu trời.

Vào năm 2018, một cách bất thường, trăng xanh xuất hiện đến 2 lần và chỉ cách nhau 2 tháng, Lần tiếp theo chứng kiến hai lần trăng xanh trong cùng một năm sẽ là năm 2037.

Mỗi chu kỳ của mặt trăng thực sự là 29,5 ngày, nghĩa là mất tổng cộng 354 ngày cho 12 chu kỳ đầy đủ. Như vậy 12 tháng của mặt trăng ngắn hơn so với một năm dương lịch (365/366 ngày). Do đó, cứ khoảng 2 năm rưỡi lại có một lần trăng tròn thứ 13 và lần trăng tròn này được gọi là Trăng xanh.

Nhật thực và nguyệt thực

Người dân trên khắp châu Mỹ có thể xem nhật thực hình khuyên vào ngày 14/10. Khi đó, mặt trăng đi qua giữa mặt trời và trái đất, che khuất một phần mặt trời.

Châu Âu, châu Á, Australia, một phần Bắc Mỹ và phần lớn Nam Phi có thể xem nguyệt thực một phần vào ngày 28/10 theo giờ Mỹ. Nguyệt thực một phần xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm trên đường thẳng. Lúc này, ánh trăng sẽ mờ đi và mặt trăng bị khuyết một phần.

Mưa sao băng

9 trận mưa sao băng còn lại của năm 2023 dự kiến đạt đỉnh sẽ nhìn thấy rõ nhất từ tối muộn đến rạng sáng:

● Mưa sao băng Delta Aquariids: 30-31/7

● Trận mưa sao băng Alpha Capricornids: 30-31/7

● Mưa sao băng Perseids: 12-13/8

● Mưa sao băng Orionids: 20-21/10

● Mưa sao băng Southern Taurids: 4-5/11

● Mưa sao băng Northern Taurids: 11-12/11

● Mưa sao băng Leonids: 17-18/11

● Mưa sao băng Geminids: 13-14/12

● Mưa sao băng Ursids: 21-22

LiLy

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-hien-tuong-thien-van-ky-thu-2023-sieu-trang-trang-xanh-nguyet-thuc-nhat-thuc-va-mua-sao-bang-16923070511083757.htm