Những địa danh nghe tên đã thấy nguy hiểm: Tam giác quỷ, cửa địa ngục, đảo rắn…

Tam giác quỷ, cửa địa ngục, đảo rắn… là những địa danh trên thế giới chỉ nghe tên đã thấy rùng mình vì nguy hiểm. Mặc dù nhưng nơi đó còn có vẻ rất đẹp nhưng chỉ có thể nghiên cứu… từ xa.

Trên đỉnh khối đá vôi tự nhiên có tên Trụ cột Katskhi, Gruzia là một trong những tu viện cao nhất và biệt lập nhất trên thế giới. Các tu sĩ đến thăm tu viện này để được gần gũi hơn với Chúa và việc leo lên tảng đá nguyên khối là rất nguy hiểm

Sa mạc Danakil ở Đông Phi trải rộng khắp vùng đông bắc Ethiopia, miền nam Eritrea và tây bắc Djibouti. Sa mạc này có nhiều núi lửa và mạch nước phun rộng khắp, thải ra khí độc và sức nóng không thể chịu nổi, với nhiệt độ thường xuyên trên 50 độ C.

Nằm ở vùng Arusha ở Tanzania, hồ Natron có nhiệt độ nước lên đến 60 độ C và độ pH dao động trong khoảng 9-10,5 do muối quá bão hòa. Hồ này có thể vôi hóa xác chết, đốt cháy da động vật và con người…

Hồ Dallol ở Bắc Ethiopia lại là nơi có độ PH thấp và là một trong những nơi có người ở nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ trung bình 35 độ C. Một số mạch nước phun phun ra khí cực độc, khiến toàn bộ nơi này trở nên nguy hiểm và trở thành một thị trấn ma.

Trung Quốc có rất nhiều địa điểm đẹp và độc đáo để tham quan nhưng một trong những nơi nguy hiểm nhất để ghé thăm là Đền treo. Ngôi đền này là một kỳ quan kiến trúc thế kỷ thứ 6, được xây trực tiếp vào vách đá ở tỉnh Sơn Tây.

Thành phố Manaus, Brazil nằm ngay giữa rừng nhiệt đới Amazon và bên bờ sông nên có những thứ không ngờ tới lại gây nguy hiểm thực sự như cá piranha, lươn chết người.

Tam giác quỷ Bermuda giữa Florida, Puerto Rico và Bermuda ở Bắc Đại Tây Dương là nơi xảy ra nhiều vụ mất tích. Giả thuyết đặt ra người ngoài hành tinh hoặc lực từ, nhưng chưa ai rõ nguyên nhân thực sự là gì.

Thung lũng chết nằm ở biên giới California và Nevada là một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên Trái đất. Nó nổi tiếng với nhiệt độ trung bình 42 độ C và không có bất kỳ loài thực vật hoặc động vật nào sống nổi.

Fukushima, Nhật Bản có thể trông không nguy hiểm, thậm chí đẹp như tranh vẽ, nhưng sau thảm họa hạt nhân vào tháng 3-2011, nơi này vẫn có mức độ phóng xạ cao và cấm người ở.

Điều nguy hiểm nhất trên đảo Bắc Sentinel, Quần đảo Andaman không phải là vị trí hay động vật mà là con người sống ở đó. Họ thù địch với bất kỳ người ngoài nào và sẽ bắn tên vào bất kỳ máy bay hoặc thuyền nào đến gần.

Nằm trên dãy Alps của Pháp, hang Gouffre Berger, Pháp được phát hiện vào năm 1953 và là hố sâu thứ 39 trên thế giới. Nếu bạn quyết định mạo hiểm đi xuống đáy hang, chuyến đi sẽ mất từ 15 đến 30 giờ, trong khi hang động bị ngập rất nhanh khi có bão hoặc mưa lớn.

Núi lửa Sinabung, Indonesia cực kỳ nguy hiểm vì nó là ngọn núi lửa dạng tầng đang hoạt động. Thỉnh thoảng những vụ phun trào của nó khiến hàng nghìn người phải di dời và các thị trấn chìm trong dung nham và tro bụi.

Miệng núi lửa Darvaza, thường được gọi là "Cổng địa ngục", nằm ở Turkmenistan, là một mỏ khí đốt tự nhiên nằm trong một hang động dưới lòng đất. Năm 1971, một nhóm các nhà địa chất đã đốt lửa để ngăn chặn sự lây lan của khí metan, nhưng ngọn lửa này không bao giờ tắt và vẫn cháy kể từ đó.

Bờ biển Skeleton, nằm ở giữa Angola và Namibia có khí hậu khắc nghiệt khiến con người hầu như không có cơ hội sống sót. Từ những cơn gió nóng thổi qua Skeleton Coast và tình trạng thiếu lương thực và nước uống, các điều kiện khắc nghiệt khiến nơi đây trở thành một khu vực đầy thử thách

Hồ Nyos, Cameroon nắm giữ một bí mật nguy hiểm dưới bề mặt nước, dưới dạng rò rỉ carbon dioxide do hoạt động của núi lửa. Khi có điều kiện phù hợp, một lượng lớn khí carbon dioxide bùng phát và bay vào không khí, gẫn đến chết ngạt. Điều này xảy ra vào năm 1986, khiến hơn 1.700 người thiệt mạng

Nằm ngoài khơi bờ biển Brazil, Đảo Rắn với tên gọi cũ Ilha da Queimada Grande đã bị chính quyền cấm bất kỳ ai đến thăm. Hòn đảo có rất nhiều loài rắn hổ lục, một trong những loài nguy hiểm nhất thế giới.

Được biết đến là địa điểm bị ô nhiễm lớn nhất ở Nam bán cầu, Wittenoom là nơi nguy hiểm số 1 trên thế giới. Nằm ở Tây Australia, địa điểm này từng một thị trấn nhộn nhịp vào những năm 1930 nhưng nay đã bị đóng cửa và bỏ hoang để giảm lượng ô nhiễm amiăng.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-dia-danh-nghe-ten-da-thay-nguy-hiem-tam-giac-quy-cua-dia-nguc-dao-ran-post573364.antd