Những chính khách nổi tiếng thế giới từng nếm trải bi kịch và bất hạnh

Từ tuổi thơ khó khăn cho đến những biến cố thương tâm, nhiều người không được may mắn khi số phận dường như muốn thử thách họ. Trong số đó, không ít chính khách nổi tiếng thế giới đã phải chịu đựng những bất hạnh cả về cá nhân lẫn chính trị.

Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela nổi tiếng với cuộc đấu tranh bất bạo động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dẫn đến 27 năm tù và lao động khổ sai. Thời nhỏ, ông bị mất cha lúc 9 tuổi, sau vài năm thì buộc phải chạy trốn đến Johannesburg để thoát khỏi cuộc hôn nhân ép buộc do cha nuôi sắp đặt.

Bi kịch cuộc đời Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ Joe Biden không còn xa lạ với dân chúng. Năm 1972, một tuần trước Giáng sinh, chiếc ô tô chở các thành viên của gia đình ông Biden đang đi du lịch thì bị một lái xe đầu kéo say rượu đâm phải.

Ông Joe Biden khi đó đã mất vợ, bà Neilia và cô con gái 13 tháng tuổi Naomi. Hai con trai nhỏ cũng bị thương nặng. Đến năm 2015, ông tiếp tục mất người con trai Beau Biden vì bệnh ung thư não, ra đi ở tuổi 46.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng có tuổi thơ bất hạnh, ông chưa bao giờ biết mặt cha mình, vì cha ông mất trong một vụ tai nạn xe hơi chỉ 3 tháng trước khi Bill Clinton chào đời. Lớn lên, ông phải sống với người cha dượng nghiện rượu và bạo lực.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Hussein Obama cũng phải đối mặt với lịch sử gia đình đầy rắc rối. Bố mẹ ông ly hôn ngay sau khi ông chào đời. Do gần như không sống cùng cha nên cảm nhận về người cha của ông trái ngược với người anh em cùng cha khác mẹ, khiến họ bị chia rẽ.

Bà Michelle Bachelet, cựu Tổng thống Chile, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Nhưng thời còn trẻ, gia đình bà từng bị chế độ quân sự Augusto Pinochet giam giữ. Cha bà chết trong tù. Bachelet bị buộc phải sống lưu vong sau khi được thả.

Bà Ellen Johnson Sirleaf, cựu Tổng thống Liberia là nữ nguyên thủ đầu tiên ở châu Phi. Bà từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 2001 cho đấu tranh cải thiện điều kiện sống của phụ nữ Liberia. Nhưng bản thân bà là nạn nhân của một người chồng nghiện rượu bạo lực và từng có lần suýt bị tấn công tình dục

Bà Sheikh Hasina Wajed - Thủ tướng Bangladesh từ năm 2009 tới nay - là con ông Sheikh Mujibur Rahman, Tổng thống đầu tiên của nước này. Nhưng cha mẹ bà cùng 3 người anh em trai đã bị giết trong cuộc đảo chính năm 1975. Vào tháng 8-2004, bà sống sót sau một vụ ám sát mà quả lựu đạn đã giết chết 20 người.

Gerald Rudolff Ford, Tổng thống thứ 38 của Mỹ có tên gọi đặt theo người chồng thứ hai của mẹ ông. 16 ngày sau khi ông chào đời, người bố nghiện rượu đã dọa giết mẹ ông khiến hai người chia tay. Ông Gerald Rudolff Ford thoát chết trong Thế chiến thứ hai, khi cơn bão Cobra tấn công hạm đội của ông, khiến hàng trăm thủy thủ thiệt mạng

Cuộc sống cá nhân và nhiệm kỳ của Tổng thống thứ 40 của Mỹ Ronald Reagan đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chứng nghiện rượu của cha ông. Cuộc đời của ông còn trải qua biến cố khác như cái chết của hai người con và một vụ ám sát khiến ông bị thương nặng.

Vụ ám sát Tổng thống thứ 35 của Mỹ John F. Kennedy ở Dallas, năm 1963 là một sự kiện bi thảm trong lịch sử nước Mỹ. Khi còn sống, ông từng trải qua việc mất 2 người con và sau này, người con thứ ba thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay năm 1999.

Cuộc đời Tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, ông đã sớm mất mẹ, anh trai và em gái. Khi lập gia đình, một trong 4 người con của ông cũng mất sớm. Bị trầm cảm mạn tính, Abraham Lincoln cuối cùng đã tự sát trong nhiệm kỳ thứ hai.

Cuộc đời của ông John A. Macdonald - Thủ tướng đầu tiên của Canada cũng liên tiếp gặp họa. Lúc 7 tuổi, ông bất lực nhìn em trai mình bị người bạn say rượu của cha đánh chết. Sau khi người vợ đầu tiên và con trai 13 tháng tuổi mất, ông tái hôn, có thêm một cô con gái nhưng lại mắc bệnh không thể đi lại được.

Cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi sinh ra trong một gia tộc nổi tiếng nhưng những năm đầu đời của bà đánh dấu bằng căn bệnh lao phổi của mẹ và người cha phải ngồi tù nhiều lần vì tham gia chính trị. Trong cuộc đời, bà trải qua cái chết của cha, chồng rồi con trai út. Indira Gandhi bị ám sát năm 1984.

Những vụ bê bối đã hủy hoại cuộc hôn nhân của Công nương Diana với Hoàng tử Charles của nước Anh. Nhưng cuộc đời “bông hồng nước Anh” còn một bi kịch khác: cuộc ly hôn của cha mẹ bà và mẹ của Diana phải bỏ rơi con mình. Ám ảnh vì biến cố đó, Công nương Diana lúc nào cũng muốn cứu vãn cuộc hôn nhân của mình.

Dù sinh ra trong một gia đình giàu có, Tổng thống Pháp Emmanuel chịu thiệt thòi do phải lớn lên dưới cái bóng của người chị khuất và mẹ ông luôn đau khổ vì chuyện mất con này. Đó là một phần lý do ông Macron lại không cởi mở về cuộc sống riêng tư trước công chúng.

Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ trầm cảm và không hề biết mặt cha mình. Được nuôi dưỡng bởi người cha dượng bạo lực, cậu bé Saddam trốn đến Baghdad để sống với người chú, một cựu sĩ quan quân đội vô cùng nghiêm khắc.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye mất chức vào năm 2017 và bị kết án 25 năm tù vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Bà là con của cựu Tổng thống Park Chung-hee. Vài năm sau khi mẹ bà bị sát hại, người cha cũng bị giết. Bản thân bà Park Geun-hye từng bị thương nặng do có kẻ dùng dao đâm trong lúc vận động tranh cử Tổng thống.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-chinh-khach-noi-tieng-the-gioi-tung-nem-trai-bi-kich-va-bat-hanh-post552912.antd