Những bức ảnh Việt Nam lọt top biểu tượng thế giới

Daily Mail (Anh) mới đây đã đăng tải một số bức bức ảnh biểu tượng thế giới, trong đó có chụp tại Việt Nam ghi dấu các sự kiện lịch sử khó quên. Những bức ảnh này trở thành biểu tượng thế giới vì tạo ra xúc cảm mạnh mẽ trên khắp thế giới.

Bức ảnh biểu tượng thế giới nổi tiếng do phóng viên Malcolm Browne của hãng AP chụp năm 1963 ghi lại khoảnh khắc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ Phật giáo trước sự đàn áp của chính quyền ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Bức ảnh được đánh giá gây xúc cảm mạnh mẽ trên khắp thế giới.

Bức ảnh biểu tượng thế giới nổi tiếng do phóng viên Malcolm Browne của hãng AP chụp năm 1963 ghi lại khoảnh khắc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ Phật giáo trước sự đàn áp của chính quyền ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Bức ảnh được đánh giá gây xúc cảm mạnh mẽ trên khắp thế giới.

Bức ảnh “Em bé napalm” do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 là một trong những ảnh biểu tượng thế giới. Tác phẩm này chụp lại khoảnh khắc cô bé Kim Phúc và những đứa trẻ khác đang chạy ra từ ngôi làng ở thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh vừa bị Mỹ ném bom napalm.

Bức ảnh “Em bé napalm” do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 là một trong những ảnh biểu tượng thế giới. Tác phẩm này chụp lại khoảnh khắc cô bé Kim Phúc và những đứa trẻ khác đang chạy ra từ ngôi làng ở thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh vừa bị Mỹ ném bom napalm.

“Hành quyết tại Sài Gòn” (Saigon Execution) là tên của bức ảnh nổi tiếng do phóng viên người Mỹ Eddie Adams của hãng AP chụp trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong bức ảnh này, chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan - Tổng giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia rút súng bắn vào đầu một chiến sỹ thuộc lực lượng Biệt động Sài Gòn tay bị trói ra đằng sau. Với bức ảnh gây chấn động thế giới này, Eddie Adams giành giải thưởng Pulitzer năm 1969.

“Hành quyết tại Sài Gòn” (Saigon Execution) là tên của bức ảnh nổi tiếng do phóng viên người Mỹ Eddie Adams của hãng AP chụp trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong bức ảnh này, chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan - Tổng giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia rút súng bắn vào đầu một chiến sỹ thuộc lực lượng Biệt động Sài Gòn tay bị trói ra đằng sau. Với bức ảnh gây chấn động thế giới này, Eddie Adams giành giải thưởng Pulitzer năm 1969.

Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi - giành giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi". Bức ảnh nổi tiếng thế giới này một bé gái gần như sắp chết đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Khi nhiếp ảnh gia Carter chuẩn bị chụp ảnh em bé thì một con kền kền hạ cánh xuống gần đó và xuất hiện trong khuôn hình.

Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi - giành giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi". Bức ảnh nổi tiếng thế giới này một bé gái gần như sắp chết đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Khi nhiếp ảnh gia Carter chuẩn bị chụp ảnh em bé thì một con kền kền hạ cánh xuống gần đó và xuất hiện trong khuôn hình.

Bức ảnh nổi tiếng "The Falling Man" được Richard Drew, phóng viên ảnh của hãng AP, chụp khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Trong bức ảnh, một người đã chọn cách thoát khỏi tòa nhà đang cháy dữ dội bằng việc nhảy xuống theo phương thẳng đứng, dọc theo những hàng cột cửa sổ của tòa tháp từ độ cao hơn 400m. Danh tính người đàn ông này cho đến nay vẫn là bí ẩn. Tuy nhiên, bức ảnh này trở thành một biểu tượng đau thương của vụ khủng bố 11/9.

Bức ảnh nổi tiếng "The Falling Man" được Richard Drew, phóng viên ảnh của hãng AP, chụp khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Trong bức ảnh, một người đã chọn cách thoát khỏi tòa nhà đang cháy dữ dội bằng việc nhảy xuống theo phương thẳng đứng, dọc theo những hàng cột cửa sổ của tòa tháp từ độ cao hơn 400m. Danh tính người đàn ông này cho đến nay vẫn là bí ẩn. Tuy nhiên, bức ảnh này trở thành một biểu tượng đau thương của vụ khủng bố 11/9.

Nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt đã chụp được khoảnh khắc lịch sử một thủy thủ mặc quân phục sẫm màu vòng tay ôm và hôn cô y tá trẻ tại Quảng trường Thời đại khi nghe tin Nhật đầu hàng quân đồng minh và Chiến tranh thế giới 2 sắp kết thúc.

Nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt đã chụp được khoảnh khắc lịch sử một thủy thủ mặc quân phục sẫm màu vòng tay ôm và hôn cô y tá trẻ tại Quảng trường Thời đại khi nghe tin Nhật đầu hàng quân đồng minh và Chiến tranh thế giới 2 sắp kết thúc.

Pete Souza, nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng, chụp được bức ảnh ghi dấu khoảnh khắc cựu Tổng thống Mỹ Barrack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong đội ngũ an ninh quốc gia đang theo dõi trực tiếp hoạt động tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden trong Phòng tình huống của Nhà Trắng vào ngày 1/5/2011.

Pete Souza, nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng, chụp được bức ảnh ghi dấu khoảnh khắc cựu Tổng thống Mỹ Barrack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong đội ngũ an ninh quốc gia đang theo dõi trực tiếp hoạt động tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden trong Phòng tình huống của Nhà Trắng vào ngày 1/5/2011.

Mời quý độc giả xem video ngang nhiên buôn bán kỷ vật chiến tranh (nguồn: VTC).

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-buc-anh-viet-nam-lot-top-bieu-tuong-the-gioi-1008678.html