Những bản đồ cổ đại ẩn giấu bí mật xa xưa của Trái đất

Những tấm bản đồ được tìm thấy khiến các nhà khoa học phải bối rối vì có thể, các nền văn minh cổ đại thực tế tiên tiến hơn nhiều so với nhận định trước đây.

 Bản đồ Zeno xuất bản vào năm 1380, tấm bản đồ này mô tả chính xác đường bờ biển của các quốc gia ngày nay như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Scotland.

Bản đồ Zeno xuất bản vào năm 1380, tấm bản đồ này mô tả chính xác đường bờ biển của các quốc gia ngày nay như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Scotland.

Điều bí ẩn là, tấm bản đồ cổ này cũng mô tả chính xác Vĩ độ và kinh độ của một số hòn đảo trên Trái Đất. Đây là một bí ẩn lớn bởi các dụng cụ cần thiết để đo lường kinh độ, đồng hồ đo thời gian, phải mãi đến năm 1765 mới ra đời.

Điều bí ẩn là, tấm bản đồ cổ này cũng mô tả chính xác Vĩ độ và kinh độ của một số hòn đảo trên Trái Đất. Đây là một bí ẩn lớn bởi các dụng cụ cần thiết để đo lường kinh độ, đồng hồ đo thời gian, phải mãi đến năm 1765 mới ra đời.

Không chỉ vậy, bản đồ Zeno còn mô tả đảo Greenland không phủ băng, có nghĩa là, nếu tấm bản đồ này là thật, thì nó đã miêu tả khu vực Greenland vào một thời kỳ xa xưa trước kỷ Băng hà, khi vùng đất này chưa được phủ băng.

Không chỉ vậy, bản đồ Zeno còn mô tả đảo Greenland không phủ băng, có nghĩa là, nếu tấm bản đồ này là thật, thì nó đã miêu tả khu vực Greenland vào một thời kỳ xa xưa trước kỷ Băng hà, khi vùng đất này chưa được phủ băng.

Bản đồ Iehudi Ibn ben Zara được vẽ vào năm 1487, tấm bản đồ này không chỉ cho thấy các mảnh băng còn sót lại ở Anh, mà còn mô tả cực kỳ chi tiết các cụm đảo ở Địa Trung Hải và vùng biển Aegean.

Bản đồ Iehudi Ibn ben Zara được vẽ vào năm 1487, tấm bản đồ này không chỉ cho thấy các mảnh băng còn sót lại ở Anh, mà còn mô tả cực kỳ chi tiết các cụm đảo ở Địa Trung Hải và vùng biển Aegean.

Ngày nay, các hòn đảo này vẫn còn tồn tại, nhưng do mực nước biển gia tăng, chúng hiện đã chìm xuống dưới nước.

Ngày nay, các hòn đảo này vẫn còn tồn tại, nhưng do mực nước biển gia tăng, chúng hiện đã chìm xuống dưới nước.

Bản đồ Hadji Ahmed xuất bản năm 1559, cho thấy chính xác các đường bờ biển phía đông của vùng Bắc Mỹ và Châu Nam Cực.

Bản đồ Hadji Ahmed xuất bản năm 1559, cho thấy chính xác các đường bờ biển phía đông của vùng Bắc Mỹ và Châu Nam Cực.

Điều đáng kinh ngạc hơn là tấm bản đồ cổ đại này cho thấy một cây cầu đất nối liền Siberia (Châu Á) và Alaska (Châu Mỹ), chỉ ra nó có từ giai đoạn khi cây cầu này vẫn còn tồn tại.

Điều đáng kinh ngạc hơn là tấm bản đồ cổ đại này cho thấy một cây cầu đất nối liền Siberia (Châu Á) và Alaska (Châu Mỹ), chỉ ra nó có từ giai đoạn khi cây cầu này vẫn còn tồn tại.

Bản đồ Buache được xuất bản vào năm 1737 bởi Philippe Buache. Có giả thuyết cho rằng nó được tạo ra sử dụng nhiều tấm bản đồ cổ hơn. Biểu đồ này cho thấy Nam Cực tại một thời điểm rất xa xưa trước khi lục địa băng giá này được “chính thức phát hiện”.

Bản đồ Buache được xuất bản vào năm 1737 bởi Philippe Buache. Có giả thuyết cho rằng nó được tạo ra sử dụng nhiều tấm bản đồ cổ hơn. Biểu đồ này cho thấy Nam Cực tại một thời điểm rất xa xưa trước khi lục địa băng giá này được “chính thức phát hiện”.

Giống với một số tấm bản đồ cổ khác, Nam Cực trong bản đồ Buache được mô tả rất chính xác, và không có băng. Một điều thậm chí còn thú vị hơn là bản đồ Buache mô tả tuyến đường thủy chia cắt lục địa Nam Cực thành hai vùng đất riêng biệt, không phải là một khối thống nhất.

Giống với một số tấm bản đồ cổ khác, Nam Cực trong bản đồ Buache được mô tả rất chính xác, và không có băng. Một điều thậm chí còn thú vị hơn là bản đồ Buache mô tả tuyến đường thủy chia cắt lục địa Nam Cực thành hai vùng đất riêng biệt, không phải là một khối thống nhất.

Bản đồ thế giới Oronce Finé được tạo ra vào năm 1534, là một dạng biểu đồ hình quả tim thời kỳ đầu, biểu lộ các đặc điểm của Nam Cực khi lục địa này chưa bị băng tuyết bao phủ.

Bản đồ thế giới Oronce Finé được tạo ra vào năm 1534, là một dạng biểu đồ hình quả tim thời kỳ đầu, biểu lộ các đặc điểm của Nam Cực khi lục địa này chưa bị băng tuyết bao phủ.

Mặc dù đây là một tấm bản đồ khác cho thấy lục địa này trước khi nó được chính thức phát hiện, biểu đồ này cũng cho thấy các con sông, thung lũng và đường bờ biển trên lục địa, cùng lúc mô tả vị trí tương đối của Nam Cực ngày nay.

Mặc dù đây là một tấm bản đồ khác cho thấy lục địa này trước khi nó được chính thức phát hiện, biểu đồ này cũng cho thấy các con sông, thung lũng và đường bờ biển trên lục địa, cùng lúc mô tả vị trí tương đối của Nam Cực ngày nay.

Một tấm bản đồ thú vị khác là King Jaime World Chart. Nó được làm vào năm 1502, chủ yếu miêu tả Châu Phi. Điểm ấn tượng của bản đồ là khu vực mô tả sa mạc Sahara ở Bắc Phi vốn rất khác biệt so với ngày nay. Thời đó Sahara là một vùng đất màu mỡ, với sông hồ rộng lớn kèm theo những thành quách cổ đại.

Một tấm bản đồ thú vị khác là King Jaime World Chart. Nó được làm vào năm 1502, chủ yếu miêu tả Châu Phi. Điểm ấn tượng của bản đồ là khu vực mô tả sa mạc Sahara ở Bắc Phi vốn rất khác biệt so với ngày nay. Thời đó Sahara là một vùng đất màu mỡ, với sông hồ rộng lớn kèm theo những thành quách cổ đại.

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-ban-do-co-dai-an-giau-bi-mat-xa-xua-cua-trai-dat-1694819.html