Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

Thay vì để bị đốt tràn lan trên những cánh đồng, người dân Nghệ An đã tranh thủ đi thu gom rơm khắp các địa phương. Cách làm này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Clip: Quang An

 Nghệ An là một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước với 1,4 triệu ha. Riêng đối với sản xuất lúa, mỗi năm toàn tỉnh gieo cấy khoảng 180.00ha vụ xuân và hè Thu - mùa. Do đó, lượng phụ phẩm rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch rất lớn, tuy nhiên tại nhiều cánh đồng, rơm lại bị bỏ phí hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Quang An

Nghệ An là một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước với 1,4 triệu ha. Riêng đối với sản xuất lúa, mỗi năm toàn tỉnh gieo cấy khoảng 180.00ha vụ xuân và hè Thu - mùa. Do đó, lượng phụ phẩm rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch rất lớn, tuy nhiên tại nhiều cánh đồng, rơm lại bị bỏ phí hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Quang An

 Hiện đang là chính vụ thu hoạch lúa xuân, nguồn rơm trên các cánh đồng rất dồi dào. Không khó để nhìn thấy những máy thu gom rơm đang hoạt động hết công suất trên các cánh đồng xứ Nghệ. Ảnh: Quang An

Hiện đang là chính vụ thu hoạch lúa xuân, nguồn rơm trên các cánh đồng rất dồi dào. Không khó để nhìn thấy những máy thu gom rơm đang hoạt động hết công suất trên các cánh đồng xứ Nghệ. Ảnh: Quang An

 Anh Hoàng Văn Anh, huyện Hưng Nguyên - một trong những người làm nghề thu gom rơm lâu năm cho biết: "Trước đây, bà con thường huy động sức người để gom rơm mang về dự trữ làm thức ăn cho gia súc. Nhà nào không dùng thì đốt bỏ, không những lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường. Để tận dụng nguồn phụ phẩm này, chúng tôi đã đầu tư 5 máy thu gom rơm với tổng chi phí gần 2 tỷ đồng, đồng thời thuê thêm nhân lực để thu gom rơm khắp các huyện trên địa bàn tỉnh". Ảnh: Quang An

Anh Hoàng Văn Anh, huyện Hưng Nguyên - một trong những người làm nghề thu gom rơm lâu năm cho biết: "Trước đây, bà con thường huy động sức người để gom rơm mang về dự trữ làm thức ăn cho gia súc. Nhà nào không dùng thì đốt bỏ, không những lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường. Để tận dụng nguồn phụ phẩm này, chúng tôi đã đầu tư 5 máy thu gom rơm với tổng chi phí gần 2 tỷ đồng, đồng thời thuê thêm nhân lực để thu gom rơm khắp các huyện trên địa bàn tỉnh". Ảnh: Quang An

 Đầu máy sẽ cuộn rơm vào guồng quay, sau đó tự động bó thành từng cục có độ dài gần 1 mét, đường kính khoảng 40cm. Ảnh: Quang An

Đầu máy sẽ cuộn rơm vào guồng quay, sau đó tự động bó thành từng cục có độ dài gần 1 mét, đường kính khoảng 40cm. Ảnh: Quang An

 Khi máy cuộn được rơm, công việc của các thợ là sắp xếp các cuộn rơm ngay ngắn, thẳng hàng sao cho chứa được càng nhiều cuộn càng tốt. Nghề này phải làm liên tục giữa tiết trời nắng nóng, nhiều bụi rơm nên những người thợ cũng phải mặc đồ kín mít để tránh nắng, đỡ xót. Ảnh: Quang An

Khi máy cuộn được rơm, công việc của các thợ là sắp xếp các cuộn rơm ngay ngắn, thẳng hàng sao cho chứa được càng nhiều cuộn càng tốt. Nghề này phải làm liên tục giữa tiết trời nắng nóng, nhiều bụi rơm nên những người thợ cũng phải mặc đồ kín mít để tránh nắng, đỡ xót. Ảnh: Quang An

 Rơm được bó thành từng cuộn, để máy làm thành từng cuộn thế này mất khoảng 1 phút. Trung bình mỗi sào lúa sẽ cho khoảng 6 - 7 cuộn rơm. Ảnh: Quang An

Rơm được bó thành từng cuộn, để máy làm thành từng cuộn thế này mất khoảng 1 phút. Trung bình mỗi sào lúa sẽ cho khoảng 6 - 7 cuộn rơm. Ảnh: Quang An

 Hiện mỗi cuộn rơm có giá từ 30.000 - 40.000 đồng, có thời điểm cao điểm có thể lên đến 50.000 đồng. Người dân phấn khởi vì có thêm thu nhập từ phụ phẩm. Ảnh: Quang An

Hiện mỗi cuộn rơm có giá từ 30.000 - 40.000 đồng, có thời điểm cao điểm có thể lên đến 50.000 đồng. Người dân phấn khởi vì có thêm thu nhập từ phụ phẩm. Ảnh: Quang An

 Rơm sau khi được cuộn sẽ đưa lên xe tải, mang về kho lưu trữ sau đó nhập cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Theo tính toán của huyện Hưng Nguyên, 1 ha lúa sẽ cho trên 6 tấn rơm rạ, toàn huyện ước có khoảng 30.000 tấn rơm rạ sau khi kết thúc vụ xuân. Ảnh: Quang An

Rơm sau khi được cuộn sẽ đưa lên xe tải, mang về kho lưu trữ sau đó nhập cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Theo tính toán của huyện Hưng Nguyên, 1 ha lúa sẽ cho trên 6 tấn rơm rạ, toàn huyện ước có khoảng 30.000 tấn rơm rạ sau khi kết thúc vụ xuân. Ảnh: Quang An

 Công việc thu gom rơm phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, chỉ thực hiện được trong những ngày nắng nóng, đối với ngày mưa, rơm bị ẩm ướt, việc cuộn rơm không thực hiện được, chất lượng rơm không đảm bảo để nhập cho các đơn vị. Do hoạt động liên tục nên máy móc thường xuyên phải nạp nhiên liệu để hoạt động cả ngày dài. Ảnh: Quang An

Công việc thu gom rơm phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, chỉ thực hiện được trong những ngày nắng nóng, đối với ngày mưa, rơm bị ẩm ướt, việc cuộn rơm không thực hiện được, chất lượng rơm không đảm bảo để nhập cho các đơn vị. Do hoạt động liên tục nên máy móc thường xuyên phải nạp nhiên liệu để hoạt động cả ngày dài. Ảnh: Quang An

 Máy thu gom rơm hoạt động hết công suất trên cánh đồng xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, phía sau là khói bụi mịt mù do người dân đốt rơm. Hết cánh đồng này các máy sẽ chuyển sang cánh đồng khác. Ảnh: Quang An

Máy thu gom rơm hoạt động hết công suất trên cánh đồng xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, phía sau là khói bụi mịt mù do người dân đốt rơm. Hết cánh đồng này các máy sẽ chuyển sang cánh đồng khác. Ảnh: Quang An

Quang An

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/nhon-nhip-thu-hoach-rom-tren-cac-canh-dong-xu-nghe-post289592.html