Nhiều mục tiêu cho năm học mới 2012 - 2013: Học sinh là chủ thể của quá trình dạy học

Năm học 2012 - 2013 cả nước có 19.756 học sinh và 2.282.000 sinh viên ĐH-CĐ cùng nô nức phấn khởi hòa chung không khí ngày khai trường. Một năm học mới bắt đầu với nhiều chủ trương của Bộ GD&ĐT trong sự hy vọng tích cực của những đổi mới về chất lượng đào tạo, đổi mới phương thức, quy mô giáo dục.

Năm học 2012 - 2013 cả nước có 19.756 học sinh và 2.282.000 sinh viên ĐH-CĐ cùng nô nức phấn khởi hòa chung không khí ngày khai trường. Một năm học mới bắt đầu với nhiều chủ trương của Bộ GD&ĐT trong sự hy vọng tích cực của những đổi mới về chất lượng đào tạo, đổi mới phương thức, quy mô giáo dục.

Một năm học mới bắt đầu với sự hy vọng tích cực của những đổi mới

Ảnh: TTXVN

Nhiều nỗ lực cho lộ trình đổi mới toàn diện giáo dục

Sáng 3-9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã chính thức đánh trống khai trường tại trường THCS Lê Quý Đôn (Cầu Giấy, Hà Nội).

Chủ trương của Bộ GD&ĐT năm nay sẽ tiến hành nhiều đổi mới trong dạy và học. Trong đó, đã thống nhất phương án với các tỉnh thành và trình Thủ tướng là chưa đặt ra vấn đề tăng học phí trong điều kiện kinh tế hiện nay. Trước mắt, thực hiện theo Quyết định 95 của Thủ tướng đảm bảo sử dụng đúng các vốn nguồn ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn chi thường xuyên đảm bảo nguyên tắc 80% chi cho con người và 20% chi cho hoạt động giáo dục. Bộ cũng kiên quyết triển khai sự phối hợp tại các tỉnh thành nhằm hạn chế tình trạng lạm thu, đẩy mạnh giám sát, thanh tra để xử lý lạm thu khi kịp thời phát hiện. Ngành giáo dục cũng tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, hiệu quả, thiết thực, phù hợp và đáp ứng mục tiêu tình hình mới.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh

Năm học này, theo thông tin từ Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, tình trạng thiếu giáo viên sẽ không còn nóng như các năm học trước. Đặc biệt, quyết tâm phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi tại nhiều địa phương đã chú trọng khâu đề ra giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non. Đời sống giáo viên tại các khu vực miền núi như Tây Nguyên, miền Trung, miền núi phía Bắc sẽ ngày càng được chú trọng cải thiện. Các địa phương cần gấp rút lên phương án hỗ trợ học sinh khó khăn, thực hiện yêu cầu "3 đủ” đối với học sinh, phối hợp với các lực lượng xã hội triển khai nội dung "đi học an toàn”; công tác vận động đáp ứng đủ SGK, thiết bị đồ dùng học tập cho học sinh nghèo phải được thực hiện xong trước ngày 2-10-2012.

Chủ trương của Bộ GD&ĐT năm nay

sẽ tiến hành nhiều đổi mới trong dạy và học

Theo Vụ trưởng Vụ THPT Vũ Đình Chuẩn, lộ trình đổi mới năm học này sẽ hướng chương trình giảng dạy tiếp tục được nghiên cứu giảm tải, chú trọng phát huy sự sáng tạo và đề cao tính tự chủ, tự học của học sinh. Qua đó, học sinh phải là chủ thể trong quá trình dạy học, kiến thức phải được thông hiểu, vận dụng một cách sáng tạo chứ không đơn thuần là học thuộc lòng. Việc đổi mới phải gắn liền với đánh giá học sinh một cách thường xuyên. Theo ông Chuẩn, nếu việc đánh giá không thường xuyên theo kiểu học gì thi nấy, thì sẽ không chấm dứt được tình trạng học đối phó. Phương thức đánh giá thường xuyên có vai trò giám sát chặt chẽ của giáo viên sẽ kích thích, động viên kịp thời tính sáng tạo, tự học, tự phát huy của học sinh.

Ngoài ra, chương trình giảng dạy sẽ tiếp tục được nghiên cứu giảm tải, chú trọng phát huy sự sáng tạo và đề cao tính tự chủ, tự học của học sinh. Qua đó, học sinh phải là chủ thể trong quá trình dạy học, kiến thức phải được thông hiểu, vận dụng một cách sáng tạo chứ không đơn thuần là học thuộc lòng.

Hoàng Anh Thắng

Trường THCS Bắc Lý (Hà Nam) chào năm học mới

Ngày 31-8, ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới dự và đánh trống khai giảng năm học mới của trường THCS Bắc Lý (huyện Lý Nhân, Hà Nam) - cái nôi của Phong trào thi đua "Hai tốt”, đơn vị hai lần được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, 3 lần được tặng thưởng Huân chương Độc lập. Ông Đinh Thế Huynh đề nghị thầy và trò nhà trường cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, học chữ, nhưng trước hết là học làm người, trở thành những người tốt, có tình yêu quê hương, đất nước, thật thà, hiếu thảo, thương người, có lối sống lành mạnh, phát triển cả về thể chất và tinh thần; có kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết về tự nhiên và xã hội, tự tin để sau này lớn lên trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Ông Đinh Thế Huynh cũng lưu ý các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn thể, cha mẹ học sinh và nhân dân tiếp tục quan tâm dành những điều kiện tốt nhất cho các em, chung sức, chung lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người cao quý.

PV

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=54791&menu=1423&style=1