Nhiệm vụ đặc biệt của chiếc thủy phi cơ lớn nhất Nhật Bản

Là thủy phi cơ lớn nhất của Nhật Bản và lớn thứ hai thế giới, ShinMaywa US-2 có khả năng vận tải đặc biệt ấn tượng nhưng nó lại không có nhiệm vụ mang hàng hóa mà để phục vụ một công việc khác.

Loại thủy phi cơ lớn nhất của Nhật Bản hiện tại mang tên ShinMaywa US-2, thủy phi cơ này đã cất cánh thử lần đầu tiên từ năm 2003, được đưa ra giới thiệu từ năm 2007 nhưng tới nay mới chỉ được sản xuất vỏn vẹn 6 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.

Loại thủy phi cơ lớn nhất của Nhật Bản hiện tại mang tên ShinMaywa US-2, thủy phi cơ này đã cất cánh thử lần đầu tiên từ năm 2003, được đưa ra giới thiệu từ năm 2007 nhưng tới nay mới chỉ được sản xuất vỏn vẹn 6 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.

Được thiết kế để phục vụ cho nhiệm vụ cứu hộ trên biển, thủy phi cơ ShinMaywa US-2 có khả năng cất hạ cánh dưới nước với quãng đường lấy đà cực kỳ ngắn, giúp nó có thể xà xuống bất cứ khu vực biển nào ngay khi cần. Nguồn ảnh: Sina.

Được thiết kế để phục vụ cho nhiệm vụ cứu hộ trên biển, thủy phi cơ ShinMaywa US-2 có khả năng cất hạ cánh dưới nước với quãng đường lấy đà cực kỳ ngắn, giúp nó có thể xà xuống bất cứ khu vực biển nào ngay khi cần. Nguồn ảnh: Sina.

Ngoài ra, loại máy bay này còn có khả năng mang theo nước để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy. Tối đa mỗi chuyến, ShinMaywa US-2 có thể chở được 15 tấn nước và số nước này sẽ được US-2 xả hết ngay lập tức xuống mục tiêu chỉ trong vòng vài giây. Nguồn ảnh: Sina.

Ngoài ra, loại máy bay này còn có khả năng mang theo nước để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy. Tối đa mỗi chuyến, ShinMaywa US-2 có thể chở được 15 tấn nước và số nước này sẽ được US-2 xả hết ngay lập tức xuống mục tiêu chỉ trong vòng vài giây. Nguồn ảnh: Sina.

Thủy phi cơ US-2 được ra đời để phục vụ trong biên chế của Lực lượng Phòng thủ Trên biển Nhật Bản và thay thế cho những máy bay ShinMeiwa US-1A. Tuy nhiên lực lượng này thấy nhu cầu của US-2 vẫn chưa quá lớn nên mới chỉ đặt mua đúng 6 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.

Thủy phi cơ US-2 được ra đời để phục vụ trong biên chế của Lực lượng Phòng thủ Trên biển Nhật Bản và thay thế cho những máy bay ShinMeiwa US-1A. Tuy nhiên lực lượng này thấy nhu cầu của US-2 vẫn chưa quá lớn nên mới chỉ đặt mua đúng 6 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.

Máy bay có kíp lái rất đông, lên tới 11 người kèm theo khả năng mang theo khoảng 20 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương. Nguồn ảnh: Sina.

Máy bay có kíp lái rất đông, lên tới 11 người kèm theo khả năng mang theo khoảng 20 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương. Nguồn ảnh: Sina.

ShinMaywa US-2 được trang bị tới năm động cơ trong đó có bốn động cơ AE 2100J công suất mỗi động cơ 4592 mã lực và một động cơ công suất 1364 mã lực. Nguồn ảnh: Sina.

ShinMaywa US-2 được trang bị tới năm động cơ trong đó có bốn động cơ AE 2100J công suất mỗi động cơ 4592 mã lực và một động cơ công suất 1364 mã lực. Nguồn ảnh: Sina.

Tốc độ tối đa mà chiếc thủy phi cơ này đạt được vào khoảng 560 km/h, tốc độ hành trình 480 km/h kèm theo đó là trần bay 7100 mét. Nguồn ảnh: Sina.

Tốc độ tối đa mà chiếc thủy phi cơ này đạt được vào khoảng 560 km/h, tốc độ hành trình 480 km/h kèm theo đó là trần bay 7100 mét. Nguồn ảnh: Sina.

ShinMaywa US-2 có tầm bay tối đa 4700 kg khi bay rỗng. Vì được thiết kế để trở thành một thủy phi cơ, US-2 chỉ có thể thể hiện được tối đa khả năng của mình khi cất - hạ cánh trên mặt nước. Nguồn ảnh: Sina.

ShinMaywa US-2 có tầm bay tối đa 4700 kg khi bay rỗng. Vì được thiết kế để trở thành một thủy phi cơ, US-2 chỉ có thể thể hiện được tối đa khả năng của mình khi cất - hạ cánh trên mặt nước. Nguồn ảnh: Sina.

Cụ thể, khi cất cánh từ trên mặt nước, ShinMaywa US-2 chỉ cần 280 mét chạy đà trong khi hạ cánh chỉ cần 330 mét. Trong khi đó khi cất - hạ cánh trên mặt đất, khoảng cách mà ShinMaywa US-2 cần lần lượt là 490 mét và 1500 mét đường băng. Nguồn ảnh: Sina.

Cụ thể, khi cất cánh từ trên mặt nước, ShinMaywa US-2 chỉ cần 280 mét chạy đà trong khi hạ cánh chỉ cần 330 mét. Trong khi đó khi cất - hạ cánh trên mặt đất, khoảng cách mà ShinMaywa US-2 cần lần lượt là 490 mét và 1500 mét đường băng. Nguồn ảnh: Sina.

Mời độc giả xem Video: Thủy phi cơ cực khủng do Liên Xô chế tạo trong quá khứ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhiem-vu-dac-biet-cua-chiec-thuy-phi-co-lon-nhat-nhat-ban-1280993.html