Nhân rộng mô hình 'Canh tác lúa thông minh'

Hiện nay ĐBSCL phải đối mặt với nhiều bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra, trong đó sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Theo PGS-TS Mai Thành Phụng, một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là việc sản xuất nông nghiệp phải “thông minh” để giảm tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp ổn định sản xuất, tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và thu nhập của bà con nông dân”.

Nối tiếp từ sự thành công chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu” vụ hè thu 2016 đã đem lại hiệu quả, vụ đông xuân 2016 - 2017, ban tổ chức tiếp tục thực hiện mô hình tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL.

Để giảm tối thiểu chi phí đầu tư cho bà con bao gồm lúa giống, phân bón, thuốc BVTV, giảm công lao động, giúp tăng năng suất lúa và thích ứng với các điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra. Vụ lúa đông xuân 2016-2017, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh thành ĐBSCL cùng Công ty CP Phân bón Bình Điền tiếp tục thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Mô hình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu vụ đông xuân 2016 - 2017 tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: T.T

Vụ lúa đông xuân 2016-2017, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh thành ĐBSCL cùng Công ty CP Phân bón Bình Điền tiếp tục thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Nhìn lại hiệu quả thực tế từ mô hình trong vụ hè thu 2016, bình quân 65 ruộng đối chứng của nông dân đạt năng suất 5.878 tấn/ha, còn ruộng mô hình do được tuân thủ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nên năng suất đạt khá cao: 6.415 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng là 537 kg/ha. Đồng thời, lượng giống gieo sạ giảm bình quân 61kg giống/ha, lượng phân bón giảm đáng kể nên lợi nhuận bình quân trong 13 mô hình tăng lên từ 13,6 triệu/ha ở ruộng đối chứng lên 17 triệu/ha ở mô hình canh tác thông minh. Ngoài ra, một phần rất quan trọng của chương trình này là tổng kết và hội thi để đánh giá lại kiến thức nông dân đã học hỏi được, các cá nhân xuất sắc nhất đã được tham gia chuyến học tập tại Thái Lan với nhiều kiến thức rất bổ ích.

Trong mô hình ở vụ đông xuân 2016-2017, Công ty CP Phân bón Bình Điền tiếp tục cung cấp 100% lúa giống cấp xác nhận và phân bón cho các hộ tham gia mô hình. Ngoài ra, 65 nông dân ở 13 tỉnh thành (tổng diện tích 32,5 ha, mỗi tỉnh 5 hộ với diện tích thực hiện mô hình 5.000 m2/hộ) còn được bộ phận kỹ thuật hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật canh tác hiệu quả và trực tiếp ra đồng cùng nông dân. Hiện nay, lúa trong các mô hình trình diễn ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và sinh trưởng rất tốt, dự kiến tiếp tục có một vụ mùa thắng lợi.

Nông dân tham quan mô hình canh tác lúa an toàn tại tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. Ảnh: T.T

Ông Phan Văn Tâm - Giám đốc Marketing Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết: Năm 2017, chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu” sẽ tiếp tục triển khai trong vụ đông xuân 2016-2017 và vụ hè thu 2017. Ở các mô hình đang được triển khai trong vụ đông xuân 2016-2017, các nhà khoa học đến tận nơi để tập huấn cho bà con nông dân trong các quy trình sản xuất lúa nhằm giúp đạt hiệu quả cao, giảm chi phí, tăng lợi nhuận…

Sau khi vụ đông xuân 2016-2017 kết thúc sẽ sơ kết, rút kinh nghiệm để từ đó triển khai chương trình với quy mô lớn hơn trong vụ lúa hè thu 2017. Hy vọng ở vụ lúa hè thu sẽ tập hơp và tổ chức cuộc thi nhân rộng ra và cũng kỳ vọng sẽ triển khai ra hầu hết các tỉnh Nam Bộ, tức là Bình Thuận trở vào đến Cà Mau để bà con có cơ hội tham gia một cách rộng lớn hơn. Từ đó, bà con nông dân làm lúa sẽ tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và đặc biệt làm sao để nông dân tự quản lý được sản xuất lúa trên đồng ruộng mình một cách hiệu quả.

Cũng theo ông Tâm, để có thể “ứng phó”, dần dần “thích ứng” với các điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi bà con nông dân phải liên tục cập nhật kiến thức mới và áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến nhất vào sản xuất. Phân bón “Đầu Trâu” sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân để giúp sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung tiếp tục phát triển, công ty sẽ tiếp tục ứng dụng những công nghệ mới nhất vào trong sản phẩm phân bón của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng và phù hợp với biến đổi khí hậu.

Theo PGS-TS Mai Thành Phụng “một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là việc sản xuất nông nghiệp phải “thông minh” để giảm tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp ổn định sản xuất, tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và thu nhập của bà con nông dân”. Chương trình “canh tác lúa thông” minh là tập hợp các biện pháp canh tác lúa tiên tiến nhất được các nhà khoa học hướng dẫn. Với mô hình này, nông dân sẽ được cung cấp tất cả các giải pháp đồng bộ và căn cơ nhất để có thể tự chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu gây ra trong thực tế sản xuất.

Nguyễn Hằng

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/nha-nong/nhan-rong-mo-hinh-canh-tac-lua-thong-minh-746227.html