Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chỉ ra 7 sai lầm thường gặp trong xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân đang là chủ đề được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay bị lầm tưởng về chủ đề này. Xin giới thiệu nội dung chia sẻ của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, tác giả đặc san 'Xây dựng thương hiệu cá nhân để tự bán mình với giá cao nhất' vừa được báo Tiền Phong phát hành.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh: Thái Thuận Hải.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh: Thái Thuận Hải.

Tôi không làm việc trong showbiz, có cần nổi tiếng đâu mà phải làm thương hiệu cá nhân? Nhiều người thường nghĩ như vậy, nhưng chưa đúng. Trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, một số người may mắn trở nên nổi tiếng vì nhiều lý do khác nhau, nhưng đại đa số xây dựng thương hiệu cá nhân không phải để nhằm đến mục tiêu được nổi tiếng.

Nếu bạn biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn sẽ dễ dàng được nhận ra trong lớp, trường mình học, trong đội nhóm mình tham gia. Nếu bạn có thương hiệu cá nhân, bạn sẽ dễ dàng được nhà tuyển dụng chú ý khi đi tìm việc (thậm chí, nhà tuyển dụng còn chủ động tìm đến bạn nếu thương hiệu cá nhân của bạn đủ tốt và gây ấn tượng). Nếu bạn có thương hiệu cá nhân, khi đi làm, bạn sẽ dễ dàng được sếp giao đúng việc mà bạn làm tốt nhất. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp mà có thương hiệu cá nhân thì các đối tác cũng tin tưởng hơn, dễ dàng hợp tác với bạn hơn (thậm chí, các đối tác còn chủ động tìm đến bạn nếu thương hiệu cá nhân của bạn đủ lớn). Nếu bạn có thương hiệu cá nhân, bạn sẽ dễ dàng có được những mối quan hệ mà bình thường bạn không thể có... Vậy đâu cần bạn phải làm việc trong giới showbiz, đâu cần bạn phải đặt mục tiêu là trở nên nổi tiếng thì bạn mới xây dựng thương hiệu cá nhân?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh hiện là Trưởng ban Sinh Viên, báo Tiền Phong. Anh cũng là người phụ trách các dự án truyền thông giữa báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò với các đối tác quốc tế uy tín như Chương trình Phát triển Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Liên minh châu Âu (EU), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC)... Ảnh: Thái Thuận Hải.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh hiện là Trưởng ban Sinh Viên, báo Tiền Phong. Anh cũng là người phụ trách các dự án truyền thông giữa báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò với các đối tác quốc tế uy tín như Chương trình Phát triển Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Liên minh châu Âu (EU), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC)... Ảnh: Thái Thuận Hải.

Không có ngoại hình đẹp thì không nên xây dựng thương hiệu cá nhân. Ngoại hình chỉ là một phần của thương hiệu cá nhân. Nếu bạn có ngoại hình đẹp thì quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân có thể sẽ thuận lợi hơn, nhưng ngoại hình chưa bao giờ là tất cả. Tuy nhiên, dù không có ngoại hình đẹp thì bạn cũng cần chăm sóc ngoại hình của mình một cách cẩn thận nhất có thể, bởi mọi thứ mà được chuẩn bị chu đáo thì đều có tác dụng và dễ đem lại kết quả tích cực. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn học hỏi để nâng cấp bản thân, để vẻ đẹp toát ra từ bên trong, từ trí tuệ của bạn. TS Lê Thẩm Dương là một ví dụ điển hình về một người có ngoại hình không đẹp (ông từng hài hước nói rằng… khỉ còn đẹp hơn ông), nhưng nếu xét về độ nổi tiếng, về thương hiệu cá nhân thì ở Việt Nam, khó có một diễn giả nào vượt qua được ông.

Xây dựng thương hiệu cá nhân chỉ phù hợp với những người hướng ngoại, không phù hợp với những người hướng nội, trầm tính... Quan điểm này cũng không chính xác. Ai cũng cần xây dựng thương hiệu cá nhân. Nhưng trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, có thể một số người hướng ngoại, tính cách sôi nổi, hào sảng, hoạt ngôn... thì sẽ có một số điểm thuận lợi hơn hoặc thành công nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, nhiều người hướng nội vẫn có thương hiệu cá nhân tốt trong lĩnh vực của họ. Bạn có tin được không, tỷ phú Elon Musk - CEO của Tesla và SpaceX, cũng là người giàu nhất thế giới, và Mark Zuckerberg - người sáng lập Facebook đều từng thừa nhận mình là người hướng nội. Nhưng thương hiệu cá nhân của họ mạnh đến mức nào thì có lẽ… khỏi phải bàn.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh được đào tạo bài bản về báo chí, truyền thông, marketing, nhân sự, quản trị kinh doanh... Anh là chuyên gia chấp bút, biên tập sách cho nhiều chuyên gia, người nổi tiếng trong và ngoài nước như Tiến sĩ Lê Thẩm Dương (Chuyên gia kinh tế, diễn giả hàng đầu Việt Nam), Tiến sĩ Alok Bharadwaj (Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á)... Ảnh: Thái Thuận Hải.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh được đào tạo bài bản về báo chí, truyền thông, marketing, nhân sự, quản trị kinh doanh... Anh là chuyên gia chấp bút, biên tập sách cho nhiều chuyên gia, người nổi tiếng trong và ngoài nước như Tiến sĩ Lê Thẩm Dương (Chuyên gia kinh tế, diễn giả hàng đầu Việt Nam), Tiến sĩ Alok Bharadwaj (Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á)... Ảnh: Thái Thuận Hải.

Muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, chỉ cần chụp vài bộ ảnh đẹp kèm mấy câu triết lý đăng trên mạng... Xây dựng thương hiệu cá nhân là cả một hành trình và cần phải hiểu những nguyên lý cơ bản. Chụp ảnh đăng Facebook chỉ là một trong số hàng chục kênh hỗ trợ để xây dựng thương hiệu cá nhân và nó không phải là quan trọng nhất. Thậm chí, việc chụp ảnh đăng Facebook mà không có sự tính toán, cân nhắc phù hợp thì chủ yếu chỉ mang tính… giải trí mà thôi. Ngược lại, trên thực tế, có nhiều người không cần đăng ảnh đẹp trên Facebook, thậm chí họ còn không có cả Facebook mà vẫn được nhiều người biết đến và yêu mến. Diễn viên Robert Pattinson - người đóng vai ma cà rồng Edward Cullen của loạt phim Chạng Vạng và mới đây còn đóng vai Người Dơi - không hề dùng bất kỳ kênh mạng xã hội nào và cũng không có ý định sẽ dùng, nhưng thương hiệu cá nhân của anh không vì vậy mà bị ảnh hưởng.

Chỉ cần xuất hiện trên báo, đài là có thương hiệu cá nhân. Cũng giống như Facebook và nhiều trang mạng xã hội khác, báo chí, truyền hình cũng chỉ là những kênh để hỗ trợ, giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân thôi, chứ không phải là quan trọng nhất, càng không phải là duy nhất. Báo chí, đài truyền hình không có độ lan tỏa bằng các trang mạng xã hội, nhưng nó có ưu thế là kênh truyền thông chính thống uy tín. Tuy nhiên, báo đài cũng không phải là yếu tố quyết định trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Yếu tố quyết định nằm ở ngay chương sau, mời bạn đọc tiếp.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh cũng là diễn giả được yêu thích tại nhiều trường Đại học lớn ở Việt Nam. Ảnh: Thái Thuận Hải.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh cũng là diễn giả được yêu thích tại nhiều trường Đại học lớn ở Việt Nam. Ảnh: Thái Thuận Hải.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là mục đích. Nếu đó là mục đích thì sau khi xây dựng thương hiệu cá nhân thành công sẽ là gì? Xây dựng thương hiệu cá nhân không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để mỗi người đạt được những mục đích khác nhau. Nhiều người muốn xây dựng thương hiệu để có nhiều tiền hơn. Nhưng theo kinh nghiệm của cá nhân tôi thì chúng ta nên xây dựng thương hiệu để làm những việc có ích cho cộng đồng trước, sau đó tiền bạc sẽ tự đến với mình. Còn nếu ngay từ đầu đã chăm chăm chỉ nghĩ đến tiền thì chưa chắc sau đó bạn đã đạt được điều bạn muốn (là tiền) đâu.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là sống ảo? Ảo ở đây được hiểu theo nghĩa không có thật, không đúng với bản chất của mình. Còn việc xây dựng thương hiệu cá nhân đúng đắn phải được dựa trên số liệu, dữ liệu cụ thể và giá trị thật. Khi bản thân mình không có giá trị thực thì dù sử dụng kênh truyền thông nào, hình ảnh có đẹp đến mấy thì cũng bị quy kết là sống ảo. Đấy không phải là xây dựng thương hiệu cá nhân.

 Xây dựng thương hiệu cá nhân để tự bán mình với giá cao nhất của tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh do báo Tiền Phong xuất bản, gồm 9 chương: Làm ngay đi, đừng ngại!; Những lầm tưởng tai hại; USP của bạn là gì?; Bạn còn gì hấp dẫn nữa không?; Truyền thông là con dao hai lưỡi; Những “đòn bẩy” diệu kỳ; Thương hiệu cá nhân còn có giá trị cao hơn doanh nhiệp?; Công thức chuẩn để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công; Xây dựng thương hiệu cá nhân từ góc nhìn người trong cuộc. Sách có khổ 13x20 cm, gồm bìa cứng, bìa áo, 160 trang ruột màu, giá bìa 149.000 đồng.

Xây dựng thương hiệu cá nhân để tự bán mình với giá cao nhất của tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh do báo Tiền Phong xuất bản, gồm 9 chương: Làm ngay đi, đừng ngại!; Những lầm tưởng tai hại; USP của bạn là gì?; Bạn còn gì hấp dẫn nữa không?; Truyền thông là con dao hai lưỡi; Những “đòn bẩy” diệu kỳ; Thương hiệu cá nhân còn có giá trị cao hơn doanh nhiệp?; Công thức chuẩn để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công; Xây dựng thương hiệu cá nhân từ góc nhìn người trong cuộc. Sách có khổ 13x20 cm, gồm bìa cứng, bìa áo, 160 trang ruột màu, giá bìa 149.000 đồng.

Tú Chân (Ghi)

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/nha-bao-nguyen-tuan-anh-chi-ra-7-sai-lam-thuong-gap-trong-xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan-post1468467.tpo