Người nắm vận mệnh đồng euro?

Ông Alexis Tsipras

(CATP) Từng là một chính khách cánh tả ít người biết đến, Alexis Tsipras có thể là người đang nắm giữ định mệnh đồng euro. Ông Tsipras, 37 tuổi, kỹ sư, nói rằng ông theo chủ nghĩa thực tế. “Hy Lạp thuộc về châu Âu và là một kinh nghiệm quốc tế, người dân Hy Lạp trở thành những sinh vật thí nghiệm. Trong hai năm qua, chúng tôi đã chịu đựng một thảm họa xã hội. Cứ một trong hai người Hy Lạp trẻ không chỉ bị thất nghiệp; thậm chí họ còn không mơ được hay hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn. Quốc gia không xuất khẩu thêm dầu ô liu, cam hay phô mai, mà chỉ xuất khẩu những nhà khoa học. Vụ chảy máu đó phải chấm dứt”.

Cách đây vài tuần, Tsipras còn là một chính khách đối lập mờ nhạt, nhưng bây giờ ông đang làm cho những nhân vật quyền lực ở Liên minh châu Âu (EU) mất nhuệ khí. Đó là vì ông Tsipras và lãnh đạo đảng Liên hiệp cánh tả cấp tiến Syriza của ông đã về thứ hai trong cuộc bầu cử Hy Lạp ngày 6-5, trở thành luồng gió mới cải cách cho cả quốc gia này lẫn châu Âu. Khẩu hiệu của Syriza là: “Họ đã quyết định mà không có chúng ta. Vậy chúng ta sẽ tiến tới không cần có họ”.

Ông nói ông sẽ không làm thủ tướng nếu sự việc mở đường cho một chính phủ liên minh không bao gồm các đảng phái ủng hộ cứu trợ tài chính. Ông vẫn thách thức bà Merkel và các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro ở Brussels thay đổi các chính sách của họ đối với Hy Lạp. Ông cho biết sẽ không rời khỏi bàn đàm phán. Ông đồng ý rằng Hy Lạp phải thực hiện những cải cách gay go về cơ cấu. Ông hứa hẹn trừng trị thẳng tay nạn gian lận thuế và tham nhũng, đặc biệt với người giàu. Ông muốn tạo ra những đăng ký các tài sản để người Hy Lạp có thể đăng ký bất động sản và tài khoản ngân hàng sao cho có thể đánh thuế tất cả một cách công bằng. Theo Tsipras, chính phủ cần chống tham nhũng để thuyết phục người dân Hy Lạp.

Tuy nhiên, những quyền lực ở Đức và Pháp, vẫn bỏ ngoài tai Tsipras. Bà Merkel phớt lờ ông và tiếp tục nói rằng Hy Lạp phải gắn liền với những thỏa thuận nợ để nhận được tiền cứu trợ. Tsipras nói ông ghê tởm những mô tả của các báo lá cải Hy Lạp về bà và những người Đức khác như những đảng viên Đức quốc xã. Ông bảo điều đó không công bằng, và vấn đề phải thay đổi ngược lại.

Liệu đảng Syriza có đạt được quyền lực và châu Âu có nghe theo những ý kiến của ông Tsipras? Liệu ông ta sẽ hành động ra sao trong một kịch bản xấu nhất? Ông Tsipras nói: “Trên thực tế, chúng tôi có một kế hoạch. Tôi có những chuyên gia kinh tế để lập kế hoạch, cập nhật và truyền đạt chúng. Tôi không phải là người mê tín. Tôi không nghĩ nó có thể khả thi, biết đâu chúng ta đang hướng tới một kịch bản xấu nhất. Đó là điều cuối cùng chúng ta muốn”.

Nguồn CA TP.HCM: http://www.congan.com.vn/?catid=1120&id=474271&mod=detnews&p=