Người Đức lo bị thu thập dữ liệu

Việc Đức lên kế hoạc thu thập dữ liệu công dân làm dấy lên nỗi lo sợ đã từng xảy ra trong quá khứ.

Việc Đức lên kế hoạc thu thập dữ liệu công dân làm dấy lên nỗi lo sợ đã từng xảy ra trong quá khứ.

Một máy nghe lén thụ động “Bodil” được trưng bày tại Bảo tàng Stasi ở Berlin. Ảnh: CNN

Một máy ghi âm ẩn bên trong cửa phòng ngủ. Một máy ảnh nhỏ được cất giấu trong một chuồng chim trong vườn. Máy lấy mẫu mùi bí mật được đặt vào trong ghế sofa phòng khách để thu thập mùi hương cơ thể đặc trưng, sẽ được lưu trữ để những con chó đánh hơi có thể theo dõi các mục tiêu giám sát trong tương lai. Đây chỉ là một số thiết bị khéo léo mà cảnh sát Đức sử dụng trong khoảng thời gian 1950-1990 để theo dõi công dân. Nhiều thiết bị này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Stasi ở Berlin. Tuy nhiên, các thiết bị này không là gì so với điện thoại thông minh trong túi của bạn hoặc trợ lý ảo trong nhà bạn vì chúng đang thu thập dữ liệu về thói quen hàng ngày của bạn.

Thu thập dữ liệu để chống tội phạm?

Giống như nhiều cơ quan thực thi pháp luật khác, cảnh sát quốc gia Đức muốn truy cập không chỉ dữ liệu điện thoại, mà cả thông tin được thu thập bởi các trợ lý kỹ thuật số như Google Home và Amazon Echo. Đức đang lên kế hoạch thảo luận vấn đề này trong cuộc họp của các bộ trưởng nội các vào tuần tới. Hôm 4-6, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ đã giới thiệu về vấn đề này trong một cuộc họp báo. “Để chống tội phạm hiệu quả, điều rất quan trọng là chính quyền liên bang và tiểu bang nên có quyền truy cập vào dữ liệu được thu thập bởi các thiết bị này”.

Điều đó đặt ra hồi chuông cảnh báo cho những người giám sát quyền riêng tư kỹ thuật số. “Họ hoàn toàn nhận thức được những gì họ dự định làm là vi hiến. Tôi hy vọng các cơ quan bảo vệ dữ liệu sẽ can thiệp”, Jeanette Hofmann, Giáo sư Chính trị Internet tại Đại học Freie ở Berlin và là chuyên gia của bộ phận Internet và Xã hội số thuộc Quốc hội Đức, cho biết. “Nhà vẫn được coi là nơi an toàn so với những gì xảy ra ở nơi công cộng. Khả năng mọi thứ bạn làm ở nhà sẽ được theo dõi và dữ liệu được cung cấp cho cơ quan thực thi pháp luật là điều rất đáng sợ”, ông Hofmann cho biết.

Đức chắc chắn không phải là quốc gia duy nhất đưa ra ý tưởng tiếp cận quyền riêng tư kỹ thuật số. Đức hiện có luật về quyền riêng tư được cho là mạnh nhất trên thế giới. Chuyên gia an ninh mạng Sven Herpig cho biết, các chính sách của Đức có truyền thống ủng hộ mã hóa là vì lý do này. Nhưng trong trường hợp các trợ lý kỹ thuật số như Google Home hoặc Amazon Echo, phần lớn dữ liệu thu thập được không được lưu giữ ở Đức, mà ở các nước bên ngoài, đặc biệt là Mỹ.

Hôm 6-6, Liên minh An ninh Ủy ban Châu Âu đã họp để đánh giá các đề xuất cho phép bất kỳ thành viên nào, kể cả Đức, truy cập bằng chứng kỹ thuật số được thu thập ở một quốc gia khác. “Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế để có được quyền truy cập vào bằng chứng điện tử, chúng tôi đang thực hiện một bước nữa để đóng cửa không gian hoạt động bằng cách đảm bảo rằng, các cơ quan thực thi pháp luật có thể điều tra và truy tố họ một cách hiệu quả hơn, với các quyền cơ bản”, Ủy viên Liên minh An ninh, Julian King, cho biết trong một tuyên bố.

Bằng chứng kỹ thuật số là bằng chứng hình sự

Theo Ủy ban Châu Âu, bằng chứng kỹ thuật số là cần thiết trong khoảng 85% các cuộc điều tra tội phạm và trong 2/3 các trường hợp này, bằng chứng phải được lấy từ các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.

Nhưng các nhóm bảo vệ quyền riêng tư về kỹ thuật số ở Đức đã chỉ trích các đề xuất của EU, chỉ ra rằng, luật bảo vệ quyền riêng tư nghiêm ngặt của Đức có thể bị “lật đổ” và cho rằng các đề xuất hiện tại không tính đến việc liệu tội phạm ở một quốc gia có nhất thiết được coi là tội phạm ở một quốc gia khác hay không. “Một chế độ như vậy sẽ chỉ có ý nghĩa nếu có sự đồng thuận ở EU hoặc quốc tế về những gì cấu thành tội phạm và các biện pháp bảo vệ theo thủ tục tương tự được áp dụng”, Elisabeth Niekrenz của Hiệp hội kỹ thuật số, một cơ quan giám sát quyền riêng tư kỹ thuật số giải thích. “Nếu phá thai là một tội hình sự ở một tiểu bang này chứ không phải ở một tiểu bang khác, thì các nhà cung cấp dịch vụ không nên bị buộc phải đưa ra bằng chứng về các sự kiện đó”, ông Niekrenz nói.

Người Đức cho rằng, cách giám sát hàng loạt có thể bị lạm dụng. Với các thiết bị kỹ thuật số, các Cty tư nhân đang khai thác dữ liệu được thu thập thông qua sự giám sát trên toàn thế giới. Giáo sư Hofmann cảnh báo, lấy lý do điều tra tội phạm, chính phủ các nước cũng muốn truy cập vào khối dữ liệu đó, động thái khiến các nhà hoạt động bảo vệ quyền riêng tư kỹ thuật số kiện ra tòa. “Đây là một vấn đề quốc tế. Chúng ta từng bức xúc khi biết Amazon nghe những cuộc trò chuyện riêng tư của chúng ta ở nhà. Nhưng bây giờ chính phủ đang nói sẽ làm điều tương tự”, ông Hofman nói.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/122_207538_nguoi-duc-lo-bi-thu-thap-du-lieu.aspx