Người đưa cá tra “bơi” sâu vào thị trường Mỹ

Biết chị đã lâu, qua các lễ trao giải thưởng doanh nhân tiêu biểu, Bông hồng vàng… ở Hà Nội, nhưng để gặp trực tiếp thì quả là khó bởi chị là con người của công việc, lại ở mãi tít tận vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long! Lần này may mắn, cánh nhà báo chúng tôi đã tranh thủ trò chuyện được với chị bên lề buổi lễ trao Cúp Thánh Gióng cho 100 doanh nhân tiêu biểu năm 2010.

Bà Phạm Thị Diệu Hiền CôngThương - Chị là Phạm Thị Diệu Hiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco). Chị Diệu Hiền tâm sự: “Ttrước đây tôi đã từng kinh doanh gỗ, biết biến những gỗ thứ cấp thành sản phẩm cao cấp để bán giá cao. Làm du lịch và bất động sản cũng rất hiệu quả, tuy nhiên khi đến với nghề cá tôi yêu mến và cảm thấy gần gũi như máu thịt, tâm trí lúc nào cũng nghĩ đến cá tra bởi cá tra là đặc sản, là thế mạnh của nước ta. Nên tôi quyết định chọn cá tra để làm “thương hiệu” và nguyện gắn bó trọn đời…” Hiện Bianfishco đang tiên phong trong việc nâng cao chuỗi giá trị cá tra bằng nhiều sản phẩm kinh tế cao. Việc làm này không chỉ đem lại lợi ích cho Bianfishco mà còn cho người nuôi cá và ngành thủy sản. Từ con cá tra, chị Diệu Hiền đang làm mọi người đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Năm 2007, năm đầu tiên xuất khẩu những lô cá tra sang thị trường Mỹ, Bianfishco đã đạt doanh số 100 tỷ đồng và những năm tiếp theo doanh số công ty tăng liên tục, lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2009; kế hoạch năm 2010 sẽ đạt trên 1.500 tỷ đồng. Đây là thành quả không phải dễ mấy ai cũng làm được, với chị Diệu Hiền là cả chuỗi tháng ngày vật lộn trăn trở tìm đường cho con cá tra “bơi” vào thị trường Mỹ. Chị Diệu Hiền kể lại, để đưa cá tra sang thị trường Mỹ và tạo chỗ đứng vững chắc không hề đơn giản. Bianfishco bị các doanh nghiệp khác cạnh tranh quyết liệt, ngăn không cho đưa sản phẩm ra thị trường. Không bán được hàng dẫn đến sản phẩm tồn đọng khiến việc kinh doanh rất khó khăn. Tôi bị các cổ đông phản ứng, họ yêu cầu làm sản phẩm thông thường để xuất sang thị trường Nga thu lời mỗi tháng hàng chục tỷ đồng. Khó khăn chồng chất nhưng tôi kiên quyết không chấp nhận cái lợi trước mắt mà phá vỡ kế hoạch đường dài của công ty. Bất chấp những khó khăn trở ngại, tôi vẫn trực tiếp đi 21 tiểu bang ở Mỹ tìm cách bán hàng. Chưa đầy một tháng, hàng chục tập đoàn lớn sau khi kiểm tra chất lượng sản phẩm Bianfishco đều đồng ý mua hàng. Chẳng những giải quyết hết lượng hàng tồn kho, Bianfishco còn ký được nhiều hợp đồng mới dài hạn với giá cao. Bài học kinh nghiệm từ thành công này cho thấy chỉ có bán sản phẩm chất lượng thì việc chiếm lĩnh thị trường mới chắc chắn bền lâu. Từ thành công này, Bianfishco đã thành lập công ty tại Mỹ, được các ngành chức năng cho hưởng ưu đãi không đóng thuế khi xuất khẩu cá tra vào Mỹ đến năm 2012 và được Thị trưởng Beverly Hills –Califonia tặng bảng vàng danh dự. Cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Bianfishco, do đó phải nâng cao hơn chuỗi giá trị cho cá tra nhằm tận dụng hết những phần nguyên liệu nằm trong mỗi con cá. Thông thường khi xuất khẩu thành phẩm cá tra phi lê, mỗi con cá chỉ lấy 2 miếng phi lê (chiếm khoảng 30% trọng lượng con cá) để chế biến, xuất khẩu thu lời được một ít, 70% còn lại như xương, mắt, vi, gan bao tử, bong bong… bỏ đi một cách lãng phí, chưa kể tốn tiền xử lý để tránh ô nhiêm môi trường. Từ thự tế này khiến chị Diệu Hiền nghĩ đến việc thành lập Viện nghiên cứu thủy sản Bình An phát triển chuỗi giá trị cho cá tra, tận dụng 70% còn lại của cá tra để chế biến thành những mặt hàng khác có giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần so với xuất khẩu cá tra phi lê. Ý tưởng thành lập Viện nghiên cứu thủy sản của chị Diệu Hiền ban đầu cũng vấp phải nhiều phản ứng trái chiều cũng giống như hồi làm hàng chất lượng cao. “Có người nói tôi dở hơi, làm hàng bình thường lời nhiều lại không làm! Thành lập Viện nghiên cứu chắc là tôi mơ mộng làm tiến sĩ. Tôi nghĩ, đời người vài chục năm rồi cũng đi qua vấn đề là làm được gì để lại cho xã hội cho mai sau. Cuộc đời làm doanh nhân tôi từng nếm trải ngọt bùi, cay đắng, thậm chí hứng chịu nhiều lợi đồn thổi đủ thứ. Tôi luôn tự tin mình làm đúng và được những người bạn tâm huyết ủng hộ, quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực” – chị Diệu Hiền chia sẻ. Vừa qua, Bianfishco đã khánh thành Viện nghiên cứu thủy sản trong niềm hân hoan của mọi người! Năm 2010 là năm đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại và thành tựu nổi bật của Bianfishco và chị Diệu Hiền: đón nhận giải thưởng Thương hiệu quốc gia năm 2010; Ngân hàng Đầu tư –Phát triển kết nạp Bianfishco là thành viên chính thức của Hiệp hôịi các nhà đầu tư Việt Nam – Căm pu chia; Tổ chức Loieen bang thế giới các doanh nghiệp trao tặng “Giải thưởng THE BIZZ-2010” dành cho doanh nhân xuất sắc trong kinh doanh trên thế giới; được chọn là doanh nghiệp tiêu biểu nhận Cúp Thánh Gióng năm 2010… Mới đây nhất, Bianfishco vừa hoàn thành hợp tác với Cargill – một tập đoàn lớn trên thế giới về nông nghiệp và thực phẩm của Mỹ - nhằm tạo sức mạnh cùng phát triển. Theo kế hoạch hợp tác, Bianfishco tiếp tục chọn thức ăn Cargill để phát triển các vùng nuôi cá tra nguyên liệu. Cargill sẽ cung ứng thức ăn cho các hộ nuôi cá tra ở đồng bằng song Cửu Long (có quan hệ với Bianfishco) sau đó Bianfishco thu mua lại cá nguyên liệu với giá cao hơn thị trường. Đây là sự liên kết tay ba giữa Cargill, Bianfishco và người nuôi cá trên tinh thần cùng có lợi… Đến nay Bianfishco đã xây dựng nhà máy chế biến cá tra hiện đại nhất Đông Nam Á, kho lạnh 10.000 tấn, nhà máy chế biến phụ phẩm, nhà máy giá trị gia tăng, hai vùng nuôi cá tra chất lượng cao, lập một công ty tại Mỹ, một văn phòng đại diện tại TP.HCM , xây dựng viện nghiên cứu thủy sản, thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc từ ao nuôi tới bàn ăn, xây cao ốc ở số 83 Nguyễn Văn Trỗi – TP.HCM làm nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm và văn phòng cho thuê… Bianfishco cũng đang gấp rút cho ra đời những dòng sản phẩm mới như: nước mắm cao cấp mang thương hiệu Bình An và hàng trăm mặt hàng giá trị gia tăng vào tháng 12/2010. Sau đó sẽ tiếp tục sản xuất dầu ăn, sản phẩm collagen… để xuất sang Mỹ và nhiều nước khác Xin chúc chị tiếp tục vững tay chèo đưa con thuyền Bianfishco lướt sóng ra khơi xa; để cá tra Việt Nam tiếp tục “bơi” sâu, rộng tại thị trường Mỹ và nhiều thị trường khác trên thế giới! Kim Hiền Bà Phạm Thị Diệu Hiền

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/details/doanh-nghiep-doanh-nhan/nguoi-dua-ca-tra-boi-sau-vao-thi-truong-my/32/0/39307.star