Người đầu tiên đưa nhiếp ảnh về Việt Nam là ai?

Làm quan dưới thời phong kiến nhà Nguyễn nhưng ông luôn có tư tưởng canh tân và được coi là ông tổ nghề nhiếp ảnh của Việt Nam.

1. Người đầu tiên đưa nhiếp ảnh về Việt Nam là ai?

A

Nguyễn Sơn Hà

B

Bạch Thái Bưởi

C

Hồ Đắc Di

D

Đặng Huy Trứ

Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), quê ở Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, làm quan dưới triều đại nhà Nguyễn.
Trước thực trạng đất nước lạc hậu yếu kém về mọi mặt, ông thường đề xuất lên vua các chủ trương đổi mới ngoại thương, mở mang công nghiệp, lập cục cơ khí, cử thanh niên ra nước ngoài học kỹ thuật.
Ông hai lần được đi xứ sang Hương Cảng (Hồng Kông) – Trung Quốc vào năm 1864, 1867 để mua súng đạn và xem xét tình hình tiếp nhận kinh tế, văn hóa phương Tây đang diễn ra tại đây.
Tại Hương Cảng, lần đầu tiên ông được biết đến hoạt động chụp ảnh. Ông tìm hiểu kỹ lưỡng cách chụp, in tráng. Chính trong những chuyến đi đó ông đã học tập, tìm hiểu về nhiếp ảnh và mang về nước để truyền bá.

2. Hiệu ảnh đầu tiên được mở với tên gọi là gì?

A

Cảm Hiếu Đường

Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam có tên Cảm Hiếu Đường, được lập ở phố Thanh Hà, Hà Nội năm 1869 sau khi Đặng Huy Trứ đi sứ trở về. Ông nhờ thợ ảnh ở Quảng Đông mua hộ máy và vật tư rồi mở hiệu ảnh này.
Để giới thiệu và thu hút khách hàng làm quen với kỹ thuật mới lạ, trước cửa hiệu Cảm Hiếu Đường, ông Đặng Huy Trứ treo câu đối:
"Nhân yên trù mật Thanh Hà phố
Thiện niệm du hưng Cảm Hiếu Đường"
Nghĩa là:
"Thanh Hà phố ấy dân trù mật
Cảm Hiếu Đường đây khách nhiệt nồng".

B

Phúc Lai

C

Viễn Kính

D

Thủ Đô

3. Hiệu ảnh đầu tiên này hoạt động trong bao nhiêu năm?

A

5

Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường chủ yếu phục vụ các gia đình giàu có và quan lại trong triều đình. Giá chụp mỗi bức là ba đại nguyên, thành tiền là 16 quan 5 tiền với tấm ảnh mặc áo dài hoặc mặc thường phục quần áo trong nhà; nếu chụp các vị quan mặc triều phục thì giá cao hơn.
Hoạt động từ năm 1869 đến 1874 hiệu ảnh này đóng cửa do ông Đặng Huy Trứ mất. Hiện nay một số tấm ảnh ông tự chụp cho bản thânvẫn còn được lưu giữ tại bảo tàng ở Pháp.

B

10

C

15

D

20

4. Người đầu tiên được vua Tự Đức cử đi học nghề chụp ảnh là ai?

A

Trương Văn Sán

Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, giữa tháng 3/1864, đoàn sứ thần nước Đại Nam trở về tấu trình mọi sự việc lên triều đình, họ còn đưa ra những bức ảnh chụp ở bên Pháp khiến nhiều người xem xong lấy làm kinh ngạc. Vua Tự Đức cho đây là điều đáng để học hỏi, bèn truyền lệnh chọn người xuất ngoại đi Tây học cách chụp ảnh, người đó là ông Trương Văn Sán.
Mùa hè, tháng 8/1878, Trương Văn Sán từ Pháp về nước trình bày "tiểu phép chụp ảnh" với các đại quan của bộ Hộ, sau đó bộ Hộ làm tờ sớ tâu lên, vua Tự Đức vui mừng liền ban lệnh cho bộ Công xuất kinh phí làm một nhà riêng bên phải sở Thương Bạc để cho Trương Văn Sán chụp ảnh (vị trí này nay là nhà số 3 phố Trần Hưng Đạo, TP Huế).

B

Trương Văn Bền

C

Trịnh Văn Bô

D

Nguyễn Thái Học

5. Vị vua đầu tiên được chụp ảnh là ai?

A

Đồng Khánh

Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, mặc dù chủ trương cho học tập nghề chụp ảnh và ưu ái nghề này nhưng vua Tự Đức không chụp bức ảnh nào.
Chỉ đến đời vua Đồng Khánh, khi Pháp đề nghị chụp ảnh để gửi về Pháp "cho biết mặt, tỏ rõ tình giao hiếu", nên vua cho phép thợ ảnh chụp mình vào tháng 1/1886. Bức ảnh vua Đồng Khánh sau đó được rửa lại làm hai bản, một gửi về Pháp, một nhà vua giữ lại.

B

Tự Đức

C

Hàm Nghi

D

Thành Thái

6. Đặng Huy Trứ được đề cử vào top bao nhiêu kỷ lục bất biến Việt Nam?

A

200

B

300

C

400

D

500

Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, Đặng Huy Trứ là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của chuyên ngành nhiếp ảnh Việt Nam trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Chính bởi những giá trị đặc biệt đó, Trung tâm TOP Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) quyết định đề cử Đặng Huy Trứ vào top 500 kỷ lục bất biến Việt Nam: "Người đầu tiên mang nhiếp ảnh vào Việt Nam".
Đây là hành trình tìm kiếm và đề cử top 500 Kỷ lục Việt Nam không thể thay thế được, từ đó góp phần quảng bá các giá trị đặc biệt của đất nước và con người Việt Nam nói chung cũng như các giá trị của từng địa phương nói riêng.

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nguoi-dau-tien-dua-nhiep-anh-ve-viet-nam-la-ai-ar850199.html