Người dân cả nước hân hoan chào đón Giao thừa Xuân Giáp Thìn 2024

Từ 17 giờ chiều 30 Tết Nguyên đán (9/2), người dân cả nước đã nô nức kéo về các tụ điểm lớn của địa phương, chuẩn bị chào đón thời khắc thiêng liêng nhất của một năm, thời khắc Giao thừa chào đón Xuân Giáp Thìn 2024.

Hà Nội

0 giờ

Những màn pháo hoa đẹp mắt chào đón thời khắc Giao thừa tại Hồ Gươm.

23 giờ 30

Các quán cafe quanh Hồ Gươm chật kín người chờ xem pháo hoa (ảnh Duy Khánh)

Nhiều người tụ tập từ 21 giờ tối để đợi thời khắc Giao thừa (ảnh Duy Khánh)

Du khách nước ngoài đang ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ tại Việt Nam (ảnh Duy Khánh).

Người dân đón xem màn biểu diễn “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” tại Hồ Tây.

23 giờ

Tại khu vực hồ Văn Quán (quận Hà Đông) - trận địa pháo hoa số 6, đông đảo người dân có mặt để chờ đón màn bắn pháo hoa đẹp mắt. Nhiều cha mẹ trẻ chở theo con nhỏ đi cùng trong niềm hân hoan chào đón năm mới Giáp Thìn. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát ứng trực, thực hiện tốt công tác phân luồng.

Nhiều em nhỏ tranh thủ ngủ gật khi được cha mẹ đưa đi xem bắn pháo hoa đón Giao thừa (ảnh Điệp Quyên).

22 giờ 20 phút

Người dân đổ về các điểm bắn pháo hoa. Ảnh: Phạm Công

22 giờ

Giao thông đang bắt đầu ùn tắc tại Hồ Tây (ảnh Duy Khánh)

Người dân giữ chỗ đợi xem Lễ hội ánh sáng nghệ thuật (ảnh Duy Khánh)

21 giờ 20 phút

Lực lượng cảnh sát giao thông đang tích cực điều phối lượng người di chuyển về Hồ Tây, nơi sắp diễn ra màn trình diễn Lễ hội ánh sáng nghệ thuật. (ảnh Duy Khánh)

Hiện xung quanh Hồ Tây cũng tụ tập rất đông người (ảnh Duy Khánh)

21 giờ

Rất nhiều khán giả đã tập trung tại các điểm biểu diễn nghệ thuật do TP tổ chức. Vào đêm Giao thừa, khu vực hồ Hoàn Kiếm có 2 địa điểm biểu diễn: Nhà hát Chèo Hà Nội biểu diễn tại khu vực đền Ngọc Sơn, Nhà hát Múa rối Thăng Long biểu diễn tại sân khấu phía trước Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.

20 giờ 10 phút

Người dân Thủ đô bắt đầu tập trung về Hồ Gươm vừa để thưởng thức các chương trình nghệ thuật xung quanh không gian phố cổ Hà Nội, vừa chào đón màn bắn pháo hoa chào đón Giao thừa Xuân Giáp Thìn 2024.

Hồ Gươm là một trong những điểm bắn pháo hoa tầm cao tại Hà Nội (ảnh Duy Khánh)

Dòng người đã khá đông đúc mặc dù còn gần 4 tiếng nữa mới đến Giao thừa (ảnh Duy Khánh).

19 giờ

Nhiều tuyến phố rất thông thoáng, tạo thuận lợi cho người dân di chuyển tới các địa điểm bắn pháo hoa (ảnh Duy Khánh)

Khung cảnh vắng vẻ chung tại nhiều cung đường ở Hà Nội (ảnh Duy Khánh).

17 giờ 30

Công an quận Tây Hồ đồng loạt triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ra quân bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ hội ánh sáng “Rực rỡ Thăng Long” và chương trình bắn pháo hoa tầm cao. Đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp đốt pháo trái phép, kinh doanh quá giờ quy định tối 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn (ảnh Công Trình).

Tại Thủ đô, đêm 30 Tết có tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 32 trận địa. Trong đó: 9 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 23 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 10/2/2024, tức đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Lực lượng quân đội thắt chặt an ninh quanh điểm bắn pháo hoa tại Hồ Gươm (ảnh Duy Khánh).

Công tác an ninh được thắt chặt xung quanh các trận địa pháo hoa. Tại địa điểm Hồ Gươm được chia 2 trận địa: Trước trụ sở báo Hà Nội Mới và trước Bưu điện Hà Nội. Hay tại điểm bắn pháo hoa số 5 đảo Dừa - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng) đã được rào chắn để đảm bảo an toàn cho công tác bắn pháo hoa phục người dân trong thời khắc chuyển giao năm mới.

Các địa điểm bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm cao gồm:

Trận địa số 1: Quận Hoàn Kiếm (trước trụ sở Tòa soạn Báo Hà Nội Mới).

Trận địa số 2: Quận Hoàn Kiếm (trước Bưu điện Hà Nội).

Trận địa số 3: Quận Tây Hồ (tại Vườn hoa Lạc Long Quân, trước cổng UBND quận).

Trận địa số 4: Quận Nam Từ Liêm (tại khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô).

Trận địa số 5: Quận Hai Bà Trưng (Đảo dừa, Công viên Thống nhất, phường Lê Đại Hành).

Trận địa số 6: Quận Hà Đông (Hồ Văn Quán, phường Văn Quán).

Trận địa số 7: Thị xã Sơn Tây (Thành cổ Sơn Tây).

Trận địa số 8: Huyện Thanh Trì (Khu đất dự án hồ điều hòa, xã Tam Hiệp).

Trận địa số 9: Huyện Đông Anh (Trung tâm Thể dục Thể thao huyện).

Ngoài ra, TP còn tổ chức 22 điểm bắn pháo hoa tầm thấp ở các khắp các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô.

Công tác chuẩn bị cho bắn pháo hoa tại công viên Cầu Giấy (ảnh Công Trình).

Đáng chú ý, năm 2024 là năm đầu tiên Hà Nội tổ chức “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” với chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử”. Đây là màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật của 2.024 thiết bị bay không người lái (drones).

Hình ảnh tại buổi tổng duyệt “Lễ hội Ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” hôm 7/2 (ảnh Duy Khánh).

Qua đó, “Lễ hội Ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” là tác phẩm ánh sáng nghệ thuật độc đáo nhất với những câu chuyện, hình ảnh đẹp về hình tượng Rồng trong văn hóa người Việt và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Qua đó quảng bá hình ảnh của Thủ đô tới đông đảo nhân dân và du khách quốc tế nhằm thu hút và phát triển du lịch Thủ đô góp phần thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội năm 2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021- 2025.

Hiện tại, “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” là màn trình diễn drones với số lượng nhiều kỷ lục tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời kết hợp cùng âm nhạc được sáng tác riêng, hệ thống âm thanh và màn hình tường thuật trực tiếp được lắp đặt xung quanh khu vực hồ Tây, hứa hẹn sẽ là màn siêu trình diễn hoành tráng, chưa từng có dành cho người dân Thủ đô và du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Thời gian diễn ra “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” chính thức vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 09/02 (tức đêm giao thừa 30 Tết) tại khu vực ngã ba Văn Cao (quận Tây Hồ, TP Hà Nội).

Trong ngày 30 Tết, phố phường Hà Nội khoác lên mình vẻ yên tĩnh lạ thường. Những con phố vốn ngày thường vẫn ồn ào náo nhiệt từ sáng sớm cho tới đêm khuya, ngày cuối cùng năm Quý Mão Hà Nội bỗng trở nên thanh bình, vắng lặng. Người dân chọn cách sống chậm lại, chuẩn bị tâm thế vui tươi trước khi đón Xuân Giáp Thìn 2024.

Đường phố Hà Nội thông thoáng chiều 30 Tết (ảnh Duy Khánh).

Giao thông thuận tiện di chuyển, người dân thanh thơi dạo phố. Khắp phố phường Hà Nội tràn ngập cờ sắc đỏ. Tiếng nói tiếng cười rộn ràng đón Xuân.

Chiều 30 Tết, nhiều cô, bác mặc áo dài chụp ảnh trong không khí đón Xuân tại Hồ Gươm (ảnh Duy Khánh).

TP Hồ Chí Minh

0 giờ

Đúng 0 giờ, những quả pháo hoa đầu tiên trên nóc hầm vượt sông Sài Gòn khai hỏa chào đón năm mới Giáp Thìn 2024 bắt đầu. Ảnh: Mậu Dũng

Những màn bắn pháo hoa ở TP Hồ Chí Minh chào đón năm mới Giáp Thìn đa dạng hình thù, màu sắc. Ảnh: Mậu Dũng

Gần 23 giờ

Đường hoa Nguyễn Huệ đã đóng cửa, người dân TP Hồ Chí Minh bắt đầu di chuyển về phía Công viên Bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng, khu vực bờ sông Sài Gòn...để chuẩn bị theo dõi pháo hoa.

Người dân vui chơi Giao thừa trước quảng trường UBND TP. Ảnh Mậu Dũng

Đến 21 giờ ngày 9/2, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh dường như đã lọt thỏm giữa biển người.

Hàng nghìn người dân TP Hồ Chí Minh tập trung về đường hoa Nguyễn Huệ để đón xem các chương trình phục vụ Tết nguyên đán Giáp Thìn, cùng đếm Countdown và chờ đón màn bắn pháo hoa chào năm mới 2024.

Ghi nhận 20 giờ ngày 9/2, nhiều tuyến đường dẫn vào đường hoa Nguyễn Huệ kẹt cứng.

"Biển người" chen chân tại đường hoa Nguyễn Huệ chờ đón giao thừa 2024. Ảnh: Hà Nam.

Khoảng 18 giờ ngày 9/2, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh đã có lát đác vài người dân đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh chờ đón Giao thừa.

Người dân TP Hồ Chí Minh náo nức chờ đón Giao thừa, Ảnh: Mậu Dũng

Chiều ngày 9/2, nhiều tuyến đường ở TP Hồ Chí Minh vắng vẻ, thưa thớt người và xe cộ. Ảnh: Mậu Dũng

Cần Thơ

0 giờ

Màn pháo hoa đặc sắc bên bến Ninh Kiều

22 giờ 30 phút

Khu vực bến Ninh Kiều bắt đầu đông kín. Nơi đây được xem là một trong những vị trí đắc địa có thể ngắm pháo hoa đêm Giao thừa 2024.

Thời khắc người dân chờ đón Giao thừa ở bến Ninh Kiều (Cần Thơ)

21 giờ 20 phút

Chương trình nghệ thuật "Cần Thơ rạng sắc Xuân" (ảnh Hồng Thắm)

Ước chừng có hơn 5.000 khán giả đến thưởng thức các tiết mục ca ngợi quê hương, đất nước (ảnh Hồng Thắm)

20 giờ

Một số tuyến đường trung tâm TP Cần Thơ đã trở nên đông đúc. Đa số người dân di chuyển đến Công viên sông Hậu để xem chương trình nghệ thuật "Cần Thơ rạng sắc Xuân".

Rất đông người dân di chuyển tại trung tâm TP Cần Thơ vào đêm 30 Tết. (ảnh Hồng Thắm)

TP Cần Thơ tổ chức 5 điểm bắn pháo hoa, gồm: 1 điểm bắn pháo hoa tầm cao và 4 điểm bắn pháo hoa tầm thấp. Điểm bắn pháo hoa tầm cao diễn ra lúc 0h ngày 10/2 (thời khắc Giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024).

Điểm bắn pháo hoa trên sà lan (ảnh Hồng Thắm)

Đặc biệt, địa điểm bắn trên sà lan, sông Cần Thơ (cách nhà hàng Hoa Sứ khoảng 300m; thuộc khu vực phường Cái Khế, quận Ninh Kiều). Hiện các lực lượng cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự TP Cần Thơ đã sẵn sàng cho màn biểu diễn pháo hoa tầm cao đón giao thừa.

Sự kiện bắn pháo hoa tầm thấp diễn ra lúc 22h ngày 9/2 (30 Tết) tại 4 địa điểm, gồm: Khu đô thị Hoàng Gia (Long Thạnh 2, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt); công viên Phan Văn Trị (thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền); quảng trường huyện Thới Lai (thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai) và công viên Cờ Đỏ (thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ).

Đà Nẵng

Tết Giáp Thìn 2024, Đà Nẵng tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa. Điểm thứ nhất tại đường Bạch Đằng giao với Bình Minh 6 - quận Hải Châu. Điểm bắn thứ 2 tại khu đất đối diện về phía Đông của Trung tâm Hành chính quận Liên Chiểu. Điểm bắn thứ 3 ở đầu đường phía Tây trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hòa Vang.

Thời gian bắn ở các điểm đều từ 0 giờ ngày 10/2, kéo dài trong 15 phút. Ở các điểm bắn, Đà Nẵng dùng 2.000 quả pháo tầm cao, 120 giàn tầm thấp. Phương pháp trình diễn pháo hoa nghệ thuật không nhạc nền và sử dụng hệ thống bắn FireOne và hệ thống bán tự động bắn pháo hoa L100S.

20 giờ

Thời tiết đêm Giao thừa ở Đà Nẵng se lạnh, không mưa, rất lý tưởng cho người dân và du khách ra đường và đến các điểm vui chơi để đón chào năm mới 2024. (ảnh Quang Hải)

Chị La Thị Liên (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cùng cả nhà đến đường hoa Xuân chụp ảnh. Chị chia sẻ: “Gia đình mình tranh thủ có mặt sớm tại đường hoa Xuân để chụp ảnh rồi về nhà đón Giao thừa. Năm nay thời tiết đẹp nên mọi người đổ ra đường sớm và rất đông, thật nhộn nhịp. Mong một năm mới an lành đến với mọi người, mọi nhà”. (ảnh Quang Hải)

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, từ khoảng 20 giờ, dòng người bắt đầu đổ về các điểm vui chơi, đặc biệt là đường hoa xuân dọc 2 bờ sông Hàn để du Xuân và chuẩn bị đón chào năm mới. (ảnh Quang Hải)

21 giờ

Trong khi dòng người đang đổ ra đường chuẩn bị đón chào năm mới thì những công nhân môi trường ở Đà Nẵng đang khẩn trương hoàn thành công việc của mình để mong sớm về nhà đón Giao thừa cùng gia đình. (ảnh Quang Hải)

Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng huy động khoảng 100 công nhân để vệ sinh chợ hoa Tết. Xuyên suốt thời gian chợ hoa hoạt động, công nhân phục vụ 24/24. (ảnh Quang Hải).

Khánh Hòa

Mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Khánh Hòa tổ chức 3 điểm bắn pháo lúc 0 giờ 00 phút ngày 10/2 tại 3 điểm ở TP Nha Trang, huyện Vạn Ninh và TP Cam Ranh.

21 giờ 40 phút, nhiều tuyến đường tại Khánh Hòa thu hút đông đảo người dân và du khách.

Rất đông người dân và du khách tụ tập tại điểm bắn pháo hoa (ảnh Trung Nhân)

Nhiều du khách quốc tế thích thú khi trải nghiệm đón giao thừa tại Việt Nam (ảnh Trung Nhân)

Chương trình ca nhạc mừng Đảng mừng Xuân đêm giao thừa tại quảng trường 2 tháng 4 thu hút hàng chục ngàn người (ảnh Trung Nhân)

Kiên Giang

Tối 9/2 (30 Tết) tại Quảng trường Trần Quang Khải (TP Rạch Giá) đã diễn ra lễ hội giao thừa và bắn pháo hoa chào mừng năm mới. Trong khi đó tại khu vực sân bay cũ (TP Phú Quốc, Kiên Giang) diễn ra chương trình văn nghệ chào mừng năm mới và bắn pháo hoa.

Ghi nhận của phóng viên, tại nhiều tuyến đường tại TP Rạch Giá và Phú Quốc, người dân đã đổ về 2 địa điểm diễn ra bắn pháo hoa đêm giao thừa rất đông. Một số tuyến đường diễn ra tình trạng ùn tắc, lực lượng an ninh phải hỗ trợ để đường thông thoáng.

Ảnh: Hoàng Tuấn

Ông Phạm Văn Nghiệp – Phó Chủ tịch UBND TP Phú Quốc cho biết, địa phương chủ động thành lập ban tổ chức, xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội đón giao thừa và bắn pháo hoa nổ năm 2024, mọi công tác chuẩn bị cơ bản xong.

Ảnh: Hoàng Tuấn

Tại TP Phú Quốc nhiều khách quốc tế cũng đã đổ về khu vực Sân bay cũ để xem bắn pháo hoa và chào mừng năm mới. Thời gian dự kiến bắn pháo hoa giao thừa lúc 21 giờ 45 phú kéo dài trong vòng 15 phút.

Ảnh: Hoàng Tuấn

Một vị khách quốc tết cho biết, đây là lần đầu đón Tết tại Phú Quốc, không khí đêm giao thừa thật ấn tượng, nhất màn bắn pháo hoa chào mừng năm mới, chúc các bạn Việt Nam nói chung, Phú Quốc nói riêng năm mới an khang thịnh vượng. Happy New Year!

Rất đông người dân tụ tập xem pháo hoa (ảnh Hoàng Tuấn)

Màn bắn pháo hoa mãn nhãn nhìn từ quảng trường Trần Quang Khải, TP Rạch Giá (Ảnh Hoàng Tuấn).

Thanh Hóa - Thái Bình

Tại các khu dân cư ở nhiều tỉnh thành không khí vui tươi đón Tết len lỏi khắp các khu dân cư. Tại cụm dân cư Noong Lệch, khu 4, thị trấn Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa khoảng 30 gia đình trong ngõ đã “góp cỗ” để cùng nhau đón giao thừa. Được biết, đây là một trong những hoạt động thường xuyên của cum dân cư Noong Lệch.

ảnh Công Trình.

Người dân tỉnh Thái Bình nô nức ra đường đón Giao thừa. (ảnh Trần Long).

Nhóm Phóng viên KT&ĐT

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/truc-tiep-ca-nuoc-hao-huc-cho-don-thoi-khac-giao-thua-xuan-giap-thin-2024.html