Ngon mấy cũng không nên ăn hải sản theo cách này

Hải sản là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc ăn uống và chế biến hải sản sai cách có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Điều gì xảy ra khi ăn hải sản chưa chín?

Bệnh tả, ký sinh trùng
Viêm gan siêu vi A
Cả 2 đáp án trên

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ăn hải sản sống hoặc chế biến chưa chín có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Bạn có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, virus viêm gan siêu vi A... Vì vậy, đừng ăn hải sản tái, bạn cần nấu chín kỹ mới ăn để tránh mắc bệnh.

Sai lầm khi ăn hải sản tăng nguy cơ mắc bệnh gout:

Ăn hải sản kết hợp uống bia rượu
Ăn hải sản và uống trà
Ăn hải sản và nước ngọt

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các loại tôm, cua, cá khi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều axit uric, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric khiến tình trạng bệnh tăng nặng.

Thực phẩm không nên ăn cùng hải sản?

Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm nhiều tinh bột
Rau xanh

Hải sản tươi như tôm, cua, sò, ốc... thường rất ngon, bổ nhưng nếu ăn kèm với thực phẩm giàu vitamin C lại gây hại cho cơ thể, trong một số tình huống hiếm gặp, điều này thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Điều không nên làm sau khi ăn hải sản:

Ăn thịt bò
Uống trà
Đánh răng

Uống trà sau khi ăn hải sản không tốt cho sức khỏe. Bởi lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp canxi ở hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Bạn chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 giờ trở lên.

Ai không nên ăn nhiều hải sản?

Người có cơ địa dị ứng
Người bị bệnh viêm khớp
Người bị bệnh gout
Tất cả trường hợp trên

Theo Healthline, hải sản giàu dinh dưỡng, thơm ngon, nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng và ngộ độc nhất, vì vậy người có cơ địa dị ứng cần tránh đồ ăn này. Trong khi đó, lượng kẽm cao trong hải sản có thể phá hủy sụn khớp và gây đau, sưng, cứng khớp. Ăn càng nhiều hải sản, các triệu chứng này nặng hơn, không tốt cho những người bị viêm khớp hoặc gout.

Dấu hiệu điển hình cảnh báo ngộ độc hải sản:

Nôn mửa
Đau bụng, tiêu chảy
Sốc phản vệ
Tất cả dấu hiệu trên

Hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng kháng khuẩn tốt, nhưng nhiều loại chứa độc tố, gây dị ứng. Ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ, tử vong.

Làm gì khi bị ngộ độc, dị ứng hải sản?

Móc họng hoặc tìm cách để nôn
Uống bù nước
Cả 2 đáp án trên

Khi bị dị ứng hoặc ngộ độc hải sản điều cần làm đầu tiên là loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách nôn. Người bị ngộ độc có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn ngay hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng. Sau đó, cần cho người bệnh uống nước trà đường nóng để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc.

Phương Mai

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/ngon-may-cung-khong-nen-an-hai-san-theo-cach-nay-post1469664.html