Ngôi làng nào của Trung Quốc có người dân mắt xanh, tóc vàng?

Tại Trung Quốc có một ngôi làng nhỏ với dân cư mắt xanh, tóc vàng, hốc mắt sâu giống người châu Âu. Một số giả thuyết cho rằng họ là hậu duệ của người La Mã, do chiến tranh nên lưu lạc tới Trung Quốc sinh sống.

1. Ngôi làng này có tên là gì?

Làng Hoành Thôn
Làng La Mã
Làng Đan Ba
Làng Hòa Mộc

Chính xác

Làng La Mã hay làng Liqian là ngôi làng nhỏ ở huyện Vĩnh Xương, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Nhiều người dân tại đây có đặc điểm của người châu Âu như sống mũi cao, mắt xanh sâu, tóc vàng.

Vào thập niên 90, các nhà khoa học Trung Quốc khai quật ngôi mộ cổ và phát hiện bộ hài cốt của người cao đến 1,8 m. Ngoài ra, ngôi làng còn có di tích của các công sự mang phong cách La Mã.

2. Ngôi làng này được thành lập trong giai đoạn lịch sử nào của Trung Quốc?

Nhà Tần
Nhà Hán
Nhà Tây Hán
Nhà Đông Hán

Chính xác

Tên gọi làng Liqian xuất hiện trên bản đồ từ khoảng những năm 53 trước Công nguyên (TCN) đến năm 5 sau Công nguyên (SCN). Đây là thời đại nhà Tây Hán của Trung Quốc.

Theo giả thuyết của Homer Dubs - giáo sư lịch sử Trung Quốc tại Đại học Oxford, dân làng Liqian là hậu duệ của binh đoàn La Mã từng thua trận và chạy đến Trung Quốc sinh sống.

Hiện tại, giả thuyết của giáo sư Homer Dubs vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc.

3. Tỉnh Cam Túc, nơi tồn tại làng La Mã giáp với biên giới của quốc gia nào?

Nga
Mông Cổ
Kazakhstan
Ấn Độ

Chính xác

Tỉnh Cam Túc giáp biên giới của Mông Cổ, nằm trên Con đường tơ lụa huyền thoại.

Vì vậy, Giáo sư Yang Gongle- nhà nhân chủng học thuộc ĐH Sư phạm Bắc Kinh, đã nêu giả thuyết khác về tổ tiên của dân làng Liquian.

“Huyện Vĩnh Xương, tỉnh Cam Túc giao với Con đường tơ lụa. Do đó, có khả năng những thương nhân châu Âu tới Vĩnh Xương rồi kết hôn cùng người bản xứ. Việc phân tích ADN của dân làng Liqian giống người châu Âu không đồng nghĩa với việc họ do người La Mã sinh ra”, Giáo sư Yang nói.

Xét nghiệm ADN cho thấy 56% dân làng Liqian mang gene của chủng người da trắng Caucasian. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định họ là con cháu của người La Mã.

4. Theo ghi chép cổ, quân đội nhà Hán, Trung Quốc từng phải chiến đấu với đạo quân sử dụng đội hình vảy cá. Đây là đội hình giống với kiểu chiến thuật nổi tiếng nào của quân La Mã?

Đội hình Testudo
Đội hình Phalanx
Đội hình Hoplite
Đội hình Square

Chính xác

Theo ghi chép của Ban Gu - sử gia Trung Quốc, quân đội nhà Hán từng phải đối đầu với đạo quân lưu vong đến từ phương Tây. Họ sử dụng khiên lớn để che kín người, đồng thời xếp thành đội hình dạng vảy cá hay mai rùa.

Chi tiết này củng cố thêm cho giả thuyết của Giáo sư Homer Dubs, ĐH Oxford, về nguồn gốc dân làng Liqian. Theo đó, người La Mã nổi tiếng với đội hình mai rùa Testudo. Họ sở hữu những chiếc khiên lớn giúp che chắn 4 xung quanh và kể cả phía trên của nhóm bộ binh.

5. Ở thời kỳ cực thịnh, Đế quốc La Mã có dân số bao nhiêu?

10-15 triệu dân
55-60 triệu dân
110-120 triệu dân
1 tỷ dân

Chính xác

Đế quốc La Mã đạt đỉnh cao về lãnh thổ dưới thời Hoàng đế Trajan (trị vì từ năm 98-117), với diện tích lãnh thổ lên đến 5 triệu km2, tương đương một nửa châu Âu hiện tại.

Ước tính dân số của Đế quốc La Mã có thể đạt 55-60 triệu người, xấp xỉ một phần tư đến một phần sáu dân số thế giới bấy giờ.

Thúy Nga

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/ngoi-lang-nao-cua-trung-quoc-co-nguoi-dan-mat-xanh-toc-vang-2122713.html