Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 10-12, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội thảo trực tuyến về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang.

Quang cảnh tại điểm cầu Tiền Giang.

Quang cảnh tại điểm cầu Tiền Giang.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các tham luận về quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp nhằm phát triển khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội… vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đại biểu đã trao đổi, đưa ra các góc nhìn đa chiều trong phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL…

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trần Tuấn Anh cho rằng, trong khuôn khổ của hội thảo, các đại biểu đều thống nhất đánh giá Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng ĐBSCL đã đi vào cuộc sống; tác động tích cực, nhiều mặt, toàn diện đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của vùng.

Đồng thời, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Qua 18 năm triển khai Nghị quyết 21 với sự hỗ trợ của Trung ương, sự cố gắng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương, đời sống kinh tế - xã hội và diện mạo của vùng gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh đã thay đổi đáng kể.

Đời sống nhân dân được nâng lên. Hội thảo đã tập trung trao đổi, phân tích và làm sâu sắc thêm về những kết quả trong triển khai các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển vùng trong thời gian qua.

Đặc biệt, hội thảo đã làm rõ những hạn chế, bất cập và những điểm nghẽn về chính sách trong thu hút nguồn lực, khai thác tiềm năng để phục vụ cho phát triển bền vững của vùng…

Đồng chí Trần Tuấn Anh cho rằng, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và đô thị hóa đang là những yếu tố mới đặt ra cho tầm nhìn và quan điểm phát triển của vùng ĐBSCL trong thời gian tới, đặc biệt dựa trên những điều kiện lợi thế, tiềm năng gắn với bản sắc văn hóa, truyền thống, lịch sử…

Trong đó, đối với vấn đề liên kết vùng, trong giai đoạn đầu, việc xây dựng quy hoạch phải thể hiện rõ…

M. THÀNH

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/kinh-te/202112/nghi-quyet-21-cua-bo-chinh-tri-gop-phan-thuc-day-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bang-song-cuu-long-940253/