Nghi lễ rước kiệu ấn ở đền Trần được cử hành như thế nào?

Từ 22h15 tối 23/2, Ban tổ chức lễ hội khai ấn đền Trần bắt đầu thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động khai ấn.

Ghi nhận của phóng viên Gia đình và Xã hội, khoảng 22h đền Trần ở Nam Định bắt chốt chặn và mời du khách thập phương ra phía ngoài sân đền Trần để Ban tổ chức tiến hành các thủ tục trong nghi lễ khai ấn đền Trần năm 2024.

Tham dự lễ khai ấn đền Trần 2024 có ông Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính Phủ; ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư Pháp; cùng lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nam Định.

Tham dự lễ khai ấn đền Trần 2024 có ông Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính Phủ; ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư Pháp; cùng lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nam Định.

Lễ khai ấn ra vào giờ Tý đêm ngày 14 tháng Giêng (tức 23h-1h), đây là nghi lễ quan trọng trong lễ hội Khai ấn đền Trần truyền thống. Các hoạt động trước giờ G bắt đầu từ 22h15 đến 22h40 thực hiện nghi lễ dâng hương; từ 22h40 đến 23h10 tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường; từ 23h15 thực hiện nghi lễ khai ấn, dâng chúc văn.

Nghi lễ rước kiệu ấn được cử hành trang trọng theo đúng nghi thức truyền thống với sự tham gia của 120 người là đại diện cho các tầng lớp nhân dân làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định.

Kiệu ấn được rước từ đền Cố Trạch - nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn sang đền Thiên Trường, nơi đặt bài vị của 14 vị vua Trần để làm lễ khai ấn. Sau khi kiệu rước về đến đền Thiên Trường, nhà đền dâng sớ khai Ấn. Các cụ cao niên phường Lộc Vượng và một số đại biểu được mời vào nội cung chứng kiến nghi lễ đóng ấn.

Nghi lễ rước kiệu ấn được cử hành trang trọng theo đúng nghi thức truyền thống với sự tham gia của 120 người là đại diện cho các tầng lớp nhân dân làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định.

Lễ Khai ấn đền Trần đầu Xuân với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần - "Tích Phúc Vô Cương". Với ý nghĩa mong muốn muôn dân, bách gia trăm họ giữ gìn gia phong, kỷ cương, đạo đức, tích phúc đủ đầy thì lộc hưởng mới bền vững. Tục lệ này không chỉ mang đậm giá trị nhân văn mà còn có ý nghĩa giáo dục lịch sử, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Bên cạnh đó, trong thời gian làm lễ khai ấn, đền Thiên Trường tạm thời đóng cửa không đón tiếp du khách để đảm bảo an ninh trật tự và tính trang nghiêm cho việc thực hiện nghi lễ.

Lễ Khai ấn đền Trần đầu Xuân với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần - "Tích Phúc Vô Cương".

Ghi nhận của phóng viên Gia đình và Xã hội, trong quá trình diễn ra các nghi lễ đền Trần phía bên ngoài đền, bất chấp cơn mưa ngày càng nặng hạt, lượng người dân, du khách thập phương bắt đầu đổ về ngày càng đông. Do không được vào bên trong đền, nhiều người đứng bên ngoài vái vọng cầu khấn.

Chị Hồng Hạnh ở Hòa Bình cho biết, đoàn của chị xuất phát từ Hòa Bình lúc 17h chiều. Đến 21h, cả đoàn đến đền Trần để dự lễ khai ấn. Trời mưa, lực lượng an ninh thắt chặt nên đoàn 15 người của chị đành đứng ở ngoài vái vọng, cầu tài lộc.

"Biển" người đứng dưới mưa chờ đợi để đi vào đền dâng lễ, thắp hương.

"Năm nào tôi cũng về đây dâng hương, xin ấn đền Trần. Tôi cầu mong bình an, sức khỏe, may mắn. Cả đoàn cũng đã thuê nhà nghỉ ngủ chờ sáng ngày hôm sau xin ấn sớm" - chị Hạnh chia sẻ.

"Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến đền Trần Nam Định. Tôi cầu mong năm mới cả gia đình, người thân thật nhiều sức khỏe, bình an và gặp nhiều may mắn, tài lộc. Cả đoàn cũng thành tâm chắp bái rồi cùng nhau về luôn chứ không kịp ở lại xin ấn đền Trần" - chị Thảo ở Hà Nội nói.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lễ hội Nhật Bản nghìn năm bị xóa sổ

Nhật Tân

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nghi-le-ruoc-kieu-an-o-den-tran-duoc-cu-hanh-nhu-the-nao-172240224080249258.htm