Nghệ An: Quê hương nhà cách mạng Nguyễn Sỹ Sách kỷ niệm 70 năm thành lập

Sáng 10/3, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Lương (Thanh Chương - Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã (13/3/1954 - 13/3/2024).

Trang trọng Lễ kỷ niệm thành lập xã Thanh Lương.

Đến nay, tốc độ tăng trường kinh tế hàng năm của Thanh Lương luôn bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng của huyện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 mới đạt 1.229.000 đồng/người/năm, đến năm 2023 đạt gần 55.700.000 đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% năm 1995 đến nay còn 1,25%.

Cơ sở vật chất các trường học được quan tâm đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, cơ bản đảm bảo nhu cầu dạy và học. Trạm Y tế được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ, là địa chỉ tin cậy của nhân dân xã nhà và một số bà con các xã lân cận trong việc khám chữa bệnh ban đầu.

Về văn hóa xã hội: Chất lượng giáo dục trong các nhà trường ngày càng được quan tâm và nâng cao cả về đại trà và mũi, nhiều em thi đỗ thủ khoa ở các trường Đại học…

Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng được nâng cao, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao thu hút được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo bà con nhân dân…Các di tích được quan tâm đầu tư, tu sửa, nâng cấp.

Chủ tịch UBND xã Thanh Lương Nguyễn Doãn Sơn.

Đến nay, Thanh Lương có 5 di tích (2 di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia; 2 di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 1 di tích Kiến trúc trúc nhệ thuật cấp tỉnh). Cả 3 Nhà trường đạt Trường chuẩn Quốc gia; 5/6 xóm đạt Danh hiệu đơn vị văn hóa, 3 dòng họ đạt danh hiệu Dòng họ văn hóa; Xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế...

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Doãn Sơn - Chủ tịch UBND xã Thanh Lương, nhấn mạnh: Có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công cuộc đổi mới do Đảng khởi xương và lãnh đạo, là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp đối với xã nhà.

Với là sự năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, nhạy bén trong kết nối với những người con Thanh Lương trên khắp mọi miền Tổ quốc để định hướng nhanh chương trình hành động và huy động nguồn lực của các thế hệ lãnh đạo xã qua các thời kỳ.

Kế đó là sự đoàn kết, thống nhất của toàn thể nhân dân trong việc thực hiện Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và tích cực hưởng ứng các phong trào địa phương phát động.

Lãnh đạo huyện Thanh Chương chúc mừng Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Lương.

Đồng thời là lòng nhiệt huyết của con em Thanh Lương trên mọi miền Tổ quốc luôn quan tâm, đưa hết trí tuệ, khả năng của mình đồng hành cùng địa phương định hình đường hướng phát triển và huy động nguồn lực xây dựng Quê hương. Cùng với đó là sự hỗ trợ to lớn của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp luôn sát cánh cùng nhân dân Thanh Lương trong chặng đường vừa qua - Chủ tịch UBND xã Thanh Lương phấn khởi cho biết.

Nghi thức diễu hành truyền thống.

Thanh Lương ngày xưa là một phần của xã Hoa Lâm, huyện Nam Đường. Năm Duy Tân thứ nhất (1907) xã Hoa Lâm được cắt từ huyện Nam Đường nhập vào huyện Thanh Chương và đổi tên thành Tổng Xuân Lâm.

Ngày mới thành lập, xã Thanh Lương vỏn vẹ có 3592 người, phân chia thành 17 đội. Cùng với quá trình lịch sử, có thời điểm Thanh Lương có 17 xóm, sau đó hợp nhất còn 11 xóm, đến năm 2010 thành lập thêm 2 xóm là xóm Chùa và xóm 13.

Năm 2020, thực hiện chủ trương sáp nhập xóm của câp trên Thanh Lương tiến hành sáp nhập còn 6 xóm và ổn định cho đến nay với 1773 hộ, 6922 nhân khẩu.

Văn nghệ chào mừng.

Thanh Lương còn là mảnh đất có truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, khổ học và học giỏi. Các Cụ đồ Nghệ đã từng vào Nam ra Bắc mở trường dạy học, đào tạo nhân tài. Từ thời xa xưa, nhiều người giữ những vị trí quan trọng trong triều đình.

Đặc biệt, xã là nơi sinh của nhà cách mạng Nguyễn Sỹ Sách hiệu là Kiếm Phong, sinh ngày 20/1/1905 trong một gia đình nhà nho ở làng Tú Viên, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thân sinh của Nguyễn Sỹ Sách là một nhà nho cương trực, không bao giờ chịu khuất phục trước cường quyền, uy vũ của các quan lại thực dân và chính quyền phong kiến Nam triều. Hai lần đi thi Hương ông chỉ đỗ tú tài. Từ đó, ông quyết tâm mở trường dạy học để có điều kiện rèn cặp con cái nên người. Nguyễn Sỹ Sách là con đầu lòng nên được cha chăm sóc, kèm cặp chu đáo.

Trên địa bàn xã đang lưu giữ nhiều dấu tích các công trình tín ngưỡng, nhiều di tích lịch sử với mật độ đậm đặc như: Đền Chung, đền Bản Cảnh, Đền Chu Di Hiến, đền Ông Kha, đền Ngọc Nữ, đền Xóm Chùa, đền xóm Ba Ba, đền làng Nồi, đền Giáp, đền Cao Sơn, đền La Vương, đền Đồng Thau... Trong đó, Đền Cả là đền lớn nhất thờ các vị thần có công lớn đối với quê hương.

Nguyễn Nam

Nguồn Pháp Luật Plus: https://phapluatplus.vn/nghe-an-que-huong-nha-cach-mang-nguyen-sy-sach-ky-niem-70-nam-thanh-lap-196795.html