Ngành dệt may 'xanh hóa' để tìm kiếm đơn hàng: Giải pháp tổng thể để thúc đẩy xanh hóa sản xuất

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang được xem là vấn đề cấp bách của thế giới, xu hướng sản xuất chuyển dịch từ 'nâu' sang 'xanh' đã và đang trở thành xu thế toàn cầu.

Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, xuất khẩu dệt may trong 5 tháng đầu năm nay đạt 12,3 tỷ USD giảm 17%. Các yếu tố cạnh tranh về giá thành sản phẩm đang được đặt lên bàn cân so sánh. Chính vì vậy, ngành dệt may của Việt Nam đang phải đẩy mạnh việc xanh hóa để tăng cơ hội cạnh tranh, tìm kiếm đơn hàng.

Không chỉ sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới dây truyền sản xuất để tiết kiệm điện, tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, giờ đây để có cơ hội tìm hiếm đơn hàng nhiều hơn, doanh nghiệp này đang phải đầy mạnh việc nghiên cứu thêm cả nguyên liệu xanh và tái chế.

Có lẽ cũng vì chủ động xanh hóa từ sớm từ xa nên hàng nghìn công nhân của Tổng Công ty May 10 vẫn có việc để làm. Không chỉ May 10, nhiều doanh nghiệp dệt may khác cũng đang phải đẩy nhanh việc xanh hóa, trên cơ sở đó xây dựng các chứng nhận tiêu chuẩn xanh để thuận lợi hơn khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Hiện nay, thế giới chưa có bất kỳ một quy định pháp lý nào về tỉ lệ xanh hóa cho các sản phẩm dệt may. Thế nhưng, một khi là xu thế, là lộ trình thế giới đã đặt ra, những tiêu chuẩn sẽ sớm được luật hóa. Chính vì vậy, sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may hôm nay sẽ khiến vòng sản xuất xanh trong ngành dệt may dần khép kín, để những chiếc áo do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất tiếp tục có tấm vé thông hành xanh trên các kệ hàng.

Xanh hóa sản xuất góp phần hướng tới tăng trưởng bền vững và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và đặc biệt là yêu cầu của các thị trường cao cấp ngày càng khắt khe. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc chuyển đổi và phát triển sản xuất xanh.

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi chuyển đổi sang sản xuất xanh, xuất khẩu xanh đó là đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ cao mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực để theo đuổi và đáp ứng.

Không chỉ gặp khó về vốn đầu tư, công nghệ và năng lực, theo các doanh nghiệp hiện Việt Nam vẫn chưa có hành lang pháp lý, bộ tiêu chí để nhận diện đánh giá mức độ xanh hóa sản xuất, đồng thời còn thiếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh vẫn tạo được động lực để doanh nghiệp mạnh dạn tham gia vào xu hướng không thể đảo ngược này.

Có thể thấy, xanh hóa sản xuất góp phần hướng tới tăng trưởng bền vững và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và đặc biệt là yêu cầu của các thị trường cao cấp ngày càng khắt khe. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc chuyển đổi và phát triển sản xuất xanh.

Để phân tích sâu hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nganh-det-may-xanh-hoa-de-tim-kiem-don-hang-giai-phap-tong-the-de-thuc-day-xanh-hoa-san-xuat-182892.htm