Ngắm các kỷ lục "khủng" mừng Hà Nội

– 19 kỷ lục Việt Nam vừa được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận. Đây là những đại công trình do chính các nghệ nhân tài hoa của Việt Nam hoàn thành đúng dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Những kỷ lục này không chỉ thể hiện sự hoành tráng về quy mô mà còn cho thấy sự tài hoa và tình yêu của người dân Việt Nam hướng về Hà Nội 1.000 năm tuổi. Lá cờ Đại lễ đạt kỷ lục Việt Nam về độ lớn đã chính thức tung bay giữa bầu trời Thủ đô dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lá cờ này có diện tích lên tới 404m2 và đã được cung tiến các Vua triều Lý tại Đền Đô (Bắc Ninh) ngày 27/9. Sau đó lá cờ đã được rước về bán đảo Ngũ Xã nằm trên hồ Trúc Bạch để tiến hành nghi lễ thả cờ. Bức trấn phong Chiếu dời đô có kích thước phủ bì dài 4,58m, cao 3,85m, nặng gần 5,5 tấn. Phần khung Chiếu dời đô được làm bằng gỗ tự nhiên nhóm 1 (nhóm gỗ quí hiếm), chữ đồng mạ vàng 9999, gò bằng tay, chiều cao chữ 10 cm, được gắn bằng bu-lông nghệ thuật trên 12 tấm gỗ hương, tượng trưng cho 12 tháng theo lẽ tuần hoàn của thời gian. Làng làm tò he duy nhất ở Việt Nam" cũng là một kỷ lục cho thấy nét độc đáo trong bản sắc văn hóa dân gian Việt. Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nơi từ hàng trăm năm nay đã gìn giữ và lưu truyền nghề nặn tò he, nét văn hóa truyền thống độc đáo chỉ ở đây mới có. Kỷ lục liên quan đến lĩnh vực ẩm thực: Chiếc phở cuốn dài nhất từ trước đến nay" được làm từ 80 kg bánh phở, 40 kg thịt thăn bò, 40 kg xà lách xanh, 30 kg ngò rí, 20 kg húng lủi, 20 kg dưa leo, 5 lít nước mắm, 10 kg đường. Bánh phở được trải ra mặt bàn, hai bên mép xếp chồng lên nhau, đảm bảo chiều dọc mặt bánh phở thành một đường thẳng, thông suốt không bị hở hay đứt quãng. Trong vòng 8 giờ, đầu bếp Vũ Văn Vinh và các phụ bếp đã thực hiện các công đoạn xay nhuyễn mực tươi, quết chả để tạo độ dai, nêm gia vị rồi tạo hình rùa bằng cách đắp chả trên một khung tre (nặng khoảng 20kg) và cho vào chiếc nồi hơi to để hấp. Sau khi chín, "cụ rùa" bằng chả mực này được trưng bày thành một tiểu cảnh nổi lên giữa hồ Hoàn Kiếm. Bình gốm Bát Tràng cao nhất được làm trong 30 tháng và cuối năm 2009 hoàn thành bằng chất liệu cao lanh đất sét với nét màu cobalt truyền thống thể hiện họa tiết của cảnh chùa chiền, của cây tùng cổ thụ. Lọ cao 3,4m, đường kính thân lọ 0,98m, nặng 220kg. "Đèn kéo quân lớn nhất" cao 11m, đường kính đáy 9,6m, nặng 2,5 tấn, được Trung tâm Văn hóa thông tin thành phố Thanh Hóa thực hiện trong dịp trung thu 2010 và hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thời gian thực hiện đèn kéo quân Chiếc đèn kéo quân này phá kỷ lục đèn kéo quân thực hiện năm 2008, cao 7,5m, đường kính đáy 9,6m). Cây sanh cổ thế "Cửu long tranh châu" trồng chậu có bệ, rễ cỏ với chu vi lớn nhất. Chủ nhân của nó, ông Bùi Quang Thái (Hà Nội) đã trồng trong chiếc chậu (dài 4,8m, rộng 3m, cao 0,5m) và chăm sóc, uốn nắn theo nghệ thuật bonsai, cây cảnh cổ. Bộ rễ của cây gây ấn tượng với mọi người không chỉ lớn mà còn lắc lỉu với những hòn đá như được ôm dưới thân cây. Chu vi bộ rễ đo được 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m. Chiều cao bộ rễ 0,55m. Đến nay (9/2010), cây có chiều cao 3,2m, tính cả chậu chiều cao lên đến 3,7m. Cây sanh cổ có số tuổi khoảng 152 năm tuổi. Cây sanh có thế "Mộc thạch nghênh phong" trồng chậu lớn nhất. Cây sanh “Mộc thạch nghênh phong” của ông Thái cao 3m trồng trong một chiếc chậu có kích thước: dài 3m, rộng 2,2m, cao 0,5m. Bộ rễ ôm đá của cây dài đến 2,15m, ngang 1m, cao 2,15m. Chu vi của cả bộ rễ ôm đá này lên đến 5,5m. Kỷ lục Dàn trống đồng phục vụ đại hợp xướng "Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long" nhiều nhất. 100 trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống Đông Sơn, mô phỏng hoa văn 4 loại trống đồng tiêu biểu được phát hiện ở Việt Nam, bản gốc lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: trống Ngọc Lũ (ký hiệu NL), trống Sông Đà (ký hiệu SĐ), trống Hoàng Hạ (ký hiệu HH), trống Quảng Xương (ký hiệu QX). Mỗi trống có đường kính 60cm, cao 48cm, bằng chất liệu đồng đỏ nguyên chất. Thân trống khắc họa logo Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hình ảnh Khuê Văn Các và 2 rồng thời Lý, được 40 các nghệ nhân của Chi hội Bảo tồn và phục hồi nghề truyền thống Đông Sơn và Trung tâm phục hồi trống đồng và bảo tồn văn hóa Việt (trực thuộc Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh) thực hiện. Cặp áo dài có tên “Ngàn năm hội tụ” do nhà thiết kế Lan Hương (Hà Nội) lên bản vẽ, dưới 100 đôi bàn tay thêu khéo léo của thợ thêu làng nghề Quất Động, theo kỹ thuật thêu gia truyền của cố nghệ nhân Triệu Văn Mão. Cặp áo gồm áo nam thêu hình 1.000 rồng, áo nữ thêu hình 1.000 phượng, mỗi tà áo sau dài 10m, ngang 0,83m, được làm từ 200m lụa tơ tằm Vạn Phúc. Cặp áo dài được công nhận kỷ lục vào đêm 16/9 với danh hiệu "Cặp áo dài thêu rồng phượng nhiều nhất". K.Trung

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/xahoi/201010/Ngam-cac-ky-luc-khung-mung-Ha-Noi-nghin-tuoi-939292/