Nga tung video dùng tên lửa Kornet tập kích, bắn cháy xe tăng Abrams

Nga công bố video cho thấy xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất cung cấp cho Ukraine bị phá hủy bởi tên lửa chống tăng Kornet gần thành phố Avdiivka.

Một đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga chia sẻ hôm 28/4 cho thấy quân đội Nga phóng tên lửa chống tăng Kornet vào một mục tiêu chưa xác định, dẫn đến một vụ nổ.

Kíp vận hành hệ thống chống tên lửa chống tăng sau đó tiếp tục khai hỏa, dẫn đến một vụ nổ khác.

Một đoạn video khác, dường như được quay từ máy bay không người lái, cho thấy xe tăng M1SA Abrams do Mỹ sản xuất bị bắn trúng, với một cột lửa lớn ngay lập tức phun ra từ nóc xe.

3 thành viên tổ lái người Ukraine được nhìn thấy thoát ra khỏi chiếc xe tăng đang bốc cháy và di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Kíp lái của Abrams thường gồm 4 người và không rõ chuyện gì đã xảy ra với thành viên còn lại.

Những hình ảnh được Bộ Quốc phòng Nga chia sẻ cho thấy xe tăng M1A1SA Abrams không thể hoạt động do trúng tên lửa và khoang dành cho tổ lái bị đốt cháy hoàn toàn.

Vụ tấn công xe tăng M1A1SA Abrams xảy ra gần thành phố Avdiivka ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine.

Mỹ đã gửi cho Ukraine tổng cộng 31 xe tăng M1ASA Abrams. Theo New York Times, tính đến cuối tháng 4, Moscow đã hạ ít nhất 5 chiếc M1ASA Abrams, trong đó có 3 chiếc nữa "bị hư hỏng tương đối".

Hầu hết các xe tăng M1A1SA Abrams của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến được cho là do máy bay không người lái cảm tử của Nga tấn công.

Theo AP, số xe tăng M1A1SA Abrams còn lại đã được bộ chỉ huy Ukraine kéo về hậu phương vì lo ngại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga.

Dòng tên lửa chống tăng 9M133 Kornet của Nga đã chứng minh năng lực trong thực chiến.

Kể từ khi ra đời cho tới nay 9M133 Kornet đã khiến một số dòng xe tăng chủ lực mạnh mẽ phải gục ngã.

Trong số này phải kể đến dòng xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất và cả dòng "vua tăng" Merkava do Israel phát triển.

Hình ảnh xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất trong biên chế quân đội Saudi Arabia bị lực lượng Houthi dùng tên lửa Kornet bắn hạ.

Sức công phá mạnh mẽ cùng độ chính xác cao khiến cho 9M133 Kornet trở thành một trong số ít những vũ khí diệt tăng được tín nhiệm nhất.

9M133 Kornet được Nga thiết kế và đưa vào biên chế năm 1994.

Từ đó tới nay, Nga đã liên tục nâng cấp loại tên lửa chống tăng nguy hiểm này.

Các biến thể mới được phát triển để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.

Loại tên lửa này do phòng thiết kế KBP phát triển, đơn giá 125.000 USD/bệ phóng, và chúng có thể tái sử dụng.

Trong khi quả đạn tên lửa của tổ hợp chống tăng này đang có giá 75.000 USD/quả.

Ngoài chống xe tăng và thiết giáp, tên lửa chống tăng 9M133 Kornet còn rất đắc lực trong việc tấn công vào vị trí tập trung binh lực, công sự chiến đấu của đối phương.

Một tổ hợp tên lửa chống tăng 9M133 Kornet gồm ba thành phần chính: đạn tên lửa 9M133 Kornet; giá phóng ba chân 9P163-1 và kính ngắm nhiệt 1PN79-1.

9M133 Kornet được vận hành bởi kíp pháo thủ 2 người, có thể gắn lên các loại xe cơ giới và kể cả tàu chiến.

Với những gì đã thể hiện, Kornet được coi là một trong số những vũ khí chống tăng uy lực của Nga.

Ngoài sử dụng cho các tổ đội bộ binh, tên lửa Kornet còn gắn lên các phương tiện chiến đấu khác, thậm chí gắn lên robot chiến trường Maker.

Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet hiện được Nga cùng 7 quốc gia khác đang sử dụng.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-tung-video-dung-ten-lua-kornet-tap-kich-ban-chay-xe-tang-abrams-post574858.antd