Nga lẳng lặng triển khai Iskander-M, Mỹ nên biết sợ

Phản ứng của Nga khi Mỹ triển khai thêm một sư đoàn thiết giáp ở Ba Lan chỉ có sự im lặng, bởi Moscow chỉ thích nói chuyện bằng tên lửa Iskander hơn.

Theo hãng thông tấn TASS, Moscow hầu như không cảm thấy khó chịu về việc Mỹ vô tình để quên cả một sư đoàn thiết giáp tại Ba Lan sau cuộc tập trận Dragon 2017 diễn ra tại Ba Lan trong tuần tháng 9 vừa rồi. Và để nhắc lại cho Washington nhớ về sư đoàn bị bỏ quên này, Quân đội Nga đã đưa thêm các tổ hợp tên lửa Iskander đến vùng lãnh thổ Kaliningrad. Nguồn ảnh: MilitaryRussia.Ru.

Chủ tịch Ủy ban phòng vệ Duma Nga Vladimir Shamanov cho biết, Điều này đang tạo ra các tiền lệ xấu và Mỹ đang cố gắng xây dựng cho “một thành lũy” mới ở Đông Âu, chắc chắn nước Nga sẽ không nhắm mắt làm ngơ mối đe dọa này. Nguồn ảnh: livejournal.com.

Cũng theo Shamanov, Duma Nga đang cân nhắc việc triển khai thêm các đơn vị đổ bộ đường không đến vùng lãnh thổ Kaliningrad cũng như đi kèm đó là các loại vũ khí tấn công chiến thuật điển hình như tên lửa Iskanders. Trong ảnh là màn khai hỏa của tổ hợp đạn đạo chiến thuật Iskanders-K biến thể trang bị tên lửa hành trình R-500. Nguồn ảnh: rt.com.

Sở dĩ Nga đưa thêm Iskanders đến Kaliningrad là bởi từ đây họ có thể tấn công mọi mục tiêu ở Ba Lan nơi được xem là tiền đồn lớn nhất của NATO ở Đông Âu, với tầm bắn tối đa 500km (như Nga tuyên bố) Iskanders có thể dễ dàng tấn công Warszawa hay bất kỳ đâu mà Moscow muốn. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.ru.

Vì vậy việc Mỹ có triển khai thêm 1 hay 2 sư đoàn thiết giáp nữa đến Ba Lan cũng không khiến người Nga bận tâm cho lắm, bởi họ có đủ tên lửa Iskanders để đưa các sư đoàn trên về trở lại nước Mỹ một cách lặng lẽ nhất. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.ru.

Iskanders là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu mới của Quân đội Nga được đưa vào trang bị từ năm 2006 cho tới nay, nó được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Các tổ hợp tên lửa Iskanders cũng có khả năng hoạt động mọi điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hoá, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương. Dù là loại vũ khí chiến thuật nhưng Iskanders vẫn có thể đáp ứng các yêu cầu tác chiến của vũ khí chiến lược. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Hiện tại Quân đội đang trang bị đồng thời hai biến thể của Iskanders là Iskander-M và Iskander-K. Trong đó Iskander-M sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9M723, còn Iskander-K sử dụng tên lửa hành trình R-500. Cả hai mẫu tên lửa này đều có tầm bắn tối đa 500km nhưng đều có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Về thiết kế Iskander-K có phần gọn nhẹ và dễ triển khai hơn Iskander-M nhờ vào đạn tên lửa R-500, mẫu tên lửa hành trình này có trần bay lên đến 6.000m, có khả năng thực hiện hành trình bay cực thấp và rất khó bị đánh chặn. Nguồn ảnh: livejournal.com.

Tùy theo nhiệm vụ Iskander được trang bị các loại đầu đạn khác nhau nặng từ 480-700kg có sức công phá cực lớn và có độ sai lệch cực thấp khoảng 5-7 mét. Trong ảnh là khoảnh khắc tên lửa hành trình R-500 của Iskander-K tấn công phá hủy hoàn toàn mục tiêu. Nguồn ảnh: rt.com.

Với bộ đôi Iskander-K và Iskander-M tại Kaliningrad, không chỉ Ba Lan mà cả NATO đều cảm thấy khó chịu còn Mỹ thì chẳng bận tâm lắm bởi họ vẫn có thể dễ dàng rút đi nếu có biến. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.ru.

Và với người Nga trong lần sắp tới họ sẽ không cần nói chuyện với Mỹ hay NATO về việc biên giới nước này tràn ngập các thiết bị quân sự hạng nặng của các nước NATO, mà họ sẽ để các tên lửa Iskander làm điều đó bởi cách này hiệu quả hơn nhiều. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.ru.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-lang-lang-trien-khai-iskander-m-my-nen-biet-so-947325.html