Nga có lợi - Mỹ bất lợi: Trump 'nổi đóa'

Tổng thống Trump tỏ ra nghi ngờ Hiệp ước New Start giữa Mỹ và Nga trong cuộc điện đàm với ông Putin.

Trump bác bỏ Hiệp ước New Start

Ông Trump đã nói với ông Putin rằng không muốn đổi mới hiệp định vũ khí năm 2010 bởi các giới hạn khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân của hai nước.

Trước đó, ông Trump cũng chỉ trích Hiệp định New Start trong cuộc điện đàm ngày 28/1 với lãnh đạo Nga.

Tờ Reuters cho rằng, ông Trump đã phải dừng cuộc gọi trong vài giờ để hỏi thông tin chi tiết về Hiệp đinh Start trong cuộc điện đàm.

Phát ngôn viên Nhà Trắng, Sean Spicer khẳng định rằng, cuộc gọi bị trì hoãn thời gian dài bởi vì Tổng thống Trump muốn nắm rõ cách nhìn nhận của trợ lý về vấn đề này.

“Điều này không có nghĩa là ông Trump không nắm được vấn đề. Thực tế, Tổng thống Trump muốn cân nhắc về Hiệp ước này và đưa ra quan điểm của mình”, ông Spicer nói thêm.

Ông Spicer không đưa cụ thể thông tin và cho rằng cuộc điện đàm kéo dài vài giờ chỉ là cuộc gọi cá nhân. Điện Kremlin mô tả cuộc gọi giữa hai lãnh đạo chỉ là cuộc thảo luận hữu nghị của hai bên nhằm bình ổn và phát triển quan hệ hợp tác Mỹ-Nga.

Theo tờ Guardian, cuộc điện đàm bắt đầu bằng các trao đổi thông thường của hai lãnh đạo, nhấn mạnh đến sự ủng hộ và khen ngợi của hai bên. Khi ông Putin đề cập đến hai lĩnh vực mà Mỹ-Nga đang duy trì hợp tác là Hiệp ước New Start và chương trình hạt nhân với Iran nhăm 2015. Ông Trump đã mất bình tĩnh.

Hiệp ước New Start đã thông qua dưới thời cựu Tổng thống Obama và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Trong Hiệp ước này, Nga và Mỹ sẽ phải giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược của mỗi nước xuống dưới 1.550 trước tháng 2/2018- mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoài ra, Hiệp ước này cũng hạn chế việc 2 nước điều động các tên lửa trên mặt đất và ở các tàu ngầm cũng như các máy bay ném bom hạt nhân trong trường hợp xảy ra căng thẳng về quân sự. Khi ký kết New START, Chính phủ Mỹ và Nga đã thống nhất rằng, Hiệp ước này có thể được kéo dài thêm 5 năm, tức là đến tận năm 2021. Nếu không kéo dài Hiệp ước này như đã thống nhất hoặc không chấp nhận đàm phán tiếp về Hiệp ước này khi nó hết hiệu lực, cả Mỹ và Nga- 2 quốc gia có tiềm lực hạt nhân lớn nhất thế giới sẽ không còn bị ràng buộc gì với New START nữa. Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Tờ Reuters khẳng định, khi Tổng thống Putin mong muốn phát triển Hiệp ước giữa hai nước, ông Trump đã dừng điện đàm để nghiên cứu và cho rằng Hiệp ước có lợi cho Nga hơn Mỹ.

Có lợi cho Mỹ hay Nga?

Ông Thomas Countryman, cựu Trợ lý Ngoạitrưởng vềAnninh quốc tế Kiểm soát vũ khí đã đánh giá cao Hiệp ước New Start giữa Mỹ và Nga vào tháng trước trong cuộc gặp với phó Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov.

“Cả hai bên đã mong muốn kéo dài thời hạn Hiêp ước, bởi nhìn nhận về việc có lợi cho đôi bên, cả Mỹ và Nga có thể xây dựng lại mối quan hệ hợp tác thông qua Hiệp ước. Tôi cảm thấy lo lắng khi Tổng thống Trump không chỉ tỏ ra trung lập trong các câu hỏi mà còn tỏ ra ngần ngại khi đề cập đến Hiệp ước khi mà thực tế, điều này có lợi cho cả hai phía”, ông Countryman nhấn mạnh

Ông Countryman không biết rõ nội dung cuộc nói chuyện của ông Putin nhưng sẽ là tồi tệ nếu Tổng thống Trump không nắm bắt được ưu điểm của New Start trước khi nói chuyện với Putin.

Nhiều chuyên gia lo ngại ông Donald Trump có vẻ “chưa được chuẩn bị kỹ” cho các cuộc đối thoại trực tiếp với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Với mỗi cuộc điện đàm với lãnh đạo thế giới, Tổng thống Mỹ nên đọc kỹ những báo cáo được các quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia đệ trình. Những báo cáo này được họ soạn thảo sau khi đã tham vấn Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo.

Theo ông James Jay Carafano, nhà phân tích an ninh và chính sách ngoại giao quốc gia tại Heritage Foundation, có nhiều chỉ trích xung quanh Hiệp ước New Start khi cho rằng, nó có lợi cho Nga trong việc phát triển vũ khí hạt nhân nhưng không mang lại lợi ích cho Mỹ.

Steven Pifer, một cựu quan chức cấp cao cho rằng, cho dù Mỹ khởi động lại New Start ngay bây giờ thì Nga vẫn chiếm lại ưu thế hơn bởi Nga đã triển khai đường dây sản xuất vũ khí hạt nhân mới vượt trội.

Ông Pifer cũng nhấn mạnh rằng, ông Trump thực sự chưa nắm bắt rõ về sự cân bằng hạt nhân của cả Mỹ và Nga.

Trong khi đó, ông Countryman khẳng định, ông lo lắng rằng nếu việc kiểm soát vũ khí hạt nhân bị đổ vỡ giữa Washington và Moscow thì có thể sẽ mở đường cho cuộc chiến vũ khí hạt nhân.

“Chính quyền ông Obama được cho là đã thất bại thông qua Hiệp ước này. Nhưng chúng ta không thể thụt lùi và phản ứng của ông Trump khiến tôi thực sự lo lắng”, ông Countryman nói.

(Theo Guardian)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/nga-co-loi-my-bat-loi-trump-noi-doa-228087.html