New York Times: Toàn cầu hóa tài chính sẽ kết thúc?

VIT - Tờ “New York Times” của Anh có đưa một bài phân tích cho rằng “Thời đại toàn cầu hóa tài chính có lẽ đang chấm dứt.

Mặc dù đa số mọi người cảm thấy phẫn nộ trước những sai lầm và những hành vi vô trách nhiệm của các cơ quan tài chính, hơn nữa hành vi này còn gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thế giới vẫn chưa đạt được nhận thức chung về các biện pháp đối phó với khủng hoảng, cho dù là nội bộ trong một nước hay là giữa các nước. Hiện tại ngay như tại nước Anh, cũng đã xuất hiện những tư tưởng hỗn tạp. Chính phủ Đảng Lao động đã vạch ra một loạt các phương án cải cách quản lý, còn Đảng Bảo thủ lại phản đối phương án trên. Tại Washington, có thể thấy Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và Bộ Tài chính Mỹ đã vấp phải sự chế giễu của Quốc hội Mỹ do mùa thu năm ngoái hai cơ quan này cùng áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu. Báo cáo của Viện nghiên cứu tài chính quốc tế đã kêu gọi hợp tác quốc tế, đồng thời bày tỏ nỗi lo lắng các nước có thể áp dụng những tiêu chuẩn khác nhau đối với các ngân hàng tại quốc tế. Chủ tịch Deutsche Bank kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu tài chính quốc tế Joseph Ackerman cho hay: “Chúng ta hoạt động trong môi trường gắn bó chặt chẽ với toàn cầu, chúng ta cần phải tăng cường khả năng hội nhập, giảm tối đa những rủi ro, nâng cao lợi ích của thị trường toàn cầu”. Các ngân hàng lớn đều lo ngại về những kiến nghị của Cục quản lý giám sát tài chính Anh: “Lập hàng rào bảo vệ tài sản của các công ty tài chính nước ngoài tại Anh” . Tuy nhiên, trước khủng hoảng toàn cầu hóa đang nhanh chóng di chuyển một cách khôn ngoan. Những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng chính là những nước chưa có hệ thống ngân hàng trong nước (như khu vực Đông Âu) và những nước có hệ thống ngân hàng trong nước nhưng quy mô hệ thống lớn hơn pham vị cứu trợ trong nước (như Iceland). Rất nhiều người cho rằng, cuộc khủng hoảng này đã chứng minh những rủi ro của việc giám sát quản lý. Vì thế mà khi cần cứu trợ để vượt qua khủng hoảng, các nước không muốn đem tiền ra nước ngoài. Ông Charles Dallara, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu tài chính quốc tế đã dẫn lời một quan chức của Ngân hàng trung ương Trung Quốc: “Chúng ta sẽ quay về thời đại ngân hàng cũ vì thời đại toàn cầu hóa tài chính đang kết thúc”. Theo ông Dallara, điều này sẽ là mối hiểm họa đối với lợi ích toàn cầu và tăng trưởng kinh tế.

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/kinhte/taichinhnganhang/la63787/default.htm