Mỹ- Nhật đặt lưới lửa phòng không Aegis Ashore khiến tên lửa Triều Tiên hết dám bay qua?

Nhật Bản và Mỹ đang tính toán để thống nhất triển khai hệ thống phòng không Aegis Ashore. Trước hệ thống phòng thủ tối tân này, Triều Tiên sẽ phải cân nhắc, nếu một lần nữa muốn bắn tên lửa qua bầu trời Nhật Bản.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera đang hối thúc Mỹ triển khai các thành phần của tổ hợp phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore tại nước này để phòng ngừa nguy cơ bị tấn công tên lửa từ Triều Tiên. Trong cuộc điện đàm ngày 31/8, Nhật Bản và Mỹ đã thảo luận về khả năng hợp tác phòng ngừa các mối nguy cơ từ tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông I. Onodera cho rằng Nhật Bản cần phải nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên. Họ chọn hệ thống đánh chặn Aegis Ashore vì có độ tin cậy không hề thua kém tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối - THAAD, trong khi chi phí để triển khai lại rẻ hơn. Ngoài ra, sự tương thích công nghệ giữa các tổ hợp Aegis Ashore trên bộ với các tổ hợp Aegis trang bị các chiến hạm Hải quân Nhật cũng giúp tăng cường khả năng phòng thủ cho Tokyo. Aegis Ashore thực tế là phiên bản trên bộ của hệ thống Aegis đánh chặn trên các chiến hạm. Hệ thống này bao gồm radar cảnh giới, dẫn bắn đa nhiệm AN/SPY-1 và 24 bệ phóng thẳng đứng đa dụng Mk 41, tạo thành lưới lửa phòng không dày đặc. Hệ thống Aegis Ashore sử dụng đạn tên lửa đánh chặn siêu thanh SM-3 Block IB. Tên lửa SM-3 Block IB có tầm bắn 700km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 500km. Vận tốc tối đa của SM-3 Block 1B nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, vào khoảng 3km/s. Trong hình là hệ thống radar mảng pha điện tử 3D AN/SPY-1D(V), đây là "cặp mắt thần" của hệ thống đánh chặn. Radar có khả năng điều khiển tấn công 18 mục tiêu khác nhau cùng một thời điểm, với độ chính xác cao. Trong tương lai, AN/SPY-1D(V) sẽ được thay thế bằng radar AMDR của hãng Raytheon, có tính năng cao hơn. Với việc trang bị hệ thống đánh chặn Aegis Ashore, Triều Tiên sẽ phải cân nhắc kỹ nếu tiếp tục bắn tên lửa bay qua bầu trời Nhật Bản.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera đang hối thúc Mỹ triển khai các thành phần của tổ hợp phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore tại nước này để phòng ngừa nguy cơ bị tấn công tên lửa từ Triều Tiên.

Trong cuộc điện đàm ngày 31/8, Nhật Bản và Mỹ đã thảo luận về khả năng hợp tác phòng ngừa các mối nguy cơ từ tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông I. Onodera cho rằng Nhật Bản cần phải nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên.

Họ chọn hệ thống đánh chặn Aegis Ashore vì có độ tin cậy không hề thua kém tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối - THAAD, trong khi chi phí để triển khai lại rẻ hơn.

Ngoài ra, sự tương thích công nghệ giữa các tổ hợp Aegis Ashore trên bộ với các tổ hợp Aegis trang bị các chiến hạm Hải quân Nhật cũng giúp tăng cường khả năng phòng thủ cho Tokyo.

Aegis Ashore thực tế là phiên bản trên bộ của hệ thống Aegis đánh chặn trên các chiến hạm.

Hệ thống này bao gồm radar cảnh giới, dẫn bắn đa nhiệm AN/SPY-1 và 24 bệ phóng thẳng đứng đa dụng Mk 41, tạo thành lưới lửa phòng không dày đặc.

Hệ thống Aegis Ashore sử dụng đạn tên lửa đánh chặn siêu thanh SM-3 Block IB.

Tên lửa SM-3 Block IB có tầm bắn 700km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 500km.

Vận tốc tối đa của SM-3 Block 1B nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, vào khoảng 3km/s.

Trong hình là hệ thống radar mảng pha điện tử 3D AN/SPY-1D(V), đây là "cặp mắt thần" của hệ thống đánh chặn.

Radar có khả năng điều khiển tấn công 18 mục tiêu khác nhau cùng một thời điểm, với độ chính xác cao.

Trong tương lai, AN/SPY-1D(V) sẽ được thay thế bằng radar AMDR của hãng Raytheon, có tính năng cao hơn. Với việc trang bị hệ thống đánh chặn Aegis Ashore, Triều Tiên sẽ phải cân nhắc kỹ nếu tiếp tục bắn tên lửa bay qua bầu trời Nhật Bản.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/my-nhat-dat-luoi-lua-phong-khong-aegis-ashore-khien-ten-lua-trieu-tien-het-dam-bay-qua/740068.antd