Mỹ không thể hiểu Su-27 dù đang sở hữu

Bằng nhiều cách khác nhau, Mỹ đã sở hữu ít nhất 2 chiếc tiêm kích Su-27 nhưng điều đó không khiến Mỹ hiểu gì về dòng tiêm kích này của Nga.

Tạp chí National Interest dẫn phân tích của chuyên gia quân sự Robert Farley thừa nhận, tiêm kích đa năng Su-27 của Nga vẫn là chiến đấu cơ không có đối thủ trên không hiện này.

Để có được sức mạnh vượt thời gian là bởi Su-27 được sản xuất bởi một nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến với những công nghệ đỉnh cao.

Robert Farley cho biết, trong những năm 1970 và 1980, Liên-xô và Mỹ hay phát triển máy bay chiến đấu theo cặp, cao cấp và trung cấp. Ví dụ như không quân Mỹ có F-15 được cho là phiên bản cao cấp hơn của F-16, hải quân Mỹ có cặp F-14 và F/A-18. Trong khi đó, Su-27 được coi là chiến đấu cơ cao cấp và hạng nặng hơn MiG-29.

Tiêm kích Su-27 Nga.

Sukhoi thiết kế Su-27 với mục tiêu làm đối trọng với F-15 Eagle của Mỹ. Trong khi F-15 có hình dáng khá đầy đặn, khỏe mạnh, thì Su-27 lại mang dáng vẻ mảnh mai và gọn gàng hơn. Mặc dù được thiết kế để dành lợi thế trên không, Su-27 vẫn chứng minh được sự hiệu quả trong các nhiệm vụ đánh chặn hoặc tấn công mặt đất.

Đến những năm 1980, tiêm kích Su-27 được đưa vào biên chế nhưng số lượng sản xuất cũng bị giới hạn do Chiến tranh lạnh đã gần kết thúc. Khả năng của Su-27 là vô cùng đáng nể phục. Chiến đấu cơ này có thể đạt vận tốc Mach 2.35 và mang theo 8 tên lửa không đối không cùng một loạt loại bom khác.

Su-27 nổi tiếng với khả năng nhanh nhẹn một cách khác thường, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp, hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn. Các loại máy bay cùng thời của Mỹ như F-15 đều không có khả năng thực hiện thao tác bay "rắn hổ mang" như Su-27.

Chuyên gia Robert Farley cho biết, khung máy bay Su-27 đã được sản xuất bằng vật liệu rất chắc chắn. Cùng với sự chắc chắn, linh hoạt và mạnh mẽ, nhà sản xuất Nga còn trang bị cho Su-27 hàng loạt hệ thống điện tử hàng không, nâng cấp nhằm cải thiện khả năng công và thủ cho dòng chiến đấu cơ đa năng này.

Trước sức mạnh thuyết phục của Su-27, không khó hiểu vì sao Mỹ quyết sở hữu bằng được loại tiêm kích này. Tuy nhiên, dù đã tiến hành mổ xẻ nhưng người Mỹ vẫn không thể khám phá hết khả năng của "chiến đấu cơ tốt nhất thế kỷ 20" này.

Bằng chứng là các phi công người Mỹ đã rất ngạc nhiên và phải thốt lên rằng làm thế nào để Su-27 thực hiện động tác bay khó như kiểu “rắn hổ mang” mà máy bay không bị nát vụn trên không trung.

Trước sự ngạc nhiên của người Mỹ, chuyên gia quân sự, phi công bay thử nghiệm huyền thoại Magomed Tolboyev cho biết, người Mỹ không thể thực hiện một số thao tác bay trên máy bay tiêm kích của Nga dù đang sở hữu, vì công nghệ sử dụng trên Su-27 là của Nga và chỉ dành cho Nga. Nếu muốn họ phải được các chuyên gia Nga huấn luyện đào tạo chính.

Những công nghệ mang thương hiệu Nga chỉ có người Nga mới có thể khai thác hiệu quả được. Người Mỹ có thể hiểu và biết chức năng của chúng nhưng khai thác chúng không hề dễ. Đây là điều khác biệt giữa Nga và Mỹ, ông Tolboyev nói thêm.

Clip tiêm kích F-16 và Su-27 quần thảo trên Vùng 51

Đan Nguyên

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-khong-the-hieu-su-27-du-dang-so-huu-3343256/