Mùa đông - xuân và nỗi lo bệnh cúm mùa

Cúm mùa gây ra bởi các virus cúm là bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch.

Cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nặng gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Cúm mùa gây ra bởi các virus cúm là bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch.

Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh này xảy ra hàng năm, thường vào mùa Đông Xuân, nhưng năm nay bệnh bùng phát và diễn biến mạnh trong mùa hè.

Các chuyên gia y tế cho biết, triệu chứng đặc trưng cúm là sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi mình mẩy, viêm họng, chảy nước mũi, nhưng có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và cúm. Vì vậy, xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cúm.

Việc chẩn đoán chính xác cúm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh để làm giảm việc sử dụng kháng sinh không đúng và lựa chọn liệu pháp kháng virus.

Đồng thời, chẩn đoán kịp thời bệnh nhân được cách ly và điều trị, nên hạn chế biến chứng và khả năng lây lan ra cộng đồng, người xung quanh.

Theo bác sĩ Tùng, thông thường, việc chỉ định làm xét nghiệm cúm được chia thành các nhóm sau. Trường hợp nghi ngờ: Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.

Trường hợp xác định đã mắc bệnh: Có biểu hiện lâm sàng cúm, xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm virus cúm A (H1N1).

Người lành mang virus: Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1).

Chuyên gia lo ngại người dân mọi độ tuổi, cả ca và nữ đều có thể mắc cúm, đặc biệt trong giai đoạn cúm bùng phát cùng bệnh sốt xuất huyết, Covid-19, vì vậy, để chủ động phòng bệnh trước nguy cơ “dịch chồng dịch”, người dân cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi;

Thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Tất cả mọi người > 6 tháng tuổi nên chủng cúm hàng năm (do các chủng virus cúm có thể thay đổi hàng năm), đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người >50 tuổi, có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạn tính, bệnh thận, gan, rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn miễn), phụ nữ mang thai, nhân viên viên.

Hiện nay, có nhiều loại vắc-xin cúm mùa đang được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng, song vắc-xin tứ giá GCFLU Quadrivalent đang được hệ thống tiêm chủng SAFPO sử dụng là lựa chọn cho mọi lứa tuổi giúp phòng 4 chủng cúm mùa mới nhất theo khuyến cáo WHO hằng năm.

Vắc-xin cúm mùa GCFLU Quadrivalent chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, có thể sử dụng trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, hiệu quả bảo vệ cao và an toàn cho cả mẹ bầu và em bé.

Chuyên gia cũng khuyến cáo các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm phòng vắc-xin GCFLU Quadrivalent là người già từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, mới sinh đến sau sinh 2 tuần, trẻ em.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/mua-dong---xuan-va-noi-lo-benh-cum-mua-d205932.html