Một trường hợp nhập viện cấp cứu sau khi chạy marothon

Ngày 21/5, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) cho biết, vừa cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhân nguy kịch sau khi chạy marathon.

TS.BS Phạm Minh Huy, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) cho biết, sau 2 ngày điều trị tích cực, đến chiều 21/5, sức khỏe bệnh nhân T.Q.T. (sinh năm 1993, quê tỉnh Bình Thuận) đã có những chuyển biến tích cực. Bệnh nhân T. nhập viện được chẩn đoán bị hội chứng ly giải cơ vân phải lọc thận cấp do vận động nặng khi chạy marathon.

Trước đó, vào lúc 17 giờ 54 phút, ngày 19/5, bệnh nhân nhập viện Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng lơ mơ, bứt rứt, có cơn co giật, tự thở oxy qua mark và tiểu nước tiểu có màu nâu sậm.

Sau khi khai thác tiền sử và hội chẩn, bệnh nhân được chuyển nhập điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Bệnh nhân nhâp viện cấp cứu kịp thời, hiện đã qua nguy kịch.

Bệnh nhân nhâp viện cấp cứu kịp thời, hiện đã qua nguy kịch.

Các bác sĩ cho biết, bước đầu, bệnh nhân được xử trí bù dịch, kiềm hóa nước tiểu, thuốc chống co giật và cho lọc thận chậm.

TS.BS Phạm Minh Huy cho biết hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, không còn co giật, tự ăn uống được, sinh hiệu ổn, mạch khoảng 60 lần/phút, huyết áp 110/70. Tuy nhiên, chức năng thận của bệnh nhân chưa hồi phục, vẫn đang được lọc thận.

Bệnh nhân sẽ được tiếp tục theo dõi thêm 2-3 ngày nữa để chức năng thận ổn hơn, không còn phải chạy thận nữa và chuyển Khoa Nội thận để theo dõi tiếp trước khi xuất viện.

Khoa Hồi sức cấp cứu, nơi điều trị bệnh nhân.

Khoa Hồi sức cấp cứu, nơi điều trị bệnh nhân.

Cũng theo TS.BS Phạm Minh Huy, đối với những trường hợp bị hội chứng ly giải cơ vân do vận động nặng như vậy. Mọi người tập thể dục, rèn luyện sức khỏe, lưu ý nên tập luyện từ từ rồi tăng dần với cường độ từ từ, không nên làm quá sức ngay một lúc sẽ rất dễ đi vào cơ vân.

Liên quan triệu chứng này, TS.BS Phạm Minh Huy cho biết, có 3 yếu tố quan trọng rất dễ dẫn tới khu cơ vân như vận động kéo dài; vận động cường độ cao; trong môi trường nắng nóng.

Nếu có bất kỳ 1 trong 3 yếu tố đó thì người tập nên cẩn thận, phải bù đủ dịch, bù đủ điện giải và các chất dinh dưỡng trong quá trình tập luyện.

Khi có triệu chứng của các tiêu cơ vân như quá mệt mỏi, mệt mỏi quá sức, không giơ tay chân được và đặc biệt đi tiểu nước tiểu có màu sậm (giống màu xá xị) nên đến các cơ quan y tế để kiểm tra và xử trí kịp thời.

Theo các bác sĩ, có khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người bệnh lý tim mạch từ trước. Tuy nhiên, có người biết trước bệnh lý tim mạch, nhưng chủ quan nghĩ là nhẹ. Một số người có bệnh lý nhưng chưa phát hiện vì không đi khám hoặc khám nhưng không đúng chuyên khoa.

Và, khi tham gia thể theo, nếu vận động viên không đảm bảo an toàn tập luyện, không kiểm tra, sàng lọc, điều trị triệt để những chấn thương, bệnh lý tiềm ẩn trước đó thì có thể gây chấn thương, gây ra các bệnh lý cấp tính về tim mạch, hô hấp, nhồi máu cơ tim, ngừng tim, tăng huyết áp, xuất huyết não.

Nguyễn Lành

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/mot-truong-hop-nhap-vien-cap-cuu-sau-khi-chay-marothon-a664652.html