Máy bay không người lái cảm tử của Houthi khiến Saudi Aranbia phát điên

Máy bay không người lái cảm tử của Houthi bay ngàn km tấn công sân bay Saudi Arabia, khiến quốc gia này phải điên cuồng tìm cách đối phó nhưng vẫn không đủ hiệu quả.

Liên tiếp trong những ngày qua, lực lượng máy bay không người lái cảm tử của Houthi tại Yemen đã thực hiện những cuộc tấn công, nhằm vào loạt mục tiêu của liên minh Arab tại Yemen.

Cùng với đó là những mục tiêu bên trong lãnh thổ Saudi. Hầu hết mục tiêu bị tấn công đều đã gặp thiệt hại ở những mức độ khác nhau. Điều đặc biệt là trong các cuộc tấn công, Houthi đã chuyển sang dùng UAV cảm tử với số lượng lớn, nhiều hơn cả tên lửa hành trình.

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử Qasef-2K mới đây của Houthi diễn ra tối 4/3. Cuộc tấn công tập trung vào cơ sở hạ tầng của sân bay quốc tế Najran. Qasef-2K đã làm sân bay ngừng hoạt động trong vài giờ.

Không rõ đã có bao nhiêu chiếc UAV Qasef-2K thực hiện cuộc tấn công lần này, nhưng theo Thiếu tướng Tướng Yahya Saree, phát ngôn viên của Lực lượng Vũ trang Yemen (đồng minh chủ chốt Houthi) cho biết, số lượng lớn Qasef-2K đã đồng loạt tấn công, khiến phòng thủ của Saudi bị tê liệt.

Trước khi thực hiện cuộc tấn công này, Saudi cũng đã thực sự choáng váng khi bị chiếc Qasef-2K tấn công và phá hủy một chiếc trực thăng tấn công Apache khi nó chuẩn bị cất cánh tại cũng tại sân bay Najran.

Ngoài ra, dòng UAV cảm tử này cũng đã 2 lần đánh trúng ra đa của tổ hợp Patriot PAC-3 hồi cuối năm 2018 và đầu 2019, khi hệ thống radar được Saudi Arabia triển khai gần sân bay Najran.

Tướng Yahya Saree tiết lộ, để đảm bảo mục tiêu bị phá hủy, Qasef-2k được thiết kế với đầu đạn phân mảnh cực mạnh (HE-Frag), phát nổ ở độ cao từ 10 đến 20 mét so với mục tiêu. Bán kính vụ nổ của đầu đạn là hơn 150 mét.

Chiếc UAV cảm tử này là phiên bản nâng cấp từ Qasef-1, do các chuyên gia của Houthi tự tiến hành, có hình dáng và tính năng tương tự như UAV Ababil-T vốn do Công ty sản xuất máy bay Iran chế tạo.

Ngay hôm sau, ngày 5/3, UAV của Houthi lại tấn công, mục tiêu đầu tiên là căn cứ Không quân King Khaled ở tỉnh Asir. Thực hiện tấn công vào căn cứ này là 2 chiếc máy bay không người lái cảm tử Qasef-2K, phiên bản mới của Ababil-2 do Iran sản xuất.

Cuộc tấn công sau đó nhằm vào Sân bay Quốc tế Abha, cũng nằm ở Asir. Tham gia cuộc công công vào đây bao gồm một số tên lửa tầm xa và máy bay không người lái tự sát Samad-3 tầm cực xa.

Tướng Yahya Sari, phát ngôn viên của Houthi tuyên bố rằng, các cuộc tấn công vào Căn cứ Không quân King Khaled và Sân bay Quốc tế Abha đã thành công. Với tầm bay hơn 1.500km, Samad-3 được coi là dòng UAV tầm xa nhất từ trước đến nay Houthi sử dụng, để tấn công mục tiêu quan trọng tại Saudi Arabia.

Trong khi đó, danh tính cụ thể của loại tên lửa tầm xa, trong cuộc tấn công này vẫn chưa được tiết lộ, nhưng theo trang DEBKAfile của Israel, nhiều khả năng Houthi đã dùng tên lửa Burkan-3 do Iran sản xuất để tấn công.

Loại tên lửa này cùng với tên lửa tầm xa Soumar và nhiều vũ khí khác được Iran chuyển cho lực lượng Houthi từ năm 2018 đến nay. Burkan-3 là thế hệ thứ ba của hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung mới (MRBM) Burkan, có khả năng tấn công hầu hết các mục tiêu trên khắp lãnh thổ các quốc gia than gia Liên minh quân sự do Arab Saudi dẫn đầu.

Đây có thể là một biến thể của tên lửa Scud, tương tự như Burkan-1 và 2H. Tên lửa MRBM mới có tầm bắn khoảng 1.300km, cho phép có thể tấn công cả cơ sở căn cứ của hải quân của Mỹ ở Bahrain, vốn chỉ cách Dammam 60km về phía đông nam.

Hiện chưa rõ độ chính xác mà tên lửa Burkan-3 của Houthi có thể đạt được là bao nhiêu, nhưng việc một quốc gia đang bị bao vây cấm vận như Yemen, vẫn nhận được những tên lửa tối tân từ Iran là điều khá bất ngờ.

Điều đặc biệt là cuộc tấn công đã không vấp phải bất kỳ phản ứng nào, từ lực lượng phòng thủ của Saudi. Không rõ con số thiệt hại cụ thể của Saudi, nhưng ông Yahya Sari khẳng định, toàn bộ tên lửa và UAV thực hiện vụ tấn công đều đánh trúng mục tiêu.

Hiện loại UAV có hình dáng tương tự Ababil-T, cũng được nhóm Hezbollad sử dụng trong cuộc chiến năm 2006 với Israel tại Lebanon. Không chỉ tấn công trên không, lực lượng Houthi còn sử dụng các thuyền cao tốc không người lái được điều khiển từ trên bờ, tấn công các tàu chiến của liên quân do Arab Saudi dẫn đầu.

Một vụ tấn công kiểu này được thực hiện vào tháng 1/2017, khi một chiếc Qasef-2K lao vào một khinh hạm của Saudi. Vụ tấn công khiến 1 người chết, và chiếc khinh hạm buộc phải quay về cảng với hư hại nghiêm trọng.

Kể từ đó đến nay, việc đối phó với các cuộc tấn công của Houthi bằng UAV và những chiếc Qasef-2K vẫn đang là thách thức với lực lượng phòng thủ Saudi Arabia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sức mạnh của dàn UAV Iran trong cuộc tập trận vừa được nước này tổ chức hồi cuối năm ngoái. Nguồn: Irani.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/may-bay-khong-nguoi-lai-cam-tu-cua-houthi-khien-saudi-aranbia-phat-dien-1507520.html